Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Khi trẻ bị đau bụng, bố mẹ đều rất lo lắng, tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp đau bụng vốn không phải là bệnh, không cần uống thuốc để chữa trị.
Lạnh bụng
Mùa hè trời chuyển nóng, thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn nên đêm ngủ bụng bị lạnh, sáng dậy trẻ kêu hoặc khóc vì đau bụng.
Nhiều triệu chứng đau bụng không phải do bệnh lý gì nghiêm trọng
Nguyên nhân: Cái bụng nhỏ của trẻ không có lớp mỡ dày, thành bụng rất mỏng, đặc biệt là vùng quanh lỗ rốn. Khi trẻ bị lạnh bụng, cơ trơn của dạ dày, đường ruột bị khí lạnh kích thích, rất dễ dẫn đến co bóp mạnh, gây ra đau bụng. Ngoài ra, trẻ bị lạnh bụng sẽ tăng nhanh đường ruột nhu động, số lần đi ngoài tăng lên, chỉ cần phân không có dịch nhầy và máu thì không vấn đề gì.
Biện pháp: Để trẻ không bị lạnh bụng, khi ngủ các bà mẹ nên chú trọng bảo vệ bụng của trẻ, kể cả trời nóng bức cũng nên đắp một chiếc chăn mỏng lên bụng trẻ. Đêm ngủ nếu trẻ đạp chăn ra, bố mẹ nên đắp lại cho trẻ. thời tiết nóng đến mấy cũng phải bảo vệ phần bụng cho trẻ để duy trì chức năng bình thường vốn có của dạ dày đường ruột.
Nếu trẻ bị đau bụng do lạnh bụng, bố mẹ có thể dùng khăn ấm đắp và mát xa cho trẻ, khí nóng sẽ làm cho dạ dày đường ruột được thoải mái, có tác dụng ngăn chặn cơn đau bụng.
2. Trẻ lớn quá nhanh
Trước khi trẻ ngủ trẻ toàn nói với bố mẹ là bụng có cảm giác hơi bị đau, bố mẹ hỏi thì không biết cụ thể đau như thế nào, khi bố mẹ dự định đưa trẻ đi viện khám, cơn đau bụng của trẻ lại biến mất.
Nguyên nhân: Dạ dày đường ruột phát triển đau thuộc vào dạng đau sinh lý. Trẻ trao đổi chất nhiều, không chỉ phát triển chiều cao nhanh mà đến các cơ quan dạ dày đường ruột cũng phát triển theo. Do phát triển quá nhanh, sự cung cấp máu cho dạ dày đường ruột sẽ không đủ. Ngoài ra, chức năng thần kinh thực vật của trẻ vẫn chưa ổn định, cơ trơn dạ dày đường ruột dễ bị co thắt, từ đó dẫn đến đau bụng từng cơn.
Biện pháp: Triệu chứng này cũng không phải là bệnh, thông thường đau nhức không quá 10 phút, cơn đau chỉ là tạm thời trong quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ bị đau bụng từng cơn, mẹ có thể xoa, mát xa nhẹ nhàng quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ hoặc dùng túi nước ấm, khăn ấm đắp lên phần bụng, cũng có thể ấn nhẹ vào huyệt Túc Tam Lý (Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay), một lúc sau cảm giác đau sẽ biến mất.
Trẻ hoạt động quá nhiều
Một số trẻ cơ thể không mạnh khỏe, khi lên mẫu giáo chạy đua, nhảy thi, chơi đùa quá mức với bạn bè liền cảm thấy đau bụng.
Nguyên nhân: Đau bụng dạng này thuộc đau bụng vận động, thông thường xuất hiện đau sau những lần vận động mạnh, chỉ cần ngừng vận động đau nhức sẽ hết. Vận động làm cho dạ dày đường ruột dao động và giảm sự cung cấp máu cho bộ phận tiêu hóa là nguyên nhân chính gây đau bụng. Dạng đau bụng này cũng sẽ thường xuyên xảy ra khi đã lớn.
Biện pháp: Lượng vận động của trẻ không nên tăng đột ngột và nên theo trình tự luyện tập bồi dưỡng từ những vận động nhỏ, kiên trì tập luyện hàng ngày để cơ thể dần dần thích ứng, sau đó mới từ từ tăng lên. Hạn chế chạy nhanh, nhảy cao, thời gian vận động cũng không nên quá dài. Sau bữa ăn không nên lập tức vận động để trách rối loạn chức năng dạ dày đường ruột, gây không tốt cho tiêu hóa.
Tâm trạng lo lắng, căng thẳng
Có trẻ khi đang chơi lại đau bụng và vị trí đau mỗi lần không giống nhau, có lúc ở lỗ rốn, có lúc ở xung quanh bụng, còn có lúc lại đến dạ dày. Đồng thời mặt mũi xanh lét, tâm trạng căng thẳng, buồn nôn, nôn mửa, không buồn ăn uống.
Nguyên nhân: Đau dạng này là đau bụng chức năng, đa phần xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi, có thể có liên quan đến dị ứng với thức ăn, chướng ngại điều tiết khi đứng dậy hoặc tâm trạng rối loạn gây nên.
Biện pháp: Nguyên nhân gây ra đau bụng khác nhau nên cách điều trị cũng khác nhau, bố mẹ nên chú ý quan sát tỉ mỉ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến đau bụng rồi mới xử lý tùy theo bệnh.
Nguyên nhân 1: Cơ thể của trẻ bị chướng ngại điều tiết khi đứng dậy rất yếu, dễ mệt mỏi, nếu đứng thời gian dài cũng dễ ngất xỉu.
Cách hạn chế: Trẻ phải tăng cường dinh dưỡng, chú ý sự phối hợp thực phẩm cân bằng, ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, tăng cường thể lực.
Nguyên nhân 2: Đau bụng do dị ứng tức là khi trẻ uống sữa, ăn tôm cá, trứng gây đau bụng.
Cách hạn chế: Đừng ăn những loại thực phẩm này nữa.
Nguyên nhân 3: Một số trẻ dễ bị tâm lý căng thẳng hoặc lo lắng, trầm cảm dẫn đến đau bụng.
Cách hạn chế: Nói chuyện nhiều với trẻ để tâm trạng trẻ thoải mái, thư giãn, hết lo lắng sẽ hết đau bụng.
Cơ thể thiếu canxi
Thường ngày trẻ ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, gần đây lại đau bụng. Cảm giác đau chỉ kéo dài vài phút rồi dần dần biến mất, vì vậy các bà mẹ thường không để ý. Tuy nhiên khi đi khám kiểm tra sức khỏe lại phát hiện, đây là triệu chứng đau bụng do thiếu canxi.
Nguyên nhân: rất nhiều ông bố bà mẹ biết nếu trẻ thiếu canxi sẽ đổ nhiều mồ hôi, tính khí nóng nảy, hay tức giận, ngủ không ngon v.v…, tuy nhiên họ lại không biết thiếu canxi sẽ dẫn đến đau bụng. Trong máu cũng có một lượng chất canxi nhất định, nếu thiếu canxi sẽ tăng cao hưng phấn của cơ bắp thần kinh, cơ trơn thành ruột bị kích thích nhẹ sẽ dẫn đến co bóp mạnh dẫn đến đau lưng.
Biện pháp: Những trẻ bị triệu chứng này nên bổ sung nhiều nguồn thực phẩm chứa nguyên tố canxi, thực phẩm hàng ngày cần chú ý ăn nhiều trứng gà, thịt bò, tôm, đậu, rong biển, vừng, rau xanh… Đồng thời nên uống thêm viên canxi với sự kê đơn của bác sĩ. Đương nhiên các bà mẹ đừng quên đưa trẻ ra ngoài sưởi nắng, tập luyện thể dục.