Video Clip: Cách chữa trị bệnh đau mắt hột ở người lớn, trẻ em
Chữa bệnh đau mắt cho mèo con đơn giản rất hiệu quả
Chữa bệnh đau mắt cho cá La Hán cho cá khỏi nhanh
Đau mắt đỏ (ĐMĐ) còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của ĐMĐ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng… Mặc dù ĐMĐ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực.
Hình ảnh viêm kết mạc mắt (Internet)
ĐMĐ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Dấu hiệu nào nhận biết ĐMĐ?
Triệu chứng của ĐMĐ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. ĐMĐ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt (ghèn, rheum).
Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.
I. Xử trí khi bị ĐMĐ
Tùy nguyên nhân mà dùng các thuốc phù hợp.
1. Viêm kết mạc do vi khuẩn:
ĐMĐ do virut hoặc vi khuẩn có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt. ĐMĐ do virut hay chảy nước mắt hoặc dịch nhầy. ĐMĐ do vi khuẩn thường tạo ra dử dày hơn, màu vàng xanh và có thể liên quan với nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm họng. Cả ĐMĐ do virut và vi khuẩn có thể liên quan với cảm lạnh.
- Dấu hiệu chủ quan (bệnh nhân thấy): Buổi sáng mắt dính, khó mở, ghèn nhiều.
- Khám nghiệm: Có nhiều ghèn (thường ở một mắt), mắt có màu đỏ như thịt bò tươi.
- Ðiều trị: ĐMĐ do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh do bác sĩ khám và kê đơn. Kháng sinh có thể được dùng dưới dạng nhỏ mắt, mỡ hoặc viên uống. Thuốc nhỏ hoặc mỡ cần được tra trong mắt 3-4 lần một ngày trong 5-7 ngày. Thuốc mỡ hay dùng để tra vào mắt trẻ. Nhiễm khuẩn sẽ cải thiện trong vòng 1 tuần. Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thậm chí cả khi triệu chứng bệnh đã hết.
2. Viêm kết mạc do siêu vi:
ĐMĐ do virut sẽ thấy các triệu chứng trầm trọng hơn vào 3-5 ngày đầu. Sau đó các triệu chứng giảm dần và bệnh có thể tự khỏi. ĐMĐ do virut và vi khuẩn đều rất dễ lây. Người lớn cũng như trẻ em đều có thể bị hai loại nguyên nhân này nhưng ĐMĐ do vi khuẩn hay gặp ở trẻ em hơn.
- Dấu hiệu chủ quan: Chảy nước mắt nhiều, cảm giác có vật lạ ở trong mắt. Lây lan thường xuất hiện vào mùa có dịch.
- Khám nghiệm: Mắt đỏ nhiều, sưng. Thường bị cả hai mắt, có thể chảy máu ở tròng trắng, có hạch hai bên dái tai, đôi khi sốt.
- Ðiều trị: Nhỏ thuốc sát trùng, kháng sinh ngừa bội nhiễm. Giữ vệ sinh mắt để tránh lây lan.
3. Viêm kết mạc do dị ứng:
ĐMĐ do dị ứng thường bị ở cả hai mắt và là một phản ứng dị ứng với chất gây dị ứng. Trong phản ứng dị ứng, cơ thể tạo ra một kháng thể gọi là IgE. Kháng thể này khởi động các tế bào đặc biệt gọi là các tế bào mast trong lớp nhầy của mắt và đường thở để giải phóng các chất kháng viêm là histamin. Việc giải phóng histamin có thể gây ra nhiều triệu chứng dị ứng trong đó có đỏ mắt. Nếu bị ĐMĐ dị ứng bạn sẽ rất ngứa, chảy nước mắt và viêm mắt, hắt hơi, sổ mũi, có thể phù nề kết mạc trông như vết phỏng trong lòng trắng. Bác sĩ có thể kê cho bạn một trong các loại thuốc tra mắt dưới đây: kháng histamin, thuốc thông mũi, ổn định tế bào mast, chống viêm steroid và các thuốc chống viêm khác. Thuốc tra corticoid thường được dùng nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ mắt. Quan trọng là phải phát hiện được nguyên nhân gây dị ứng để loại bỏ.
4. Viêm kết mạc do nhiễm hóa chất:
Triệu chứng kích thích do nhiễm hóa chất hoặc dị vật cũng có liên quan đến ĐMĐ. Đôi khi việc rửa để loại bỏ hóa chất hoặc dị vật có thể gây đỏ mắt. Triệu chứng thường bao gồm dử nhày mắt, không có mủ, thường tự khỏi trong vòng một ngày. Dùng nước ấm rửa mắt trong vòng 5 phút. Mắt bạn có thể dễ chịu hơn trong vòng 4 tiếng sau rửa chất kích thích, nếu không đỡ bạn cần gặp bác sĩ.
II. Những lưu ý khi bị ĐMĐ:
- Bạn có thể làm dịu khó chịu bằng cách đắp khăn ấm lên mắt bị đau. Ngâm một miếng vải sạch trong nước ấm và vắt nước trước khi đặt nó nhẹ nhàng lên mắt đau.
- Rửa mặt và mắt bằng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội đầu trẻ em, rửa với nước để loại bỏ chất kích thích.
- Với ĐMĐ dị ứng, tránh dụi mắt vì làm thế bạn không giảm được ngứa. Thay vì việc đó bạn nên đắp một miếng gạc lạnh để làm dịu. Cũng có thể dùng thuốc tra mắt không kê đơn như Naphcon-A hoặc Opcon-A, chứa kháng histamin và tác nhân gây co mạch.
- Thuốc không cần kê đơn có thể giúp bạn giảm ngứa và bỏng rát mắt do chất kích thích. Cần chú ý là thuốc tra mắt cũng có thể gây kích thích mắt do đó cần dừng thuốc đó ngay.
III. Phòng bệnh:
Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan ĐMĐ. Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:
- Không dụi mắt bằng tay.
- Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.
- Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.
- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
Bs Nguyễn Chí Phong tổng hợp.
Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh đau mắt đỏ. Bệnh lây truyền khi dùng
chung khăn mặt, nước mắt, ghèn của người bệnh đau mắt đỏ tiếp xúc với
người lành. Cho tới nay chưa có thuốc ngừa bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh này lây lan rất nhanh, dễ phát thành dịch nếu có người mắc bệnh
đang ở trong cộng đồng đông người như: trường học, bệnh viện, công
xưởng… Vì thế nếu có một người mắc bệnh nên ngay lập tức nghỉ ở nhà để
tránh lây lan cho cộng đồng xung quanh.
Người bệnh nên hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác, nên đeo kính khi ra đường… Nếu cả nhà đều bị đau mắt đỏ thì mỗi người dùng riêng một chai thuốc nhỏ. Vì nhỏ mắt chung một chai thuốc là cách lây truyền bệnh nhanh nhất và trực tiếp nhất.
Khi có bệnh mắt đỏ cần vừa nhỏ thuốc vừa giữ vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch nước muối. Đắp mắt bằng khăn lạnh sẽ làm mắt ít sưng hơn. Trước và sau rửa mắt phải rửa tay bằng dung dịch vệ sinh thật kỹ.
Nếu được điều trị đúng cách và giữ vệ sinh tốt người bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 ngày.
Không nên tự ý dùng lá cây đắp mắt theo cách chữa trị dân gian vì ấu trùng giun trong lá có thể chui vào mắt và gây biến chứng nặng nề cho mắt.
Tuy cùng một biểu hiện nhưng bệnh đau mắt đỏ có nhiều dạng khác nhau: viêm kết mạc (lòng trắng), viêm giác mạc (lòng đen), có màng giả… Chỉ khi khám, bác sĩ mới biết người bệnh bị đau mắt loại nào và căn cứ vào từng lứa tuổi, tình trạng mà có chỉ định dùng loại thuốc nào cho phù hợp.
Do vậy không thể dùng một thuốc nhỏ duy nhất cho tất cả mọi trường hợp bệnh mắt.
Chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân đau mắt đỏ. Nên dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine).
Nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo
Nước muối sinh lý 0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo (Tear natural) sẽ rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Các chế phẩm trên không có chất kháng sinh, cũng không có chất diệt virus nhưng vẫn được kê đơn rộng rãi là nhờ những tính năng trên. Các chế phẩm bôi trơn mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic không nên dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.
Bệnh nhân đau mắt đỏ nên đi khám để điều trị đúng cách.
Không nên xông, đắp lá
Các phương pháp như xông lá trầu không, lá dâu, lá tre... tuy có làm người bệnh dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm bệnh mau khỏi, chưa kể một số bệnh nhân xông lá có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề hơn sau khi xông lá.
Không nên uống kháng sinh, uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm
Tuy một vài bệnh nhân có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho húng hắng... nhưng đó là triệu chứng xâm nhập của virus vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết. Do vậy không cần phải dùng kháng sinh.
Việc dùng các thuốc nhỏ mắt có cortizol
Polydexa hay clodexa từng gây kinh hoàng cho rất nhiều bệnh nhân bởi các tai biến. Tuy nhiên trong viêm kết mạc dịch, quan điểm có vẻ cởi mở hơn. Các thuốc giảm viêm dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc phát bệnh có vẻ làm bệnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng tốt. Một vài trường hợp cá biệt, bệnh sẽ nặng lên do chẩn đoán nhầm, hay kháng sinh không đủ hiệu lực che chở nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, không được sử dụng các sản phẩm có cortizol nếu không có đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh
Cách ly người bệnh và điều trị tốt cho họ. Tránh không đến nơi có nhiều bệnh nhân mắt trong mùa dịch như bệnh viện, siêu thị, các trung tâm vui chơi giải trí. Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong ngày, rỏ nước muối vệ sinh mắt... là cách bảo vệ chúng ta khỏi những phiền toái do viêm kết mạc dịch.
Một tuần nay, số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại Bệnh viện Mắt TP. HCM bắt đầu gia tăng, báo hiệu một mùa dịch đau mắt đỏ mới.
Vào thời điểm nhạy cảm này, bạn cần làm gì để bảo vệ mình và gia đình? Cùng trò chuyện với bác sĩ Đinh Trung Nghĩa, phẫu thuật viên khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP. HCM, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, về vấn đề này.
Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
Số bệnh nhân đau mắt đỏ ngày càng tăng, gây hoang mang cho nhiều người. Xin bác sĩ giải thích rõ về căn bệnh này. Bệnh có đáng ngại không?
Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp. Đây là bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay vi-rút trong nước, bụi bẩn, tay chân, khăn bẩn… xâm nhập vào mắt. Người sống trong khu vực nhiều vi khuẩn, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dễ bị đau mắt đỏ.
Ngoài cộm, rát như có hạt cát trong mắt, vùng lòng trắng (còn gọi là kết mạc) của mắt đỏ, mi mắt hơi sưng, bệnh còn có biểu hiện gì khác?
Biểu hiện chủ yếu nhất của bệnh đau mắt đỏ là dịch mắt, hay là ghèn, tiết ra nhiều. Bệnh càng nặng, vùng kết mạc mắt càng đỏ, có thể xuất hiện hạch ở vùng trước tai.
Bệnh nhân thường đau một mắt, sau 3-5 ngày lây sang mắt còn lại.
Khi bệnh đã có biến chứng, gây viêm giác mạc (tròng đen), mắt bệnh nhân nhìn mờ, dù lau hết ghèn vẫn không cải thiện.
Có phải nhìn vào mắt, hôn hoặc quan hệ vợ chồng với người bệnh sẽ bị lây đau mắt?
Nhìn vào mắt, nói chuyện hay quan hệ tình dục với người bệnh không lây nhiễm nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành. Vi khuẩn đau mắt đỏ không lây qua đường hô hấp. Trường hợp lây sau khi hôn có thể do hai bên dính phải chất tiết từ mắt nhau.
Việc không đi làm, đi học, hạn chế đến những nơi đông người khi đau mắt đỏ có thật sự cần thiết hay không?
Việc cho con trẻ ở nhà là hợp lý, bởi vì khả năng trẻ lây bệnh cho bạn bè rất cao. Ngoài ra, ở nhà, trẻ được chăm sóc chu đáo hơn, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn vào mắt nên hiệu quả điều trị cao hơn.
Người lớn không nhất thiết phải ở nhà. Chỉ cần người bệnh đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là có thể hạn chế lây lan.
Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh cần chú ý những vấn đề gì khác?
Đau mắt đỏ không gây tử vong nhưng có khả năng phát tán nhanh, rộng. Do đó, bệnh nhân cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, tuyệt đối tránh sử dụng chung đồ với người khác. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau:
Nhỏ thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, có thể nhỏ thêm nước muối sinh lý trước khi nhỏ thuốc.
Không tự tiện dùng thuốc hoặc tự chữa với mẹo xông mắt bằng lá trầu không, bạc hà… sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Người bệnh nên đeo kính khi ra ngoài để hạn chế vi khuẩn xâm nhập thêm vào mắt. Sau khi vệ sinh mắt, nên vứt bông gòn ngay vào thùng rác. Không nên dùng khăn tay vì chúng là vật trung gian khiến bệnh lâu khỏi và dễ lây sang người khác.
Cần khám tại các chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện bất thường. Trẻ nhỏ càng không thể chậm trễ vì sức đề kháng của các bé còn kém.
Việc điều trị sớm sẽ không gây tốn kém và làm mất thời gian. Trường hợp đến khi có biến chứng, bệnh có thể để lại di chứng vĩnh viễn cho mắt.
Bệnh đau mắt đỏ là một loại bệnh thường gặp và do các loại vi khuẩn gây nên như khuẩn cầu đôi, khuẩn que, trực khuẩn truyền nhiễm cảm, tụ cầu khuẩn màu vàng kim. Khi bị đau mắt đỏ bạn cần lưu ý những điểm sau .
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên tránh ăn những thực phẩm kích thích, có vị nóng như hành, tỏi, hẹ, ớt cay, thịt dê, thịt chó; tránh thức ăn tanh như cá chép, cá mè, tôm và cua.
Bệnh đau mắt đỏ cần phải chữa trị kịp thời và triệt để, tránh tái phát. Bạn cần phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh và uống thuốc, nhỏ thuốc theo đơn chỉ dẫn của bác sỹ.
Những người bị đau mắt đỏ cấp tính thì mắt bài tiếp ra rất nhiều chất bẩn, vì vậy không chỉ đơn thuần dựa vào thuốc trị liệu, bạn cần chăm sóc mắt cẩn thận, giữ cho mắt luôn sạch sẽ là rất quan trọng.
Bạn nên dùng nước muối sinh lý rửa mắt sau đó mới nhỏ thuốc, như thế mới phát huy được hết tác dụng của thuốc.
Thời kỳ chớm bị, bạn nên chườm lạnh cho mắt (chườm bằng nước đá) vì nó có tác dụng đánh tan sưng mắt và đẩy lùi đỏ mắt. Tuy nhiên, khi đã bị nặng thì bạn không nên chườm, vì sẽ làm cho mắt tụ nhiều máu.
Người bệnh nên tránh ánh sáng quá mạnh, tránh nóng, và hạn chế nhìn. Khi bị đau mắt đỏ cấp tính trầm trọng người bệnh thường chảy nước mắt vì vậy lúc đi ra ngoài bạn nên đeo kính chống nắng để tránh ánh mặt trời, gió và bụi bẩn.
Để cho mắt bài tiết chất bẩn thoải mái, bạn không được băng bó mắt và quấn khăn bịt mắt.
Người mắc bệnh đau mắt đỏ cấp tính cần phải được cách ly để tránh lây lan. Bạn không nên dùng chung đồ vật mà người bệnh đã dùng qua, ví dụ như: chậu rửa mặt, khăn tay.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do vi khuẩn, vi rút..., bệnh dễ gây thành dịch ở nơi vệ sinh kém, thiếu nước sạch trong sinh hoạt như các vùng bị lũ lụt. Theo đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra; sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử (ghèn).
|
Sau đây là một số bài thuốc nam đơn giản, dễ kiếm có thể trị bệnh này.
- Lấy rau diếp cá giã dập nhuyễn, dùng vải mỏng gói lại đắp lên mắt.
- Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ xước 30g. Nấu với nước cho sôi sắc lại, uống suốt ngày.
- 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh giã nát sắc lấy nước uống.
- Rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g). Đổ ngập nước sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
- Lấy lá cây sống đời rửa sạch, giã nhỏ. Dụng cụ làm cần được tẩy trùng, lấy một miếng gạc đã triệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi.
- Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng, bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ một nắm, quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước.
- Bạch tật lê 2g đun sôi, sau đó đổ ra ly để ngay dưới mắt, dùng hơi nước xông cho đến khi khỏi (lưu ý cẩn thận kẻo bỏng mắt).
- Hòa tan 1 thìa canh muối bột (muối tinh không có i ốt) vào 1 lít nước đun sôi để nguội, đựng vào chai sạch để dùng dần. Hằng ngày, nhất là lúc mới ngủ dậy, dùng bông sạch thấm nước muối trên lau mắt 4-5 lần cho sạch. Nhấp nháy mắt cho nước muối lọt vào trong làm tan những hạt li ti cộm lên trong mắt.
(St)