Cách nấu canh bí đỏ ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi
Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ
Bệnh cam hay còn gọi là cam tích. Y học hiện đại gọi là suy dinh dưỡng, la một bệnh có chướng ngại về dinh dưỡng mạn tính. Nguyên nhân gây ra bệnh, cam ở trẻ rất nhiều, do nuôi dưỡng không tốt hoặc do ảnh hưởng của bệnh tật… Trong đó không kiêng kị trong ăn uống là nguyên nhân chính gây nên bệnh cam.
Nuôi dưỡng trẻ em phải “sữa quí có lúc, thức ăn qui có chừng”. Cho ăn phải đúng giờ, đúng lượng và cho ăn những thức ăn dễ tiêu hoá hấp thụ. Nếu như không kiêng kị mà cho ăn sữa quá mức hoặc cho trẻ ăn lệch, ăn tạp các loại thức ăn béo, ngọt lạnh tuỳ thích đều có thể dẫn đến tích trệ và gây nên bệnh cam.
Tại sao nói trẻ em không kiêng kị trong ăn uống là nguyên nhân chính gây ra bệnh cam?
Như đông y đã nói: tích là mẹ của bệnh cam “không tích thì không có bệnh cam”. Điều này chính là do không kiêng ăn, ăn uống thái quá hoặc ăn thiên lệch thức ăn tạp làm cho chức năng của tì vị bị trở ngại, việc tận dụng, tiêu hoá hấp thụ không cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể và gây nên một loại bệnh tổng hợp. Trẻ bị bệnh cam có các biểu hiện chủ yếu là gầy yếu, khí huyết hư nhược, phát triển chậm.
Nhưng sau khi bệnh cam hình thành bất kể là vì nguyên nhân gì, là nặng hay nhẹ thì việc điều chỉnh ăn uống là phương pháp điều trị bệnh không thể xem nhẹ được. Khi điều trị bệnh cam tích nên căn cứ vào bệnh nặng nhẹ, chức năng tì vị khoẻ hay yếu, sức tiếp nhận thức ăn của trẻ… để điều chỉnh ăn uống và nuôi dưỡng, cũng chính là việc coi trọng cái kiêng và cái không kiêng trong ăn uống.
Trẻ em nên cho bú mẹ là tốt nhất, nếu sữa mẹ không đủ thì nên cho ăn những thức ăn bổ trợ dễ tiêu hoá. Trẻ lớn có thể cho ăn cháo gạo, bột, bột đậu… kết hợp với tình hình cụ thể dần dần cho trẻ ăn tăng thức ăn giàu prô-tê-in và vitamin như thức ăn từ đậu, rau tươi sạch, trứng gà, gan lợn, cá thịt… những thức ăn dễ tiêu hoá.
Chủng loại và số lượng nên từ ít đến nhiều. Trong cả quá trình điều trị đều phải chăm sóc tì vị, không thể quên việc bổ ích, tì vị kiêng kị ăn quá mức hoặc cho trẻ ăn những thức ăn khó tiêu hoá như đồ lạnh, cay nóng, béo ngọt vị đậm… để phòng lại làm tổn thương tì vị hơn. Đồng thời nên kiêng ăn thiên lệch, ăn vặt, những trẻ có thói quen xấu đó cần phải được sửa, tạo cho trẻ thói quen ăn uống vệ sinh, đủ chất.