Bệnh đau đầu căng cơ

Bệnh đau đầu căng cơ là gì? Nguyên nhân gây đau đầu căng cơ. Điều trị bệnh đau đầu căng cơ như thế nào.


Bệnh đau đầu căng cơ

Đây là loại đau đầu hay gặp nhất. Bệnh có thể xảy ra ở những người bị căng thẳng, lo lắng kéo dài hoặc làm việc lâu ngày trong một tư thế cố định đầu (thợ may, chuyên viên vi tính).

Tiêu chuẩn để chẩn đoán đau đầu căng cơ là người bệnh có ít nhất 8-10 cơn đau, mỗi cơn kéo dài từ 30 phút đến 5-7 ngày, mỗi tháng có dưới 15 ngày bị đau. Bệnh nhân có các triệu chứng kèm theo như đau đầu âm ỉ, không theo mạch đập, cường độ đau ở mức độ trung bình, không tăng khi gắng sức hay hoạt động thể chất. Tuy nhiên, để có thể kết luận chính xác là đau đầu căng cơ, cần có đủ hai triệu chứng: không buồn nôn hay nôn, không có triệu chứng sợ ánh sáng hay tiếng động (hoặc chỉ có một trong hai).

Khi bị đau đầu căng cơ, người bệnh cần được giải thích và hướng dẫn cách sinh hoạt để làm giảm các triệu chứng như: nằm nghỉ trong phòng tối và yên tĩnh, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc, không uống rượu, không hút thuốc lá, thường xuyên tự xoa bóp các cơ vùng gáy và da đầu, không cố gắng quá sức và đặc biệt là tránh căng thẳng.

Đau đầu căng cơ là loại đau đầu phổ biến nhất, đa số các trường hợp có thể điều trị dễ dàng. Song cũng có một số trường hợp mạn tính khó điều trị, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, tuân thủ theo cách điều trị của bác sĩ.

ThS Cao Hữu Hân, Sức Khoẻ & Đời Sống

Nguyên nhân chính xác gây bệnh nhức đầu căng cơ chưa biết rõ, nhưng nếu bắp thịt ở cổ mặt và cổ tăng cao có thể sinh nhức đầu căng cơ. Những yếu tố gây xuất hiện nhức đầu gồm căng thẳng, lo âu, trầm cảm và căn cơ liên hệ đến một số vận động cơ thể.

KHI NÀO BỆNH NHÂN CẦN GẶP BÁC SĨ:

Bạn nên quan tâm nếu trước đã không nhức đầu mà bây giờ bị nhiều cơn nhức đầu hay cơn nhức đầu khác những lần trước. Nên gặp bác sĩ nếu cơn nhức đầu trầm trọng hơn hay kéo dài lâu hơn bình thường.

Nếu bạn bị nhức đầu kèm theo một trong những triệu chứng sau đây nên gặp ngay bác sĩ:

* cổ cứng
* sốt
* kinh giật
* lẫn lộn, choáng váng, yếu đuối, tê hay tê liệt
* đau ở mắt hay tai

NÊN GIỮ NHẬT KÝ CƠN BỆNH NHỨC ĐẦU

Nên ghi lại những chi tiết sau mỗi khi cơn nhức đầu xảy ra, điều này sẽ giúp bác sĩ định bệnh chính xác hơn

* Bạn đang làm gì trước khi cơn nhức đầu xảy ra
* Bạn có làm gì phải dùng sức và vận động bắp thịt quá nhiều?
* Bạn có làm việc với máy vi tính trong một thời gian dài không?
* Lúc đó bạn đang ở đâu ( trong nhà, ngoài vườn, trong xe?)
* Bạn có ở gần cái gì làm bạn ngô độc hay dị ứng không? thí dụ khói thuốc lá, thú vật, phấn hoa, bụi bặm hay hóa chất?
* Bạn có ăn hay uống thức gì trước khi cơn nhức đầu xảy ra?
* Bạn có dùng thuốc men hay chất hỗ trợ dinh dưỡng nào không?
* Bạn có bỏ bữa ăn không?
* Bạn có bị căng thẳng, bực bội hay không vui vì một vấn đề gì không?
* Bạn có gặp triệu chứng gì không ngoài cơn nhức đầu?

Cơn nhức đầu xảy ra lúc nào trong ngày?

ĐIỀU TRỊ:

Ngoài những thuốc nhức đầu thông thường như paracetamol hay các loại thuốc kháng viêm không phải steroid, hiệp hội y sĩ Hoa kỳ mới đây cho biết dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline có thể giúp cho cơn nhức đầu. Tuy nhiên thuốc này có thể không thích hợp cho người lớn tuổi và có thể nguy hiểm nếu trẻ em lấy dùng. Do đó nên tham khảo bác sĩ nếu muốn dùng nhóm thuốc này.

