Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Chữa bệnh đau mắt cho mèo con đơn giản rất hiệu quả
Bệnh đau nửa đầu có chữa khỏi không? Chứng đau nửa đầu có yếu tố gia đình, nếu cha hoặc mẹ bị đau nửa đầu thì tỷ lệ các con bị bệnh là 44%, trong trường hợp cả cha và mẹ đều bị đau nửa đầu thì tỷ lệ bệnh của các con lên đến 70%. Sau đây là những bài thuốc đơn giản chữa khỏi bệnh đau nửa đầu. Chỉ cần bạn kiên trì áp dụng.
BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?
Cơn đau thường được khởi phát bởi một số yếu tố sau: khi bệnh nhân bị stress, chịu những biến cố đột ngột xảy đến… Đau nửa đầu cũng liên quan đến nội tiết, chính vì vậy cơn đau thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, ở tuổi dậy thì, thời kỳ tiền mãn kinh, khi dùng thuốc ngừa thai… Có thể có các triệu chứng báo trước như: rối loạn tiêu hóa (chướng bụng, đầy hơi, chán ăn hoặc ăn nhiều); thay đổi tính tình đột ngột như rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, hoặc ngược lại, thể hiện một trạng thái hưng phấn như vui vẻ thái quá, hăng hái làm việc, nói nhiều…
Một cơn đau đầu điển hình thường kéo dài từ 4-24 giờ, một số trường hợp nặng có thể kéo dài lâu hơn. Những triệu chứng đi kèm với cơn đau nửa đầu thường gặp như buồn nôn, nôn ói, sợ tiếng động, sợ gió, sợ ánh sáng, tính tình thay đổi.
Điều trị bệnh đau nửa đầu không đơn giản, bởi không có loại thuốc nào có thể điều trị lành bệnh hoàn toàn mà chỉ có những loại thuốc cắt cơn đau và phòng ngừa cơn đau, điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Tuy nhiên, để có thể giảm tần suất tái phát và giảm cường độ của cơn đau nửa đầu, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, giảm áp lực công việc, tránh những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời. Người bệnh cũng cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn, tránh ăn những thức ăn có thể gây khởi phát cơn đau nửa đầu (tôm, cua, cá, sò, ốc, chocolate, ca cao, pho mát, bơ hoặc uống một số thức uống có cồn như rượu vang đỏ), chuyên cần tập luyện thể dục thể thao, yoga, dưỡng sinh, khí công, đặc biệt quan trọng là tập thư giãn và thay đổi lối sống.
CÁCH CHỐNG LẠI CÁC CƠN ĐAU N���A ĐẦU
Để giải tỏa cơn đau nửa đầu, bạn có thể áp dụng nhiều cách, từ dùng thuốc cho đến thay đổi lối sống của mình.
|
Ảnh: minh họa - Internet |
Bệnh đau nửa đầu thường với những cơn đau tái diễn liên tục dù không nguy hiểm đến tính mạng song nếu để kéo dài nhiều ngày sẽ làm suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đa phần người mắc chứng này bị ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sức lao động cũng như chất lượng sống của mình.
Kiểm soát, cắt cơn
Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh đau nửa đầu, nhưng có thể kiểm soát bằng cách cắt cơn đau và dự phòng cơn đau đầu.
Để điều trị cơn đau đầu, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau thông thường đối với những người bị đau nhẹ hoặc vừa phải. Song đối với các trường hợp đau nặng, vừa phải dùng thuốc chống viêm giảm đau và cả thuốc dự phòng cơn đau.
Để điều trị chứng đau nửa đầu có thể dùng thuốc ergotamine, sumatriptan và rizatriptan. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau nửa đầu. Nếu cơn đau nhẹ, chỉ cần dùng thuốc giảm đau thông thường, kiểu như Panadol hay Alaxan. Thuốc giảm đau thường được dùng khi bắt đầu cơn đau gồm: aspirn, acetaminophen. Nếu cơn đau nặng, có thể cắt cơn bằng Tamik. Tuy nhiên, nếu cơn đau liên tục và dai dẳng, chị em cần đến ngay bệnh viện để điện não đồ, chụp X quang cắt lớp.
Đối với phụ nữ, liệu pháp hormene có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị đau, hãy cố nghỉ ngơi trong căn phòng tối và mát hoặc đi tắm dưới vòi hoa sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giảm nhẹ sự khó chịu. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những cơn đau dữ dội và kéo dài. Đó là những triệu chứng ban đầu của các căn bệnh nguy hiểm đang đe dọa sức khoẻ bạn như: Các bệnh não và tim mạch (xuất huyết não, huyết áp thấp, huyết áp cao, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch...); Các bệnh nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh; Các bệnh về mắt, về răng, bệnh viêm tai giữa, bệnh viêm xoang...
Theo TS.BS Phương Thảo (Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP HCM), các bệnh lý vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm tai xương chủm, và một số đau đầu có tính chất khu trú rất nguy hiểm như: U não, dị dạng mạch não... Những xét nghiệm này nhằm bảo đảm đây đúng là bệnh đau nửa đầu chứ không phải do những nguyên nhân nguy hiểm khác như trên.
Liệu pháp phòng ngừa
Bên cạnh việc dùng thuốc tây, trong một số trường hợp người ta sử dụng thuốc Nam để ngừa chứng đau nửa đầu. Các chuyên gia y tế cho rằng, dùng thuốc là một biện pháp, còn để chứng bệnh được chữa khỏi triệt để, cần sự thay đổi lối sống. Lối sống lành mạnh, cách làm việc hiệu quả, tinh thần thoải mái là liều thuốc tốt nhất để đẩy lùi chứng đau nửa đầu.
Theo đó, việc thay đổi lối sống cần áp dụng đầu tiên là ăn chế độ ăn lành mạnh và giữ cho cân nặng của bạn dưới tầm kiểm soát. Những người hay hút thuốc, uống rượu, béo phì... thường có khuynh hướng dễ bị đau nửa đầu hơn. Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi stress, bạn hãy học cách khắc phục nó tốt hơn. Hãy học cách thư giãn và ngủ tốt hơn.
Để ngăn ngừa đau nửa đầu, khi mắc một trong các bệnh về tai mũi họng, răng, bệnh nhiễm khuẩn, thoái hóa đốt sống, huyết áp tăng hoặc huyết áp thấp cần được thăm khám để điều trị dứt điểm. Cần vệ sinh răng, miệng, họng hằng ngày; bỏ thuốc lá và không uống rượu. Khi bị đau, bạn hãy cố nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và mát hay đi tắm dưới vòi sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu. Một ly nước bổ dưỡng, mát xa cổ, sau gáy và cơ... cũng có thể có ích cho bạn.
Điều trị bệnh đau nửa đầu không đơn giản, bởi không có loại thuốc nào có thể điều trị lành bệnh hoàn toàn mà chỉ có những loại thuốc cắt cơn đau và phòng ngừa cơn đau, điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Tuy nhiên, để có thể giảm tần suất tái phát và giảm cường độ của cơn đau nửa đầu, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, giảm áp lực công việc, tránh những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời. Người bệnh cũng cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn, tránh ăn những thức ăn có thể gây khởi phát cơn đau nửa đầu (tôm, cua, cá, sò, ốc, chocolate, ca cao, pho mát, bơ hoặc uống một số thức uống có cồn như rượu vang đỏ), chuyên cần tập luyện thể dục thể thao, đi bộ, yoga, dưỡng sinh, khí công...
Điều trị đau nửa đầu thường sẽ kết hợp giữa thuốc điều trị các yếu tố gây nguy cơ cao làm đau nửa đầu với thuốc giảm đau, hướng thần. PGS.TS Bùi Khắc Hậu, Đại học Y Hà Nội khuyến cáo: Việc dùng thuốc gì, hàm lượng và liều lượng bao nhiều phải do chính bác sĩ khám bệnh cho mình kê đơn, tuyệt đối không tự động mua thuốc hoặc do sự mách bảo của bạn bè, người thân mà mua thuốc dùng thì sẽ lợi bất cập hại. Vì đa số các thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu đều có nhiều tác dụng phụ.
BÀI THUỐC TRỊ BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU HIỆU QUẢ
Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu (Meniere) thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể.
Thể can phong: do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm… Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn mửa, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền, tế, đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương, hoặc bổ thận âm, bổ can huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, câu kỷ tử 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 18g, câu đằng 16g, táo nhân 12g. Sắc uống.
Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g; phục linh, trạch tả, đơn bì, bạch thược, đương quy, cúc hoa mỗi vị 8g; long cốt 12g; mẫu lệ 12g; câu kỷ tử 12g. Sắc uống.
Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống.
Bài 4: Nếu huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, biểu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống.
Long nhãn tốt cho người bệnh đau nửa đầu thể huyết hư.
Thể huyết hư:
thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt. Mạch tế nhược. Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Phép chữa: dưỡng huyết, tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống.
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống.
Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống.
Bài 4: Ngũ vị tử thang: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, đương quy 8g. Sắc uống.
Thể hàn thấp: Biểu hiện: người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa: hòa đàm trừ thấp. Dùng bài Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.
- Nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g.
- Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g.
Kết hợp day bấm các huyệt sau:
- Nội quan: từ cổ tay phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, cách 2 ngón tay 2 và 3.
- Lao cung: từ khe giữa ngón tay thứ 3 và thứ 4 kéo thẳng xuống giữa lòng bàn tay.
- Thiên lịch: trên huyệt dương khê 3 tấc.
- Phong trì: phía sau tai, chỗ lõm ở chân tóc.
- Định huyễn: từ phong trì đo lên 1 thốn.
Chủ yếu là day bấm 2 huyệt lao cung và thiên lịch có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Phối hợp tất cả các huyệt có tác dụng thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng, thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, lương huyết, định tâm, an thần, thông mạch lạc, trị đau đầu, ù tai, đau các dây thần kinh, có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh đau nửa đầu.
Chữa khỏi chứng đau nửa đầu gần 20 năm nhờ chuối
Cô Poyner với nụ cười hạnh phúc bên 2 đứa con trai của mình. |
Các nhà nghiên cứu người Đức đã tuyển chọn 800 người bị chứng đau nửa đầu và hơn 200 mắc chứng đau đầu từng cụm. Các xét nghiệm sơ bộ cho thấy rằng 50% những người bị chứng đau nửa đầu cảm thấy cơn đau của họ giảm hẳn khi họ ham muốn một đối tượng nào đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình dục kích thích sự phóng endorphins vốn là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhức đầu.
CÁCH HẠ GỤC THỦ PHAM GÂY ĐAU NỬA ĐẦU
Đau đầu là một trong những cơn đau thường gặp phải nhiều nhất và cũng gây không ít khó chịu, đau đớn cho những ai “vướng” phải nó.
Loại trừ nguyên nhân đau đầu do mắc các bệnh thực thể, chẳng hạn như thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, bệnh về mạch máu vùng não, viêm dây thần kinh… đa số những người bị đau đầu không ngờ rằng, các cơn đau đang hành hạ họ bắt nguồn từ những nguyên nhân hết sức bình thường. Khi đã biết rõ nguyên nhân thì việc đánh bại chúng để đầu óc lúc nào cũng nhẹ nhõm, thoải mái là việc vô cùng dễ dàng.
Ảnh: minh họa - Internet |
Thời tiết thay đổi: Thời tiết tác động không nhỏ tới sức khỏe của con người. Mỗi khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn đang nắng chuyển sang mưa, giao mùa, chuẩn bị có bão… các luồng không khí, gió, mật độ không khí trong bầu khí quyển sẽ giao tranh, thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này tác động lên cơ thể chúng ta, nhất là hệ thần kinh và tuần hoàn, khiến cho các tín hiệu về não bộ bị rối loạn, mạch máu co giãn đột ngột dẫn đến đau mỏi toàn thân và đầu thì nhức buốt. Những người huyết áp thấp, huyết áp cao, viêm xoang mạn tính, viêm khớp mạn tính sẽ cảm nhận sự thay đổi này rõ rệt nhất.
Giải pháp: Không có cách nào để phòng tránh được các cơn đau đầu do thay đổi thời tiết. Vì thế, nếu bị đau đầu, bạn nên dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi. Những người hay bị đau đầu khi thời tiết thay đổi nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thiếu ngủ: Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn… là nguyên nhân khiến cho lượng hormon serotonin trong cơ thể giảm thấp. Khi serotonin giảm sẽ làm mạch máu giãn ra; đồng thời kích thích mạnh lên các dây thần kinh có liên quan đến chứng đau đầu, nhất là đau nửa đầu khiến các dây thần kinh này giải phóng các hóa chất gây đau.
Giải pháp: Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày. Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên để có giấc ngủ sâu hơn, những người mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn… cần cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chất cafein trong khẩu phần ăn.
Nước hoa
Các loại nước hoa đều có chứa nhiều thành phần khác nhau để tạo mùi hương, bảo quản và tăng thêm sự hấp dẫn. Để làm giảm sự bay hơi quá nhanh của các hương thơm, các nhà sản xuất đã cho thêm chất hãm bay hơi, thường là các dầu thơm và xạ hương tổng hợp. Chất hãm bay hơi này chính là thủ phạm đánh thức dây thần kinh sinh ba (hay còn gọi là dây thần kinh V) khiến dây thần kinh này giải phóng các chất chống lại các hóa chất ngoại lai, từ đó gây đau đầu, chóng mặt, choáng váng, nhiều người còn bị nôn, mẩn ngứa...
Giải pháp: Tránh sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm làm sạch có mùi thơm khiến bạn bị dị ứng. Nếu cảm thấy ngột ngạt với mùi nước hoa ở chỗ đông người, tốt nhất là nên ra chỗ thoáng khí, uống một cốc nước mát và nếu có thể hãy ngửi một lát chanh tươi, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Ánh sáng chói: Ánh sáng chói từ mặt trời, từ bóng đèn huỳnh quang, từ máy tính… cũng tác động rất lớn đến dây thần kinh thị giác, thần kinh sinh ba, giải phóng các chất hóa học gây đau đầu, nhức mắt.
Giải pháp: Khi đi ngoài nắng bạn nên đeo kính chống nắng. Nếu có thể, chuyển đổi từ các đèn huỳnh quang sang bóng đèn sợi đốt. Khi dùng máy tính nhớ giữ khoảng cách an toàn từ mắt đến màn hình trên 25cm và đặt một màn hình giảm sáng trên màn hình máy tính của bạn.
Thực phẩm: Các loại thực phẩm chứa tyramine axit amin (như rượu vang đỏ và pho mát), nitrat (xúc xích, đồ nguội và các loại thịt chế biến sