Bệnh cước

 Bệnh cước là dạng nhẹ của chứng tổn thương do tê cóng, thường thấy ở ngón chân hoặc ngón tay sau khi tiếp xúc với không khí lạnh. Người ta cho rằng bệnh này do tổn thương ở các mạch máu nhỏ (mao mạch) có chức năng cung cấp máu đến những bộ phận xa nhất của cơ thể, máu cung cấp đến vùng bị ảnh hưởng giảm. Tình trạng không được hỗ trợ này là do tuần hoàn máu chậm chạp.

Các triệu chứng thường gặp

- Một mảng da trắng nhỏ ở vùng lộ ra của cơ thể như: ngón tay, ngón chân, mũi hoặc tai.

- Ngứa xen kẽ với đau nhiều ở vùng bị ảnh hưởng.

- Một nốt đỏ phát triển thành vết loét nhỏ.

Cách điều trị chính thức

Khem bôi giảm đau và giảm ngứa có thể mua ở quầy thuốc tây hoặc bác sĩ chỉ định thuốc đẩy mạnh lưu thông máu. Đây là điều hết sức quan trọng đối với người cao tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường.

Cách điều trị bổ sung

Những phương pháp này nhằm cải thiện sự lưu thông máu một cách nhẹ nhàng. Bất cứ phương pháp nào sau đây cũng có thể áp dụng kèm theo cách điều trị chính thức.

Phương pháp thực hành

- Một trong những cách tốt nhất để tránh bị bênh cước là phải bảo vệ vùng bị nhiễm bệnh, nhất là trong môi trường lạnh, phải giữ cho bàn tay, bàn chân ấm áp và bạn đừng quyên đắp ấm cho tai của mình.

- Không được làm ấm bàn tay và bàn chân đang lạnh cóng trước lửa. Đay là một sai lầm rất lớn bởi vì nó có thể làm cho bệnh cước (nếu chưa bị mắc bệnh). Nên ngâm vào nước ấm để làm ấm các ngón tay và ngón chân.

- Vệ sinh vùng bị ảnh hưởng trong nước ấm, xoa nhẹ vùng này có thể làm dịu tạm thời do máu được kích thích lưu thôngđến vùng bị ảnh hưởng.

Liệu pháp dầu thơm

Pha hai giọt tinh dầu hoa oải hương và lá trà vào 1 muỗng dầu pha chế, thoa dầu lên vùng bị tổn thương rồi massage nhẹ nhàng.

Thận trọng: Chỉ thoa dầu lên vùng da lành.

Liệu pháp vi lượng đồng căn

Cây họ đào lộn hột (cây sơn): Làm dịu bệnh cước ngứa, nóng trở nên nhảy cảm và khó chịu đáng kể khi thời tiết ẩm ướt.

Dầu hoả: Được chỉ định dùng khi bệnh cước nhuốm màu đỏ tía kèm theo nức và khô da, rất dễ chảy máu và vô cùng đau nhức.

Agaricus: Phương thuốc này có thể làm dịu bệnh cước phát triển ở những vùng da đã bị bầm sẵn. Vùng bị ảnh hưởng cảm thấy nóng, sưng và đỏ. Ngứa châm chích khi gãi thay đổi vị trí, chạm vào hoặc tiếp xúc với không khí lạnh sẽ gây khó chịu nhiều hơn.

Phương pháp dinh dưỡng

Thức ăn giàu calci được cho là làm dịu bệnh cước, vì vậy nên tạo một thực đơn riêng cho bệnh này. Rau lá xanh, tươi sống, quả hạnh và một lượng nhỏ thực phẩm bơ sữa gốc thực vật là nguồn cung cấo chất calci dồi dào.

Thiên nhiên liệu pháp

Nếu máu có khuynh hướng không lưu thông đủ đến bàn tay và bàn chân thì mỗi ngày phải xoa bóp nhẹ nhàng các ngón tay và ngón chân nhằm kích thích cho máu cung cấp đến những vùng này.

Thảo dược phương Tây

Thoa kem Tammus lên những chỗ da bị nứt, đau và nhạy cảm.

Kem được điều chế từ cây họ đào lộn hột (cây sơn) dùng cho chứng cước ngứa dữ dội rất tốt.

Luyện tập

Đây là một trong những cách tốt nhất để kích thích máu lưu thông. Phải cân nhắc chọn cách luyện tập phù hợp với tình hình sức khoẻ của bạn. Nếu còn nghi ngờ về sự phù hợp (nhất là bạn từng có những rối loạn về tim hoặc tuần hoàn) thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ luyện tập. Một trong những cách tập có nhiều lợi ích nhất là đi bộ nhanh nửa giờ mỗi ngày (không đi quá nhanh sẽ làm cho bạn mệt và khó thở).

Gung chua duoc cuoc khong a!
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Mình chưa nghe thấy hồi nào vụ gừng chữa bệnh cước. Còn để điều trị bệnh cước, bạn có thể áp dụng một trong 3 bài thuốc đơn giản sau:- Anh đào (500 g) ngâm với rượu trắng nồng độ cao (500 g) tạo thành một chất như rượu anh đào. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ vào chỗ bị cước, làm nhiều lần sẽ khỏi.- Quế chi 60 g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Làm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5-15 phút vào buổi sáng và tối.- Trường hợp chỗ phát cước bị loét, lấy 12 g nhục quế, 6 g đinh huơng, 6 g ngũ linh chi, tất cả nghiền thành bột, trộn với dầu vừng, đắp vào chỗ phát cước, ngày 1-2 lần.
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Em thường hay bị ngứa,buốt,sưng tấy các ngón chân vào mùa đông,nhất là vào những hôm trời rét đậm,ngón chân lại càng sưng và ngứa.Những lúc hơ lửa hoặc trong chăn ấm các ngón chân lại càng ngứa.Em gãi hoặc bóp mạnh thấy rất không bị đau mà còn thấy dễ chịu.Cho em hỏi đây có phải là bị bệnh cước hay không và cách chữa bệnh.
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
đúng là bạn bị cước đấy,theo kinh nghiệm của mình thì mình thấy ko có cách chữa mà chỉ có cách phòng bệnh thôi,bạn nên giữ đôi chân luôn ấm,k để các ngón chân tay bị buốt,nếu bị buốt rồi thì nên ngâm bằng nước ấm để làm ấm lại ngay.Mình ngày trước cũng hay bị lắm nhưng bjo thì ko rồi,cứ lạnh là mình diện ngay dày bông.chân mình luôn đc giữ ấm là ko bị cước ngay.
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
ui un qua cu den mua ret la chan tay em lai bi cuoc .chan tay em suong len va tim het lai em da ngam nc nong hang ngay di ngu nhung van ko ngu dc ai co cach nao giup e khoi e cam on nhieu .chuc anh chi mot nam moi vui ve va h/p
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
minh bi cuoc nhung ngam nuoc muoi mai ma khong khoi
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
không khỏi
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Gửi hỏi đáp - bình luận