Thực phẩm giúp giảm cận thị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh cận thị và phương pháp phòng chống cận thị cho trẻ
Cách làm gấc hấp đường giúp các mẹ bầu chống cận thị cho bé về sau
Cận thị hiện nay đã rất phổ biến ở hàng triệu trẻ em và thiếu niên nước ta cũng như trên thế giới. Tuy cận thị không gây tử vong nhưng cận thị nặng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu để biến chứng nặng, có thể bị thoái hóa võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa...
Nguyên nhân
Có
rất nhiều nguyên nhân trẻ bị cận thị như: trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ;
đặc biệt là từ 7 - 9 tuổi và 12 - 14 tuổi, trong khoảng thời gian này
nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì học quá nhiều
rất dễ gây ra cận thị.
Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ; phần nhiều trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên dễ bị cận thị; trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng. Trẻ xem ti vi quá gần; nếu như ngày nào trẻ cũng xem ti vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti vi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.
Khi ngồi học hoặc xem sách báo mà cúi gằm mặt xuống bàn, tư thế ngồi không ngay ngắn, học hoặc đọc sách trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo,.. đó là những nguyên nhân khiến rất nhiều học sinh bị cận thị.
|
Triệu chứng
Người cận thị bị giảm thị lực, nên muốn phát hiện bệnh cần đo thị lực. Song trước đó phải dựa vào các biểu hiện sau đây để đưa bệnh nhân đi khám mắt: lúc xem tivi trẻ phải lại gần mới xem được; đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc; ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được, khi viết nhiều chữ viết sai, thiếu, hoặc phải chép bài của bạn; hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa; hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ; thường kêu mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt; sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt; không thích các hoạt động phải nhìn xa...
Kết quả đo thị lực trẻ bị cận ở một hoặc cả hai mắt. Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ 1-2 tuổi, độ cận cao và tăng độ nhanh bất bình thường. Cận thị mắc phải ở trẻ em thường xuất hiện ở khoảng 5-6 tuổi.
Phòng ngừa
- Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp.
Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học
tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt
mỏi, cần phải tránh.
- Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Chỉ 1 giờ là
phải nghỉ đọc, viết một lát, nhìn ra xa để cho mắt được nghỉ ngơi thư
giãn. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền.
- Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ. Khoảng cách từ mắt
đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 - 50cm. Đồng thời phải chú
ý đến cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa. Nếu độ cao này không thích hợp,
phải điều chỉnh.
- Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ
nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo, xem ti vi,
hoặc vừa đi vừa xem.
- Cần hình thành thói quen tự giác, kiên trì làm những động tác nhắm
mắt, không những làm vào thời gian qui định trên lớp học, mà ngay cả sau
những lúc học tập, xem sách đều cần thường xuyên làm.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm
gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý
bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao thể dục.
- Giáo dục cho trẻ thói quen giữ gìn đôi mắt sạch sẽ.
- Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.
Điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị cận thị, phổ biến nhất là đeo kính; lắp kính sát tròng; mổ laser. Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ.
Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân. Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển. Bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.
Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng excimer laser. Ưu điểm là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao, hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0,5 đi ốp, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ.
Tuy nhiên có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc với tỷ lệ rất thấp dưới 1%, hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.
5 nguyên nhân gây cận thị ở trẻ
|
Cận thị là loại bệnh về mắt tương đối phổ biến ở trẻ, nhất là trong giai đoạn hiện nay. VnMedia xin giới thiệu với bạn đọc 5 nguyên nhân gây cận thị cho trẻ.
- Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: Trẻ phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 7 đến 9 tuổi và 12 -14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu thời gian ngủ của trẻ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
-
Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: Hầu hết trẻ sinh ra với
trọng lượng cơ thể trên dưới 2,5 kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.
-
Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái: Mức độ di truyền này
liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị
cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố
mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là
100%.
