Bệnh cam ở trẻ nhỏ biểu hiện thế nào?

Bệnh cam là ngôn ngữ dân gian để gọi các bệnh trẻ em như: cam tích (bụng to), cam thũng (phù), cam sang (mụn nhọt)…nhưng ngày nay bệnh cam chủ yếu để chỉ bệnh trẻ em đau hoặc lở loét miệng lưỡi, mắt, mũi; thường liên quan đến bệnh suy dinh dưỡng của y học hiện đại. Bệnh cam hay gặp ở trẻ nhỏ, nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi; do chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ không tốt; bệnh cam cũng có thể xảy ra sau khi mắc bệnh hô hấp như viêm A , viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hoặc các bệnh do vi rút như cúm, sởi, thủy đậu, chân tay miệng…


Trước đây, những trường hợp trẻ bị bệnh cam nặng có thể dẫn đến hoại tử môi, lợi, hàm ếch, mũi… gọi  là cam Tẩu Mã ( hoại tử rất nhanh- như ngựa phi- chỉ vài hôm đã bị ăn mất môi, lợi ). Biến chứng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ và yếu, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Hiện nay do điều kiện sống, vệ sinh, dinh dưỡng cao hơn; các bà mẹ có ý thức phòng và chữa bệnh sớm nên ít sảy ra biến chứng trên. Chứng bệnh cam hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng; hoăc bị bệnh cam nếu không được chữa trị triệt để, bệnh kéo dài sẽ đẫn đến suy dinh dưỡng.


Các triệu chứng thường gặp
Gọi tên bệnh cam theo bộ vị bị bệnh:
- Cam mồm: Môi lợi đỏ, nặng thì sưng to và lở loét, lưỡi có lớp rêu trắng dày và chảy nước dãi nhiều. Lợi và chân răng đỏ hoặc chảy máu, miệng hôi có các nốt nhiệt lở loét ở lưỡi hoặc vòm miệng, vòm má. Người nóng hoặc sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều, hoăc sốt theo chu kỳ (nếu có bội nhiễm thì sốt cao). Ngủ hay nằm úp, ngủ ít, ngủ trằn trọc, khi ngủ có mồ hôi trộm nhiều, đêm ngủ hay dậy quấy, nặng thì quấy khóc cả ban ngày. Bệnh Cam mồm có thể sinh ra táo bón, tiêu chảy hoặc kiết lị, nôn, đau bụng, biếng ăn hoặc bỏ ăn. chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.


- Cam mắt: Trẻ nhèm mắt, hay dụi mắt, có dử mắt buổi sáng, nếu nặng thì lúc nào cũng có dử mắt, sưng, đau mắt, nếu nặng thì lở loét và chảy nước mắt. Người nóng hoặc sốt nhẹ ngủ ít, ngủ trằn trọc, hay khóc về đêm. Nặng thì tính tình cáu bẳn, chân tay co giật, biếng ăn hoặc bỏ ăn, ăn vào hay nôn chớ, đi ngoài phân xanh, chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.


- Cam mũi: Trẻ hay gãi mũi, ngứa mũi, sưng, đỏ mũi, nếu nặng thì khóe mũi lở loét. Chảy nước mũi trong, nặng thì ra nước vàng đục, nhờ nhờ máu cá, nước mũi có mùi hôi, tanh hoặc thối, ho khan hoặc ho có đờm. Người nóng hoặc sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều (nếu có bội nhiễm thì sốt cao). Ngủ ít, ngủ trằn trọc, thở khò khè, biếng ăn hoặc bỏ ăn, chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.


Gọi tên bệnh cam theo tạng bị bệnh:
Tỳ cam: tỳ bị tổn thương; người xanh, sắc mặt vàng, ăn bú kém, nôn, sốt, đại tiên hôi tanh.
Can cam: Can (gan) bị bệnh; đau mắt, bứt dứt, hay lắc đầu (đầu giao), phân xanh.
Tâm cam: nóng sốt, môi lưỡi loét, nghiến răng, hay giật mình, mồ hôi trộm.
Phế cam: mặt trắng bệch, chảy nước nũi, ho.
Thận cam: sắc mặt sạm đen, chảy máu lợi, chân tay lạnh, quấy khóc, phân lỏng.
Phân chia bệnh Cam theo cách khác:
Người ta còn phân chia Cam ra các thể: hàn, nhiệt, hư, thực.
Trẻ đang khỏe, mới mắc bệnh thì thuộc thực.
Trẻ cơ thể yếu, mắc bệnh đã lâu thuộc hư.


Cam phối hợp:
Trẻ có thể bị một trong các chứng cam, cũng có khi bị cam mồm lâu không chữa sinh ra cam mắt, cam mũi và ngược lại; hoặc có thể  thấy trẻ bị cả cam mồm, cam mắt, cam mũi cùng một lúc.


Nguyên nhân bệnh cam
Cảm phong hàn, phong nhiệt hoặc phong thấp lâu ngày uất nhiệt sinh Cam.
- Nhiễm khuẩn, vi rút đường hô hấp và tiêu hóa.
- Nóng trong: Tâm, Can, Vị, Phế nhiệt thịnh, lâu ngày thương âm sinh ra cam.
- Trẻ thể trạng yếu, duy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
- Vệ sinh răng miệng không tốt.
- Do ăn uống không điều độ, hoặc ăn quá no, quá nhiều chất ngọt, chất bổ béo dẫn đến bị thương thực (tổn thương hệ tiêu hóa), từ đó sinh ra Cam.
- Lạm dụng kháng sinh gây loạn khuẩn hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa, tỳ bị tổn thương dẫn đến cam.
Cách phòng bệnh cam
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với thời tiết nóng lạnh đột ngột khi thời tiết thay đổi; gữi ấm khi lạnh, giữ mát khi trời nóng.
- Tiêm chủng vắcxin phòng các bệnh dịch, khi có dịch thì cách ly với người bệnh và thực hiện các nguyên tắc phòng dịch.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, nhà cửa sạch sẽ; tránh ẩm thấp, nóng bức và gió lạnh.
- Vệ sinh cơ thể; vệ sinh răng, miệng, lưỡi thường xuyên hàng ngày cho trẻ và vệ sinh sau khi ăn uống. Với trẻ 3- 4 tuổi tập súc miệng sau khi ăn, trẻ trên 5 tuổi tập đánh răng sau mỗi bữa ăn.
- Không cho ăn quá nhiều các chất béo ngọt, buổi tối hạn chế ăn bánh kẹo, đồ ngọt.
- Chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý và hợp vệ sinh.
- Nếu mắc bệnh thì điều trị sớm, tránh bệnh nặng và biến chứng chuyển thành bội nhiễm, viêm mũi họng, viêm phế quản…
- Hạn chế sử dụng kháng sinh (phải có chỉ định của bác sỹ), đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi.

con 7 tháng lười ăn, bứt dứt khó ngủ, hiếu động, hay bị tiêu chảy, xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục, bẹn bị đỏ dù k đóng bỉm thường xuyên. như vậy cho tôi hỏi con tôi bị lám sao
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào bác sỹ, con e bừa tròn 6 thang nhung hay bị đi ngoài phân xanh phân vàng, hay nhỏ giãi, hay lạnh chan tay, cho tay vào mồm. Vậy đó có phải biểu hiện của bênh cam K và đó là cảm gì? Cách điều trị?
hơn 1 tháng trước - Thích
Tre 9tuoi hay bi chay nuoc mui xanh va dac co phai bi benh cam khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Năm nay cháu được 9 tuổi cháu hay ra nước mui đặc có màu xanh liệu cháu có phải bị bệnh cam không
hơn 1 tháng trước - Thích
Con em bi cam mũi, em phải làm gì ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận