Sưng tuyến giáp dạng địa phương thường do ăn uống thiếu iod gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng iod cao như hải sản sò, ngao, hải đới... và quan trọng nhất là muối iod cần dùng thường xuyên.
Nguyên tắc ăn uống khi bị bướu cổ
Bướu cổ đơn thần hay sưng tuyến giáp trạng đơn thuần là tổn thương bệnh lý khi tình trạng hấp thu iod không đầy đủ, tăng sinh dạng phản ứng bù đắp phát sinh ở tổ chức tuyến giáp trạng mà dẫn tới.
Khi trong ăn uống thiếu iod dài ngày, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp thành chất của tuyến giáp trạng, khiến nó kích thích tuyến giáp trạng tiết quá nhiều dài ngày, kích thích tổ chức tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to, đến giai đoạn cuối, tế bào tuyến giáp phì đại, có thể phát sinh hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa.
Nguyên tắc ăn uống
Sưng tuyến giáp dạng địa phương thường do ăn uống thiếu iod gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng iod cao như hải sản sò, ngao, hải đới... và quan trọng nhất là muối iod cần dùng thường xuyên.
Sưng tuyến giáp trạng dạng phân tán tiêu hao iod trong cơ thể, trong các thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, giai đoạn dậy thì... thường phát sinh bệnh, do đó trong thời kỳ này cần bảo đảm cung cấp đủ iod cho cơ thể qua các thức ăn có nhiều iod nhất là hải sản và sử dụng muối iod thường xuyên.
Nguyên nhân bệnh sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, Đông y cho rằng đó là sự ngưng kết của đờm ẩm, cách chữa nên tiêu đờm, làm mềm khối rắn, tan kết, thức ăn như hải tảo, sò biển, mẫu lệ, xuyên bối...
Một vài thức ăn có thể dẫn tới phát sinh bệnh nên ăn ít như cải củ, rau cải trắng...
Một số món ăn, bài thuốc
Bài 1: Hải đới 100g, rửa sạch, nấu chín, ăn mỗi ngày 1 lần, dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 2: Sứa 50g, rửa sạch, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị, có thể ăn thường xuyên, dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 3: Đậu tương 150g, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị nấu ăn thường xuyên, dùng chữa bướu cổ đơn thuần.
Bài 4: Sò biển 50g, tử thái 50g, rửa sạch cho vào nồi nấu canh, có thể ăn thường xuyên, dùng cho người bị sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 5: Hẹ 150g, thịt ngao sò 100g, rửa sạch thái vụn, xào chín, dùng cho người bướu cổ rõ rệt.
Bài 6: Hồng xanh 1.000g, rửa sạch giã nát, nước hồng cho vào nồi đun tới chín đặc, thêm mật ong bằng số lượng nước hồng vào, sắc tới đặc, đợi nguội dùng ăn, ngày 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh, liệu trình 1 tháng, dùng cho người sưng tuyến giáp trạng rõ rệt.
Bệnh bướu cổ đơn thuần hay sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, việc phòng bệnh và điều trị không thể coi nhẹ. Lấy ăn uống để phòng và chữa trị có hiệu quả rất tốt, lấy nguyên tắc là tăng thêm hấp thu thức ăn chứa iod, làm mềm khối rắn kêt tụ, thông khí giải uất.
Chú ý:
- Chế độ dinh dưỡng của bị người bệnh này cần giàu nhiệt lượng, giàu vitamin, đủ hydratcacbon và protein.
- Tránh các loại thức ăn có tính kích thích, các loại rượu để không làm tăng thêm sự hưng phấn thần kinh của bệnh nhân.
- Tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho tình cảm được ổn định, lạc quan để không có phản ứng kích thích xấu, cho việc khôi phục sức khỏe.
- Nếu chỉ là bướu cổ đơn thuần, kiêng ăn các loại rau như cải canh, củ cải, vì ăn những thứ rau này sẽ sinh ra muối sunfoxianat có thể mau chóng chuyển thành axit sunfoxyanic là chất làm to tuyến giáp trạng.
- Không nên ăn nhiều các loại quả có chứa nhiều sắc tố thực vật như cam, quít, táo, lê, nho, vì trong những hoa quả này có chứa chất flavon, sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit diglycerobenzoic và axit ferulic đều là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh nặng thêm.
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ bệnh bướu cổ
Nói đến bướu cổ, nguyên nhân hàng đầu liên quan đến chế độ dinh dưỡng chính là tình trạng thiếu hoặc thừa iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Thiếu iốt, ngoài việc gây ra bướu cổ còn gây nên tình trạng đần độn ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu cung cấp quá nhiều iốt trong khẩu phần ăn trong một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ (bướu độc). Chính vì vậy ở các thành phố lớn, vùng ven biển... nơi mà trong bữa ăn hằng ngày của người dân đã có hàm lượng iốt đủ cho hoạt động sinh tổng hợp hormon của tuyến giáp thì không cần cho thêm iốt vào muối ăn nữa vì lợi bất cập hại. Kinh nghiệm này đã được chứng minh từ các vùng dân chài của Nhật Bản.
Trong một số loại thức ăn như sắn củ (khoai mì), hạt kê, các loại rau họ cải như bắp cải, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành luôn tồn tại tác nhân gây bệnh bướu cổ như các chất thiocynates (SCN), isothiocyanates (ITC), oxazolidinethiones làm cản trở hấp thu iốt hay ức chế hoạt động của tuyến giáp trạng, nhưng với nồng độ quá nhỏ.
Chúng ta phải ăn lượng thật nhiều và ăn thường xuyên các thực phẩm trên mới có thể bị bệnh. Với lượng ăn thông thường chưa thấy ai mắc bệnh cả, nấu chín sẽ góp phần làm mất tác dụng của phần lớn các tác nhân giúp giảm bớt nguy cơ gây bướu cổ. Cây cải xoong có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là hoạt chất senevol-iốt góp phần phòng chống bướu cổ. Iốt trong rau cải xoong rất cao 20-30mg/100g rau cải xoong phần ăn được.
Các loại rong tảo biển, nằm trong nhóm thực phẩm giàu iốt nên khi sử dụng nhiều cũng gây nên tình trạng quá tải iốt và cũng làm cho bệnh nhân bị bướu cổ.
Ở một số vùng do người dân sử dụng nước ở các mạch nước ngầm có chứa nhiều chất disulfure để uống cũng có thể bị bệnh bướu cổ, do chất disulfure ức chế sự hữu cơ hóa trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp và làm tăng thể tích tuyến giáp. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt thiếu vitamin A cũng gây ra hiện tượng rối loạn sinh tổng hợp hormon tuyến giáp và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bướu cổ.
Ăn uống không đúng cách dễ gây bướu cổ
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy khoai mì, bắp cải, sữa đậu nành... là những thủ phạm góp phần gây ra bệnh bướu cổ
Bướu cổ hay nói chính xác hơn là bướu tuyến giáp là một loại bệnh lý rất hay gặp trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam. Có nhiều loại bướu cổ và cũng có nhiều yếu tố gây ra bệnh như: di truyền, các tác nhân gây nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch... Đặc biệt có một nguyên nhân khác rất hay gặp là do chế độ dinh dưỡng không khoa học.
Thiếu hay thừa iốt đều nguy hiểm
Nói đến bướu cổ, nguyên nhân hàng đầu liên quan đến chế độ dinh dưỡng chính là tình trạng thiếu hoặc thừa iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thiếu iốt, ngoài việc gây ra bướu cổ còn gây nên tình trạng đần độn ở trẻ em. Tuy nhiên nếu cung cấp quá nhiều iốt trong khẩu phần ăn trong một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ.
Chính vì vậy ở các thành phố lớn, các vùng ven biển... nơi mà trong bữa ăn hàng ngày của người dân đã có hàm lượng iốt đủ cho hoạt động sinh tổng hợp hormon của tuyến giáp thì không cần cho thêm iốt vào muối ăn nữa vì lợi bất cập hại. Kinh nghiệm này đã được chứng minh từ các dân chài của Nhật Bản.
Theo nhiều công trình nghiên cứu của thế giới đã được y văn ghi nhận, trong một số loại thức ăn như khoai mì, hạt kê, các loại rau họ cải như bắp cải, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ... luôn có tồn tại các tác nhân gây bệnh bướu cổ. Các loại rong tảo biển, mặc dù nằm trong nhóm thực phẩm có iốt nhưng do chứa quá nhiều nên cũng gây nên tình trạng quá tải iốt và cũng làm cho bệnh nhân bị bướu cổ.
Ở một số vùng do người dân sử dụng nước ở các mạch nước ngầm có chứa nhiều chất disulfure để uống cũng có thể bị bệnh bướu cổ, do chất disulfure ức chế sự hữu cơ hoá trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp và làm tăng thể tích tuyến giáp. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt thiếu vitamin A cũng gây ra hiện tượng rối loạn sinh tổng hợp hormon tuyến giáp và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bướu cổ.
Nấu chín để bớt nguy cơ
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bướu cổ trước tiên vẫn là bổ sung đầy đủ lượng iốt cho cơ thể. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, nếu một người tiêu thụ iốt trên 1.000mcg/ngày sẽ dẫn đến tình trạng thừa iốt. Đối với thể trạng của người Việt Nam, ngưỡng an toàn cho mỗi người dùng là bổ sung 200mg iốt trong một ngày. Ngoài muối, có thể dùng các loại dầu iốt đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol) theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần. Một số thực phẩm như cá, mắm tôm, nước mắm... cũng rất giàu iốt nên có thể bổ sung thêm từ nguồn thực phẩm này.
Trên nguyên tắc cái gì có hại thì nên tránh. Tuy nhiên trong cuộc sống, không phải lúc nào người ta cũng có thể làm theo ý mình. Ở những tiệc tùng hay đi ăn ngoài, người bệnh rất khó kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào. Vì vậy nếu có thể hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ra bướu cổ bằng những thực phẩm thay thế khác thì tốt. Còn không thì chỉ nên ăn một lượng rất ít và nên nấu chín. Tác dụng gây bướu cổ sẽ bị huỷ diệt phần lớn khi ăn đồ nấu chín. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn cũng phải chú ý bổ sung đầy đủ lượng vitamin A cần thiết.
Không nên ăn nhiều các loại quả có chứa nhiều sắc tố thực vật như cam, quít, táo, lê, nho… vì trong những hoa quả này có chứa chất flavon, sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axít diglycerobenzoic và axít ferulic, đều là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh nặng thêm. Bên cạnh ăn uống đúng cách, người bệnh cũng cần tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho tình cảm được ổn định, lạc quan. Nếu đã có dấu hiệu bướu sưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện để xạ trị hay giải phẫu.
(st)