- Trẻ xem TV quá gần: Nếu như ngày nào trẻ cũng xem TV
nhiều hơn hai giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới TV nhỏ hơn 3 m sẽ
làm cho thị lực suy giảm rất nhiều. Trong điều kiện như vậy một số trẻ
bị cận thị, một số khác thì không.
Kiểm soát bệnh cận thị ở trẻ nhỏ
Có
rất nhiều niềm vui khi cha mẹ nhìn thấy những điều “đầu tiên” trong
cuộc đời con trẻ: nụ cười đầu tiên, tiếng cười đầu tiên cũng như bước
chân đầu tiên. Vậy còn cặp kính đầu tiên của trẻ thì sao? Đối với hầu
hết các bậc cha mẹ, đó là một cái “đầu tiên” không hề được trông đợi.
Bệnh
cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của
nhiều bậc cha mẹ. Làm thế nào để giúp con tránh xa sự vướng víu của đôi
kính, để bé có đôi mắt trong veo hồn nhiên? Hãy cùng tìm hiểu viễn cảnh
và cả cận cảnh của chứng bệnh này ở trẻ nhỏ và cách thức phòng tránh.
Vì sao mắt trẻ dễ bị cận?
“Tật
cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do
nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ ngay trước võng mạc thay vì ngay
sau võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ
nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ ”. Tồi tệ hơn là cận thị
thường tăng độ liên tục từ trẻ nhỏ cho đến trưởng thành.
Bác sĩ
tư vấn kiêm giải phẫu mắt Inez Wong, khoa mắt bệnh viện đại học quốc gia
Singapore cho biết: “Việc mắt trẻ phát triển nhanh nhất trong hai năm
đầu đời đã giải thích một khuynh hướng tự nhiên là trẻ sẽ nhìn gần hơn
khi trẻ lớn lên. Và không may thay, di truyền đóng một vai trò nhất
định! Nếu cả bạn và người bạn đời đều cận thị, khả năng có thể xảy ra là
con bạn sẽ gần như chắc chắn cũng sẽ bị cận thị.
Vậy nếu bạn
không muốn phải thường xuyên chi tiền cho những cặp kính đa tròng đắt
tiền cho con, thì hãy giám sát con cẩn thận trước những triệu chứng của
cận thị.
Nếu bạn chú ý rằng con mình từ từ tiến dần đến chiếc ghế
cách màn hình vô tuyến chừng 2,5 cm, có thể bé đang phát triển tật cận
thị. Một số dấu hiệu khác bạn cũng cần để mắt đến như là bé có khuynh
hướng đọc sách gần hay phải nheo mắt để thấy rõ hơn. Nếu bạn nghi ngờ
con mình bị cận thị, hãy kiểm tra thị lực của trẻ ngay lập tức, không để
nó nặng hơn.
Theo bác sĩ Wong, “rất nên đến bác sĩ nhãn khoa để
khám cho bé, đặc biệt khi bé ở tuổi mẫu giáo, trước khi vào tiểu học bởi
vì thuốc nhỏ mắt (đặc trị) thường cần thiết để có được một sự khúc xạ
chính xác.”
Dù là bất cứ trường hợp nào, bác sĩ nhãn khoa hoặc
chuyên viên đo thị lực sẽ có thể phát hiện mức độ cận thị của bé qua một
bài kiểm tra thị lực nhanh và sẽ có biện pháp điều trị thích hợp.
Làm gì lúc này?
Tin
tốt là cận thị có thể đối phó được, và không gây ảnh hưởng đến sự vui
chơi, chạy nhảy và những hoạt động yêu thích khác của trẻ. “Có nhiều
cách để điều tiết mắt trẻ bị cận thị, phụ thuộc mức độ nặng nhẹ và
nguyên nhân trạng thái cận thị của trẻ. Đối với cận thị giản đơn, một
phương pháp thông dụng là cho trẻ đeo kính có số độ hơi thấp hơn so với
số đo thực tế. Phương pháp này giảm bớt sự căng thẳng đối cho mắt kể cả
lúc trẻ đọc hoặc nhìn vật ở gần", Giám đốc chuyên môn Chew Wai Kwong,
trung tâm khúc xạ Capitol, phát biểu.
