Một số bài thuốc chữa chữa bệnh đau lưng cực tốt
Mẹo vặt chữa bệnh đau lưng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Nguyên nhân gây ĐL ở NCT
ĐL có hai nguyên nhân cơ bản:
ĐL do tác động cơ học: đây là loại ĐL hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là NCT như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi do hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa thì triệu chứng ĐL được thể hiện khá sớm. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống thì có những nguyên nhân thuộc về cơ học như: mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng...
ĐL do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp ĐL nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh trên thường gây ĐL một cách âm ỉ, đặc biệt hay xảy ra vào ban đêm và ĐL cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở NCT nhiều hơn người trẻ tuổi.
Chẩn đoán nguyên nhân ĐL
ĐL chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh. Trước hết, người bị ĐL nên xem ĐL có từ bao giờ và có những hiện tượng gì liên quan đến ĐL hay không? ĐL vào thời gian nào trong ngày, đau có liên tục không, cơn đau có dữ dội hay âm ỉ? Ngoài ĐL còn có triệu chứng nào liên quan như: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu són, nước tiểu có máu, nước tiểu đục hoặc sau mang vác nặng; bưng bê vật nặng, sai tư thế (nhất là NCT hay chăm sóc cây cảnh bưng bê chậu cảnh sai tư thế, quá nặng...).
Có thể tự tìm thấy một số dấu hiệu hoặc hiện tượng có khả nghi nhưng không nên tự chẩn đoán bệnh khi không có chuyên môn thực sự về y tế, mà nên đi khám bệnh ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán. Khi đến khám, bệnh nhân cần nói rõ cho thầy thuốc biết những hiện tượng ĐL và các biểu hiện kèm theo như vừa nêu ở phần trên. Bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm có liên quan, ví dụ như nghi thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm thì có thể cho chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ; khi nghi do sỏi đường tiết niệu ngoài chụp X-quang ổ bụng, thầy thuốc sẽ cho siêu âm hệ thống niệu (thận, niệu quản, bàng quang), làm xét nghiệm về nước tiểu...
Biện pháp khắc phục ĐL
Khi biết rõ nguyên nhân gây ĐL, thầy thuốc sẽ có chỉ định cụ thể trong điều trị. Khi giải quyết được nguyên nhân thì triệu chứng ĐL cũng biến mất, ví dụ thấy sỏi đường tiết niệu có thể dùng các kỹ thuật thích hợp để tán sỏi hay mổ lấy sỏi (mổ nội soi hay mổ phanh...). Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp mặc dù biết rõ căn nguyên nhưng giải quyết triệt để căn nguyên đó lại không hề đơn giản. Ví dụ như thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm. Nhiều nhà chuyên môn khuyên rằng, khi biết rõ nguyên nhân gây ĐL thì cần tìm mọi cách để giải quyết nguyên nhân và sau khi đã điều trị khỏi chứng ĐL thì không nên để tái phát nguyên nhân đó, bởi vì theo họ, nếu để tái phát thì ĐL còn tăng hơn nhiều lần so với trước.
Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị, các việc làm khác hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức và bệnh của mình. Các động tác đi bộ hoặc tập thể dục cho người thoái hóa cột sống cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, theo dõi sức khỏe cho mình.
Việc dùng thuốc để điều trị căn nguyên gây ĐL không phải tùy tiện mà cần tuân thủ y lệnh một cách tuyệt đối của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị hoặc cùng một lúc cả thuốc Tây y lẫn Đông y. Trong điều kiện cho phép, có thể điều trị Đông - Tây y kết hợp, ví dụ như uống thuốc Tây y kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc vật lý liệu pháp. NCT cũng đừng quên đi khám bệnh định kỳ để được theo dõi bệnh một cách liên tục đề phòng bệnh ĐL tái phát.
Hiện tượng đau lưng ở người cao tuổi.
Trong y học, môn Lão khoa là môn khoa học nghiên cứu những biến đổi cơ thể trong quá trình lão hoá do hao mòn hoặc thoái triển tự nhiên của con người. Đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi. Theo qui ước Thống kê dân số học của Liên Hợp Quốc, người trên 60 tuổi được coi là người cao tuổi.
Đặc điểm cơ thể người cao tuổi
Lão hoá là một quá trình diễn ra tự nhiên xảy ra ở 5 mức: Mức phân tử, mức tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống và toàn cơ thể. Qua nghiên trên tế bào sợi cho thấy sau khoảng 50 lần nhân đôi, tế bào sẽ chết. Thuyết về sự thoái biến, dựa vào sự suy giảm các hệ thống phục hồi bên trong các tế bào hoặc các cơ quan; các tế bào già sửa chữa các thoái biến AND khó khăn hơn tế bào non. Thuyết về gốc tự do; các gốc tự do là chất oxy hoá, trong đó điện tử tự do xoay xung quanh một nguyên tử oxy hoạt hoá và làm hư hỏng tổ chức, nhất là màng tế bào. Thuyết về chương trình hoá cho rằng sự lão hoá đi theo một chương trình đã định trước. Thuyết miễn dịch liên quan đến sự suy giảm miễn dịch và hiện tượng tự huỷ hoại tự do kháng thể. Sự suy giảm miễn dịch làm cơ thể mất dần khả năng tự vệ đối với tác nhân gây bệnh. Các thuyết nói trên có thể có mối liên quan hữu cơ với nhau.
Đặc điểm bệnh học người già
Quá trình lão hoá xảy ra trong cơ thể ở các mức độ khác nhau làm giảm hiệu lực của cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, giảm khả năng thích nghi, bù trừ, do đó không đáp ứng được sự đòi hỏi của sự sống. Mọi bộ phận trong cơ thể không già cùng một lần và với tốc độ khác nhau, có bộ phận già trước, có bộ phận già sau, có bộ phận già nhanh, có bộ phận già chậm.
Trong đó phải kể đến sự hoá già của hệ Thần kinh, tim mạch, xương khớp:
-Giải phẫu: Ở tuổi 85, trọng lượng của não giảm còn 1180 gram ở nam và 1060 gram ở nữ so với độ tuổi 25 là 1400 gram ở nam và 1260 gram ở nữ.
-Sinh lý: giảm khả năng thụ cảm (giảm thị lực, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác), giảm tính linh hoạt trong sự dẫn truyền xung động Thần kinh, đặc biệt là rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ nhất là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ trừu tượng.
-Bệnh lý: Hay gặp là rối loạn tuần hoàn não đủ các kiểu, u trong sọ, hội chứng bó tháp nhất là bệnh Parkinson, viêm đa dây thần kinh, chèn ép thần kinh do thoái hoá cột sống. Bệnh tâm thần có hai loại: loạn thần trước tuổi (như: trạng thái trầm cảm Alzheimer)
-Sự hoá già của hệ xương khớp gặp từ rất sớm, có thể ngay từ tuổi trung niên. Bệnh hay gặp là thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp gối, vai, xương gót… đặc biệt ở phụ nữ còn hay gặp tình trạng loãng xương…
Nói tóm lại, ở tuổi 80, đau lưng mà không có tổn thương thực thể về thần kinh hoặc các bệnh lý nguy hiểm thì đó được coi như một quá trình già hóa của cơ thể, dĩ nhiên là không thể chữa khỏi được rồi. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tăng cường cho mẹ uống các loại thuốc bổ có bổ sung thêm vitamin, muối khoáng, bổ sung thêm can xi trong chế độ ăn, có thể dùng các thuốc giảm đau nhẹ khi lưng quá đau, và nếu có điều kiện bạn có thể chăm sóc mẹ bằng các thuốc đông dược quý được mệnh danh là thuốc tăng tuổi thọ như Linh chi, Đông trùng hạ thảo, hoặc các chế phẩm có chứa sụn vi cá mập…
(ST)