Bệnh đau bụng ở trẻ em và cách xử lý

Bệnh đau bụng ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh đau bụng ở trẻ em. Làm gì khi trẻ bị đau bụng.

Bệnh đau bụng ở trẻ em:

Đau bụng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh (ở trong, ngoài ổ bụng hoặc toàn thân) từ nhẹ đến cực kỳ nguy hiểm như: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn, lồng ruột, vỡ nội tạng… Việc nhận biết các biểu hiện đặc trưng của từng bệnh lý sẽ giúp cha mẹ có được cách xử trí thích hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nguyên nhân

- Ðau bụng là biểu hiện của tình trạng đau bụng cấp, tuy hiếm gặp nhưng đòi hỏi cha mẹ phải cảnh giác và đưa bé đến bệnh viện ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ.
-  Bé đau bụng do tiêu chảy có thể tự điều trị ở nhà nếu người chăm sóc nắm vững cách thức xử trí tiêu chảy.
-  Ðau bụng mạn tính (tức đau bụng xuất hiện đã nhiều lần, tái đi tái lại khó chẩn đoán ra căn nguyên), nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm giun đũa. Mức độ đau không nhiều cũng như không ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe của bé.
-  Ðau bụng mới xuất hiện vài ngày có nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng. Phụ huynh có thể yên tâm rằng đau bụng sẽ được điều trị dứt khi bé hết nhiễm trùng.


Triệu chứng

    * Ðau bụng dữ dội.
    * Ðau bụng khiến bé không dám cử động.
    * Ðau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.
    * Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến và có đề kháng (cơ thành bụng co lại, cản trở tay người ấn bụng không thể ấn sâu).
    * Bé đau bụng cộng với toàn trạng có vẻ rất bệnh hoạn, sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, lừ đừ hoặc kích thích, hốt hoảng.

Cách phòng tránh

- Tránh sử dụng thuốc không theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
- Cần tinh lọc hóa nước nguồn nước bị ô nhiễm và sử dụng nước sạch.
- Đừng ép trẻ ăn khi mà trẻ không thấy ngon miệng.
- Cho trẻ uống thuốc điều trị và diệt trừ giun, sán định kì.
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh tại nhà và nơi sinh hoạt.
- Để tránh bị táo bón, hãy tạo và duy trì thói quen đi toilet ở các bé
- Tránh ép trẻ ăn nhiều quá để đảm bảo bé tiêu hóa tốt và khỏe mạnh.
- Tránh cho trẻ sử dụng nhiều kẹo kem và nước uống có gas.
- Quan tâm đến vấn đề căng thẳng của trẻ trong học hành và cuộc sống.

Điều trị

- Trẻ cần được nghỉ ngơi và đặt các túi chườm nóng trên vùng bụng để giảm đau.
- Cho trẻ uống nước đều đặn từng hớp và tránh cho ăn một lúc.
- Cho trẻ đi toilet để trẻ có thể thải ra được sẽ giảm đau cho trẻ.
- Tránh dùng thuốc điều trị, trừ những trường hợp gay go bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị hợp lí.
- Cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp cơn đau đi kèm với sốt cao.
- Tránh dùng các thực phẩm khó tiêu và nhiều mỡ có thể làm tệ hại hơn tình trạng của trẻ.
- Sữa hay các sản phẩm hàng ngày có thể tránh trong một lúc để giảm đau. Đừng quá lo lắng trẻ sẽ bị đói, điều quan trọng là phải để trẻ giảm đau trước đã.
- Rượu gừng, nước gừng, tráng miệng gelatin có thể có hiệu quả nhằm giúp trẻ cảm thấy đỡ hơn.
- Đồng thời cũng nên điều trị và cho bé uống thuốc tẩy giun, sán.
- Tránh sử dụng nước bị ô nhiễm vì có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng bao gồm cả cơn đau

Các dạng cụ thể

1. Đau bụng có sưng ở bụng

Nguyên nhân: Ăn quá nhiều hoặc đầy hơi

Giải pháp: Dùng một miếng gạc (hoặc khăn) thấm nước ấm, vắt khô, đắp lên bụng trẻ hoặc xoa nhẹ vùng bụng đang đau. Trẻ trên 2 tuổi có thể uống thuốc tiêu hóa để bớt ợ nóng. Bạn cần nhớ phải chọn đúng loại thuốc dành cho trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ.


Ăn quá nhiều hoặc đầy hơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đau bụng. (Ảnh minh họa).

2. Đau và đại tiện khó

Nguyên nhân: Táo bón.

Giải pháp: Nước mận hoặc nước lê ép pha loãng có tác dụng làm mềm phân. Bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần của bé.

3. Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh

Nguyên nhân: Viêm dạ dày

Giải pháp: Cho trẻ uống thật nhiều nước và ăn những thực phẩm lỏng, có nước như súp.

4. Nôn, đau bụng sau khi ăn một sản phẩm từ sữa

Nguyên nhân: Có thể do bất dung nạp lactose.

Giải pháp: Đưa bé đi khám. Sữa và phômai không chứa lactose (lactose-free) có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bé. Hoặc bác sĩ có thể cho bé dùng viên Lactaid trước khi ăn bất kỳ một sản phẩm nào từ sữa.

5.  Đầy bụng, mửa, tiêu chảy và thường xuyên sốt.

Nguyên nhân: Ngộ độc thực phẩm

Giải pháp: Cũng cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu các triệu chứng không đỡ.


Chẩn đoán đau bụng ở trẻ là một việc khó ngay cả với bác sĩ. (Ảnh minh họa)

6. Những cơn đau bụng không giải thích được mặc dù trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường

Nguyên nhân: Do sttress

Giải pháp: Hãy tìm hiểu và giải quyết vấn đề khiến con bạn bị căng thẳng như: thời khóa biểu học tập quá nặng nề. Bạn cũng có thể tham khảo thêm sự tư vấn của bác sĩ tâm lý.

7. Đau dữ dội xung quanh rốn hay vùng bụng bên phải

Nguyên nhân: Có thể là viêm ruột thừa

Giải pháp: Đưa trẻ ngay đến trung tâm y tế hoặc phòng khám nhi khoa có uy tín để được khám chữa kịp thời.

8. Đau bụng kèm theo viêm họng và sốt

Nguyên nhân: Nhiễm trùng họng (gây ra bởi vi khuẩn liên cầu)

Giải pháp: Đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa, bởi trong nhiều trường hợp cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Lưu ý: Chẩn đoán đau bụng ở trẻ là một việc khó ngay cả với bác sĩ. Bài viết này mong rằng sẽ giúp các bậc phụ huynh biết đưa con em mình đi khám một cách kịp thời, có được thái độ bình tĩnh nhờ biết đúng tính chất nặng - nhẹ của chứng đau bụng...

Đau bụng dưới khi mang thai

Bị đau bụng kinh phải làm thế nào

Đau bụng dưới khi quan hệ

Trị đau bụng kinh bằng thực phẩm

Nguyên nhân và biểu hiện của đau ruột thừa

(St)

Be nha e dc hon 3 tuoi , Hom truoc e co mua xuong ong Ve ham cho con , chac la do e cho Chau an qua nhieu nuoc Cot xuong ham nen an trua xong Chieu Chau bi di ngoai , may ngay nay do di Ngoai roi nhung Chau van k chiu an , keu dau bung moi Khi an va buon non , co Khi ep an dc mot Ti lai non ra het . E lo qua ! Jo phai lam Sao va cho Chau uong thuoc j ?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
con e dang bi dau bung do an qua nhieu.Lam on cho e biet cach tri cho chau?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Em cua em .13 tuoi.nhug luc an nhjeu hay it deu hay bi dau bung quan nhoj o vung tren ron va bj o thuc an len
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
con gai em nam nay len 7 tuoi tu nho toi gio chau thuonghay dau bung va non luoi cua chau thuong xuyen co lom dom do trang nhu nam co phai do do chau hay mac chung benh dau bung di ngoai va non khong.thang 9 vua qua toi cho chau len nhi ha noi kham luc do ho chuan doan la tri uong thuoc luc do khoi nhung duoc mot thoi gian la chau lai dau bung va non.vay mong cac bac si hay giup toi va cho toi loi khuyen toi xin chan thanh cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
con e bi dau bung thuong xuyen o vung uc ,may hom nay chau an banh xong roi dau bung sot va di ngoai .gio do sot nhung chau keu dau bung lien tuc.xin bac si cho em loi khuyen de su ly khi chau dau.xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Bạn cho bé đi khám ngay còn chần chừ gì nữa nhỉ?
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
.
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào các bác sỹ!cho tôi được hỏi con tôi năm nay 7 tuổi, cháu thường xuyên bị đau bụng, nhất là đang ăn và sau khi ăn. Vậy xin được hỏi BS là cháu bị sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Cho chau an it
hơn 1 tháng trước - Thích
Con e vua uong thuoc ho duoc 15 phut thi tu nhien chau no dau bung khoang10 phut roi chau ngu
hơn 1 tháng trước - Thích
Chao bac si.cho toi hoi con toi dc 6 tuoi.may ngay gan day chau bi dau bunh ngoai phan nhay nhay nhu dai mo.vay xin hoi bs chau bi sao va dieu tri nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích
Con e đã được 25th, bé thường xuyên bị táo bón nhưng hôm nay bé lại bị tiêu chảy 3 lần, đầy hơi, đau bụng mặc dù chưa ăn sáng, đi chụp XQ bác sĩ nói đại tràng bị giãn. Xin bác sĩ hướng dẫn cách xử trí và chăm sóc , cảm ơn bác sĩ!
hơn 1 tháng trước - Thích
chào bác sĩ con tôi năm nay 10 tuổi bị đau bụng đau song lại hết lại bị đi ngoài có lúc đặc có lúc vừa đặc vừa loảng hỏi bác sĩ bệnh là bệnh gì có nghiêm trọng không cách chữa bệnh kiểu gì
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận