Cách điều trị bệnh chàm khô hiệu quả
Bệnh cao huyết áp nên kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị cho nhanh khỏi
Video Clip: Tác dụng của cây trầm gửi cây gạo: hỗ trợ điều trị bệnh thận
Chàm là một trong những bệnh lý da thường gặp nhất, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Khi bị bệnh chàm nên kiêng kị những điều sau để hỗ trợ điều trị nhanh khỏi bệnh và tránh nguy cơ tái phát
Nên và không nên ăn gì khi bị bệnh chàm
Chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một trong những bệnh lý da thường gặp nhất, tiến triển mãn tính, tái phát thường xuyên và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Bệnh do nhiều yếu tố gây ra trong đó cơ địa dị ứng và tình trạng viêm đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm bổ sung trong một chế độ ăn hợp lý có khả năng hỗ trợ và cải thiện triệu chứng đồng thời phòng tránh tái phát đối với căn bệnh mãn tính này.
Chàm là một tình trạng viêm lớp thượng bì da, thường xảy ra trên những người có cơ địa dị ứng ( như dị ứng thức ăn, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…). Bệnh biểu hiện bởi tình trạng đỏ da, khô, ngứa, bong vảy da kèm theo mụn nước và rỉ dịch, ở mức độ nặng nề có thể gây nhiều khó chịu, phiền toái và thậm chí nguy hiểm cho người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân góp phần gây bệnh như yếu tố miễn dịch, nhiễm trùng, tình trạng stress… nhưng quan trọng nhất vẫn là sự tiếp xúc với chất gây dị ứng từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là từ đồ ăn thức uống hàng ngày. Do đó, để ngăn ngừa tiến triển của bệnh lý này, việc quản lý thận trọng khẩu phần hàng ngày tránh các thực phẩm gây kích ứng là cần thiết. Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất để khôi phục và tăng cường sức khỏe làn da.
1. Các loại thực phẩm cần tránh
Một sô loại thực phẩm có thể là yếu tố kích ứng làm bùng phát bệnh chàm. Bệnh nhân cần lưu ý tìm ra loại thực phẩm gây dị ứng cho mình và tránh dùng lại sau đó, bởi danh sách này không hoàn toàn giống nhau với tất cả người bệnh. Thông thường biểu hiện dị ứng xảy ra sau khoảng 2h từ lúc dùng thức ăn, với biểu hiện phát ban (đỏ da) và ngứa tăng dần, tuy nhiên cũng có khi tình trạng này xảy ra muộn hơn trong vòng 1 ngày.
Một số loại thực phẩm được ghi nhận có nguy cơ gây dị ứng cao mà bệnh nhân chàm nên tránh bao gồm: đậu phộng, các sản phẩm từ sữa và lúa mì, ngô, đậu nành, tôm, cua, sò, hến… và các thực phẩm có chất bảo quản. Ngoài ra, tùy theo cơ địa từng người, có thể có tình trạng dị ứng với những loại thức ăn riêng biệt khác, cần chú ý ghi nhận và phòng tránh.
2. Các loại thực phẩm nên dùng
Một số loại thực phẩm, đặc biệt là chất béo, vitamin và khoáng chất được xem là có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc giảm nhẹ triệu chứng cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh chàm thông qua việc giảm viêm và tăng cường sức khỏe làn da, bao gồm:
- Dầu hạt lanh: không chỉ là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, dầu hạt lanh còn có vai trò ngăn chặn sự hình thành yếu tố gây viêm protaglandin, từ đó giảm nhẹ triệu chứng trong bệnh chàm. Có thể tiêu thụ 1 muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày hoặc dùng dạng bột rắc lên thức ăn.
- Dầu anh thảo: chứa hàm lượng cao axit béo omega-6 (axit gamma-linolenic) giúp chữa lành các triệu chứng liên quan đến mụn nước trong bệnh chàm. Liều lượng 2-4 gam dầu anh thảo buổi tối, dùng chung với bữa ăn là cần thiết để ngăn ngừa bệnh chàm.
- Dầu cá: chứa hàm lượng cao axit béo omega-3, có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm. Có thể bổ sung dưới dạng viên nang mỗi ngày.