DS Lê Văn Nhân

Điều trị đau đầu căng cơ không cần thuốc

Bs Trần Đình Tân

Bộ môn Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP HCM 

Đau đầu, một triệu chứng, rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, khiến nhiều người bệnh khó chịu và lo lắng không ít. Nhiều người khi bị đau đầu đã rất  lo sợ, nghĩ  ngay là  mình đang bị một căn bệnh nặng nề nào đó về não vội vã lo chạy chữa khắp nơi. Một số người khác thì xem thường, tự ý điều trị bằng các loại tân dược, đông dược, thực phẩm chức năng. . . Hậu quả của những phương pháp điều trị không thích hợp này là cơn đau  đầu không thuyên giảm mà càng tái diễn và ngày càng trầm trọng hơn.

Phân  biệt các loại đau đầu:

Theo phân loại quốc tế về đau đầu (ICHD-II – 2004), cần phân biệt 3 loại :

1. Đau đầu nguyên phát  (đau đầu không  rõ nguyên nhân)

- Đau đầu Migraine

- Đau đầu căng cơ

- Đau đầu cụm

- Các đau đầu nguyên phát khác: đau đầu khi gắng sức, đau đầu khi ngủ, đau nửa đầu liên tục

2. Đau đầu thứ phát (đau đầu do các bệnh lý khác gây nên) : Bao gồm :

- Đau đầu  sau chấn thương sọ não.

- Đau đầu  do các  bệnh  mạch máu, bệnh lý nội sọ, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, do bệnh lý ở cổ, mắt, tai mũi họng; miệng, răng, khớp thái dương hàm.

- Đau đầu  các rối loạn nội môi, tăng huyết áp, rối loạn chức năng tuyến giáp, thiếu ôxy  não.

- Đau đầu do thuốc, do các bệnh tâm thần.

3. Đau  đầu do đau thần kinh sọ, đau mặt trung ương và nguyên phát

- Đau thần kinh và bệnh  lý dây thần kinh

- Các loại đau đầu khác

 Triệu chứng của đau đầu do căng cơ:

  Đau đầu do căng cơ là loại  đau đầu phổ biến và thường gặp với các triệu chứng điển hình: Đau âm ỉ, nặng đầu, đau cả 2 bên đầu, đau không tăng khi gắng sức hay hoạt động thể chất, không có dấu hiệu nôn ói, có thể có biểu hiện sợ ánh sáng hoặc tiếng ồn khi có cơn đau. Thời gian mỗi cơn đau có thể kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày.

Những yếu tố làm khởi phát cơn đau đầu do căng cơ:

 - Sử dụng các loại thức ăn, thức uống chứa nhiều các chất :Tyramine (pho-mát, nho khô, dứa, mận, các chế phẩm lên men của đậu nành, đậu phộng, dừa, socola, các loại men rượu); Monosodium glutamate (chất dùng làm phụ gia thực phẩm , ví du  như bột ngọt); Caffein (khi có sự dao động về nồng độ caffein trong cơ thể thì người bệnh dễ khởi phát cơn đau đầu).

 -  Khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa: những người bỏ bữa ăn sáng hoặc bữa ăn  trưa thường sẽ bị đau đầu ngay sau khi được ăn trong cùng ngày hôm đó.

 -  Giấc ngủ: thời gian ngủ quá ít hay quá nhiều đều có thể gây ra đau đầu ngay sau khi thức giấc hoặc  ngày hôm sau.

 - Tư thế : khi làm việc và lúc nghỉ ngơi tư thế đầu, cổ, vai cần được chú trọng vì ngồi cúi quá lâu hoặc nằm gối đầu quá cao đều gây ra đau đầu.

 -  Stress: đau đầu thường xảy ra sau khi bị áp lực nặng nề về gia đình, học hành, công việc, tiền bạc.

 Điều trị :

1. Loại bỏ các yếu tố khởi phát cơn đau đầu : không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn các loại thức ăn thức uống (trừ khi một loại nào đó là nguyên nhân thường xuyên gây ra cơn đau đầu) mà nên  điều chỉnh chế độ ăn uống cho cân bằng, hợp lý; phân bố thời gian học tập, công tác và nghỉ ngơi phù hợp để hồi phục sức khoẻ; đảm bảo ngủ đủ giấc (7 – 8 giờ/ mỗi đêm hoặc sau ngủ dậy cảm giác thoải mái); biết chấp nhận, bằng lòng với thực tế; có thái độ tích cực trong cuộc sống,  biết cách giải toả tâm lý nặng nề dễ chán nản, tham gia vào các hoạt động xã hội, sống hoà nhập với cộng đồng.

2. Tập thể dục dưỡng sinh đúng phương pháp, thường xuyên sẽ làm giảm triệu chứng đau đầu rõ rệt : luyện thư giãn là bài tập dưỡng sinh điều trị đau đầu hiệu quả, dễ thực hiện và áp dụng được cho tất cả mọi người.

 * Hướng dẫn thực hiện luyện thư giãn:

Chuẩn bị tư thế: tư thế nằm ngửa 2 tay buông dọc theo thân, chân duỗi thẳng

Thời gian cho mỗi lần tập từ 15 phút đến 30 phút.

- Bước 1: ức chế ngũ quan (tập nơi yên tĩnh, thoáng mát, che kín 2 mắt, không nghe, không nhìn, không ngửi, không nếm, không sờ nắm )

- Bước 2: tự nhận thức cơ thể từ đầu đến chân để các cơ toàn thân giãn từ từ, cảm giác tay chân nặng, ấm thực sự.

- Bước 3: tập trung suy nghĩ theo dõi nhịp thở, thở đều, êm dịu, không khí hít vào phải qua mũi, không được qua miệng.

Kết hợp thư giãn với xoa bóp vùng cổ gáy và da đầu sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.

* Lưu ý: Các trường hợp đau đầu do căng cơ đều có thể chữa khỏi dễ dàng khi được phát hiện sớm, người bệnh tham gia điều trị tích cực, tập luyện thường xuyên. Ngược lại  khi bệnh  trở thành mạn tính  thì việc điều trị rất khó khăn.

(ST)
em bi dau am i thunng xuyen va nguoi luc nao cung co cam giac met moi thinh thoang lai mat do phung phung
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
e bi dau dau cang co ma uog thuoc tra het dau co ha bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
cho em hoi em bi dau dau kieu nay la dau dau kieu gi em hay co cam giac bi nang dau va nguoi luc nao cung co cam giac met moi va thinh thoang lai dau dau nhung dau dau lai chi nhoi la bien mat va thinh thoang em lai con nong mat va chay nuoc chan rang nua va em hay bi mat ngu vahay bi quen .cac bac xem cho em nhu the la benh gi .emxin chan thanh cam on nho cho em cau cha loi ngay nhe!
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
em thường đau đầu, buồn nôn,ớn lạnh,tay có khi cảm giác bị yếu,choáng .xin bác sĩ tư vấn dùm em: em bị bệnh gì? cách chữa trị? Xin chân thành cám ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Đau đầu buồn nôn không phải là bệnh mà là một triệu chứng của bệnh gì đó.Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân: Có thể chia làm hai loại : 1/Nguyên phát do : - Đau đầu mạch máu: đau đầu Migraine (còn gọi là đau nửa đầu), đau đầu Horton, đau đầu do căng thẳng - Đau đầu do nguyên nhân thần kinh (viêm dây thần kinh tam thoa,đau dây thần kinh chẩm.. 2/Thứ phát: sau các bệnh lý viêm xoang ,bệnh lý răng hàm mặt , mắt (Glaucom) Thực tế bạn phải đi khám thì mới có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
tôi bị dau trên vùng đỉnh đầu sau khi ngủ trưa, khi sờ nhẹ thì đau hoặc khi chảy đầu, hai mắt nóng có cảm giác mờ. Hỏi có phải đau đầu căn cơ không hay bệnh khác?
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân và được điều trị theo chỉ định nhé. Có thể chỉ là thiếu máu lên não thôi. Chúc bạn mau khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
em dau dau gan 3 nam uong nhieu thuoc ma em k khoi da di nhieu benh vien cung k khoi uong roi 3 ,4 tieng sau lai dau dauem muon moi nguoi gioi thieu cho em bs nao do chua khoi.em da di kham bv dai hoc y duoc,tt hoa hao nhieu bv khacnua ma gio phai bo tay
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
ban di kham o benh vien chuyen khoa than kinh quoc te di.minh co nguoi than kham nhieu bv nhung ko het di bv chuyen khoa than kinh quoc te moi het...
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Bạn nên kiên trì khám điều trị và tái khám. có như vậy mới biết bệnh tình phát triển đến đâu chứ
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
em đau đầu từ khi 14 tuổi, đến giờ vẫn còn đau, thật sự rất khó chịu và nhiều lúc chẳng làm gì được. cứ suy ngĩ xíu là đau, ngồi đọc bài một lát cũng đau. vậy em nên làm gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Gửi hỏi đáp - bình luận