Phương pháp thứ hai là cho
trẻ mang kính đúng độ được đo. Phương pháp này ngăn ngừa chứng cận thị
không phát triển tệ hơn theo thời gian. Đối với những chứng bệnh cận thị
phức tạp hơn, mà nguyên nhân là do sinh lý học, ví dụ như sự nheo mắt
là nguyên nhân cơ bản cần được giải quyết trước nhất, ông Chew cho biết
thêm.
“Những cách giải quyết khác nhau đối với bệnh cận thị ở
trẻ, kể cả việc mang kính đa tròng, các thấu kính điều chỉnh cận thị,
kính áp tròng RGP, NeuroVision, kính sát tròng Ortho-K, và sử dụng thuốc
nhỏ mắt nồng (tropical eye drops) đều phải do bác sĩ nhãn khoa kê đơn.
Bởi vì không phải tất cả các tình trạng cận thị đều như nhau, nên chúng
không thể xử lý theo cùng một cách, điều đó giải thích tại sao việc bác
sĩ nhãn khoa phải xác định đúng phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh
cận thị của bé là rất quan trọng,” ông Chew cho biết.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Mỗi
chúng ta đều mong ước mình có thể truyền lại chỉ những gen tốt cho con
và không truyền những gen mơ hồ khác? Ông Chew nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của những hoạt động ngoài trời dành cho trẻ như không khí trong
lành và ánh nắng cũng cho phép sự phát triển tốt hơn cơ vận động cảm
giác của mắt.
Bác sĩ Wong khuyên: “Vẫn có khả năng phòng tránh
được sự phát triển tật cận thị ở trẻ, đặc biệt khi trẻ có một tiền sử
sức khỏe gia đình tốt, bạn có thể trì hoãn cận thị ngay từ đầu bằng việc
thúc đẩy những thói quen tốt cho mắt.”
• Một trong những điều
cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo
cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Thật sự, không hề
lãng phí khi đầu tư tốn kém cho một chiếc đèn học thích hợp, vậy nên
hãy chắc là bạn đã có được một chiếc đèn tốt để đứa con yêu quý để bé
không phải dò dẫm và nheo mắt nhìn trong bóng tối.
• Tất cả
chúng ta đều biết chương trình truyền hình rất hấp dẫn và thú vị, nhưng
thế không có nghĩa là bé được phép đến đứng đối mặt với tivi. Đứng quá
lâu và quá gần trước màn hình tivi, bởi như thế rất có hại cho thị lực;
vậy nên hãy gia tăng tầm xa và góc nhìn của trẻ nhiều nhất có thể (ví
dụ: để sách cách mắt 30cm khi đọc, cách màn hình máy vi tính 50cm và
cách tivi 2m). Trẻ có thể năn nỉ, khóc lóc, hoặc thậm chí hết sức tức
giận, nhưng điều này tốt cho thị lực của trẻ về lâu về dài.
•
Luôn luôn tốt khi nghỉ ngơi sau mỗi 45 phút làm việc hoặc đối diện trước
màn hình ti vi, để tránh căng mắt. Vậy nên hãy canh đồng hồ nếu bạn
không muốn đứa con ham học hỏi của mình thoát khỏi phòng học mà lại
trông giống như một chú gấu trúc nhỏ mệt mỏi.
• Cuối cùng,
thay vì tiêu tốn hàng giờ liền ngồi lì trước máy vi tính hoặc vô tuyến
truyền hình, tại sao lại không để cho trẻ được thay đổi không khí bằng
một vài hoạt động ngoài trời bổ ích? Hãy nhớ rằng, một chế độ ăn cân đối
tốt và lối sống lành mạnh sẽ không bao giờ tai hại cho bất kỳ ai. Hãy
tạo cho bé những thói quen tốt cho sức khỏe vốn có thể tạo ra những điều
kỳ diệu cho toàn bộ thời kỳ hạnh phúc của con bạn.
Thời điểm tốt
nhất để kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường.
Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây
mù trong tương lai, đặc biệt suốt trong những giai đoạn quyết định của
sự phát triển mắt, tức là từ 6 đến 9 tuổi.
Trẻ em nên được kiểm
tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp
của thị giác. Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra
thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm.
Thức ăn chứa nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, đến mức không nhìn rõ được thứ gì dưới ánh đèn yếu. Ngoài ra còn sẽ làm cho tế bào biểu mô tuyến lệ bị tổn hại, dẫn đến bệnh khô mắt. Thức ăn chứa nhiều vitamin A có các loại gan động vật, sữa bò, sữa cừu, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, v.v…
Thức ăn chứa nhiều caroten. Sau khi được cơ thể hấp thu, nó sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Những thức ăn này chủ yếu có rau xanh, cải trắng, rau cải xanh, rau chân vịt, cài dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, gấc.
Thức ăn có chứa nhiều vitamin B1 và niacine. Thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh thị giác, sung huyết nhú dây thần kinh thị, xuất huyết thị võng mạc, giảm thị lực nhanh. Thiếu niacine sẽ gây ra rung giật nhãn cầu, thị giác yếu. Thức ăn chứa hai loại chất này tương đối nhiều, có đậu các loại, thịt nạc, lạc, gạo lứt, rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.
Thức ăn có nhiều vitamin B2, nhằm đảm bảo cho thị võng mạc và giác mạc chuyển hoá được bình thường. Thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm viền mi, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể. Những thức ăn chứa vitamin B2 tương đối nhiều có nội tạng động vật, sữa bò, cừu, thịt nạc, trứng các loại, đậu các loại, rau lá xanh.
Thức ăn có chứa nhiều crom, nguyên tố liên quan chặt chẽ với việc gây cận thị. Thiếu crom sẽ kích thích thuỷ tinh thể mắt lồi ra, gây tăng độ cận thị. Nguồn thức ăn chủ yếu có chứa crom là men bia rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại.
Thức ăn chứa nhiều kẽm. Võng mạc mắt chứa nhiều kẽm cao nhất, trong mi mắt hàm lượng cũng tương đối nhiều. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới thị lực. Thức ăn chứa nhiều kẽm có sò biển, cá trích, gan, trứng.
Thức ăn chứa nhiều calcium (canxi), liên quan tới nhãn cầu. Thiếu calcium, sự đàn hồi của củng mạc nhãn cầu sẽ bị giảm, nhãn cầu giãn, phát triển thành cận thị. Thức ăn chứa nhiều calcium có tôm moi, rau câu, tương vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng.
Thức ăn chứa selen, liên quan tới độ nhanh nhạy của thị lực. Nếu mỗi ngày không đưa vào một lượng selen nhất định, sẽ phát sinh cận thị và các bệnh về mắt khác. Thức ăn chứa nhiều selen có cá tôm, các loại sò, hến và các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm, rau mã thầy, cà rốt.
Thức ăn chứa nhiều phosphor, chất quan trọng để duy trì độ dẻo dai của củng mạc. Thức ăn chứa nhiều phosphor có cá, tôm, sò biển, sứa, tảo đỏ, rau câu
Thức ăn kiềm tính. Nếu đưa vào quá nhiều các thức ăn acide (axit) tính, dễ gây ra cận thị. Thức ăn kiềm tính chủ yếu là rau xanh, trái cây, đậu các loại. Cá thịt, trứng, đường, gạo mì, v.v…, thuộc loại thức ăn axit tính.(ST)