- Kẽm: ngăn ngừa đợt bùng phát của bệnh chàm. Kẽm giúp cho quá trình chữa lành tổn thương của cơ thể thông qua việc điều hòa sinh sản tế bào và quá trình tổng hợp protein. Có thể bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm như hàu, đậu Hà Lan, bột yến mạch, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, gạo nâu, lạc, đậu… Tuy nhiên cần chú ý không vượt quá 30mg mỗi ngày vì kẽm dư thừa có thể gây ra những vấn đề khác đối với sức khỏe.
- Vitamin A: thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường kháng thể và các tế bào lympho, từ đó điều hòa tiến trình viêm trong bệnh chàm. Vitamin A được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả có màu cam như cà rốt, đu đủ, xoài…
- Vitamin E: giúp cải thiện triệu chứng của bệnh chàm. Vitamin E có khả năng chống lại các gốc oxy hóa để bảo vệ và dưỡng ẩm làn da, đồng thời cũng được bổ sung trong các loại kem bôi tại chỗ để giảm triệu chứng đỏ và ngứa trong bệnh chàm. Các loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương…
- Vitamin C: là một chất kháng histamine tự nhiên, làm giảm các triệu chứng dị ứng ở bệnh nhân chàm. Không những vậy vitamin C còn là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da. Có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh…
- Vitamin B: giúp duy trì sức khỏe của da, tóc, móng thông qua việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tái tạo mô. Các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin B bao gồm : rau xanh (đặc biệt là rau chân vịt), cá, ngũ cốc…
- Nước: giúp cải thiện tình trạng khô da trong bệnh chàm. Lượng nước khoảng 2 lít/ngày là thích hợp cho việc duy trì độ ẩm làn da.
Như vậy, bằng một sự lựa chọn hợp lý các loại thực phẩm cần tránh hoặc cần bổ sung thêm cho khẩu phần mỗi ngày, bệnh nhân chàm hoàn toàn có khả năng cái thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát đối với căn bệnh mãn tính của mình.
Kiêng thịt gà và chất tanh khi bị bệnh ngoài da?
"Mẹ tôi bị bệnh chàm đã lâu năm. Một số người khuyên bà nên kiêng thịt gà và các chất tanh thì bệnh mới không tiến triển. Không hiểu thế có đúng không?".
Trong hầu hết các bệnh ngoài da khác (vảy nến, sẩn ngứa, chàm, tổ đỉa, viêm da thần kinh, viêm da cơ địa...), nguyên nhân gây bệnh không phải là thức ăn. Bệnh của mẹ bạn nằm trong nhóm này nên trong quá trình điều trị, không phải kiêng các thức ăn như đã nói ở trên. Theo một số tài liệu nghiên cứu, thức ăn từ cá cung cấp lượng lớn axit lenoleic, yếu tố góp phần cải thiện bệnh ngoài da. Mẹ bạn chỉ cần tránh gãi, cạo, xát, tránh làm tổn thương da và điều trị đúng theo đơn thuốc của bác sĩ da liễu.
Điều trị khi bị chàm
Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.
Nguyên tắc điều trị
- Tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh.
- Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.
- Chú ý chế độ ăn : Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt cấp, làm những việc thích hợp.
- Tránh dùng các loại thuốc mạnh, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng của bệnh nhân.
- Giải thích cho bệnh nhân không cọ, gãi, sát xà phòng, chích lể, hoặc bôi đắp lung tung.
Thuốc bôi toàn thân
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà điều trị các thuốc bôi ngoài da cho phù hợp.
Thuốc bôi
- Giai đoạn cấp : Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết : Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.
- Giai đoạn bán cấp : Dùng dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm...
- Giai đoạn mạn : mỡ corticoide, mỡ salycylé, hắc ín, ichtyol.
Thuốc toàn thân
Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa.
- Kháng Histamin: peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl, allerry, astelong, histalong, hismanal.
- An thần : diazepam, seduxen.
Thuốc giải mẫn cảm
Vitamin C liều cao 1 đến 2gam/ ngày.
Vitamin liệu phòng: D 2, A, B2, B6, P, PP, F.
Khi hậu liệu pháp : Nghỉ ở vùng có nước suối khoáng hoặc ven biển.
Thuốc đông y
Corticoit có tác dụng nhanh nhưng dễ tái phát trở lại : nên chỉ dùng thuốc ở giai đoạn bán cấp và không nên kéo dài, dùng trong đợt : Viêm da tiếp xúc cấp điều trị ngắn ngày.
Giai đoạn cấp nên dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.
Người bị bệnh da nên hạn chế ăn đồ ngọt.
Những người bị viêm da mủ (như mụn nhọt, chốc lở) nên có chế độ ăn giảm đường, vì đường là môi trường phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamine A, B, C để giúp tăng chuyển hóa đường, tăng sức đề kháng cơ thể và khả năng chống độc cho gan.
Dinh dưỡng và bệnh da luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều thức ăn chứa các chất có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh về da. Chẳng hạn, tôm, cua, bò, gà, cá biển có thể gây bệnh mề đay cho một số người có cơ địa dị ứng; thức ăn nhiều đường có thể gây ra mụn trứng cá... Vì vậy, việc hiểu biết mối liên quan giữa dinh dưỡng và các bệnh da sẽ góp phần đem lại kết quả cao trong điều trị.
Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:
1. Bệnh chàm (eczema), mề đay, sẩn ngứa:
- Nên giảm đường và muối trong giai đoạn cấp tính vì lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn cảm (dị ứng); còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
- Kiêng những thức ăn, đồ uống có tính kích thích (như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt...) hoặc có nhiều đạm (như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa...).
- Nên dùng nhiều thực phẩm giàu vitamine A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón (như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...).
- Trong trường hợp đang bị phù nề, rịn nước, nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước.
- Đối với trẻ em, cần giảm ăn đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...
Riêng với bệnh mề đay, sau khi điều trị khỏi, nếu người bệnh vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần tiến hành ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không.
2. Bệnh vảy nến và mụn trứng cá
- Tránh các thức ăn có nhiều chất đường, mỡ (vì ở người bị vảy nến có tình trạng rối loạn chuyển hóa đường và mỡ; 2 chất này cũng làm chứng trứng cá nặng thêm).
- Ăn nhiều rau, khoai lang, đu đủ.
- Tránh dùng thức ăn có nhiều gia vị, cà phê, thuốc lá...
- Không ăn quá no trước lúc đi ngủ, tránh căng thẳng và thức khuya.
3. Các chứng bệnh có bóng nước ở da gây mất huyết tương (trúng độc da do thuốc, bệnh Duhring, Pemphigus)
- Dùng thức ăn lỏng, giảm muối, giảm các chất kích thích.
4. Bệnh ban vàng ở quanh mắt (Lipoidoses, Xanthomes)
Ở những người mắc bệnh này có hiện tượng tăng cholesterol trong máu, lắng đọng chất lipid trong và ngoài tế bào, đặc biệt ở quanh hai mắt. Vì vậy, bệnh nhân cần giảm tối đa mỡ động vật, thay thế bằng dầu thực vật.
5. Bệnh Bellagre
Bệnh xuất hiện do thiếu vitamine PP, biểu hiện là nổi ban đỏ sẫm ở vùng da tiếp xúc với ánh sáng, phù và bong vẩy ở vùng da mỏng, để lại lớp da mỏng sẫm màu. Người mắc bệnh này cần tránh ăn quá nhiều bo bo, hạn chế rượu. Nên ăn nhiều thịt, cá, trứng sữa, hoa quả...
6. Bệnh viêm da tiết bã do thiếu vitamine B2, B6
Bệnh thường xảy ra ở người ăn quá nhiều đạm và nghiện rượu. Để khắc phục, bệnh nhân nên ăn nhiều trái cây, rau, ăn ít thịt và kiêng rượu.
7. Bệnh khô da, viêm miệng - lưỡi, rụng tóc do thiếu vitamine H (Biotine)
Không ăn lòng trắng trứng vì thực phẩm này có nhiều Avidine - một chất có khả năng làm mất hoạt tính của Biotine.
(st)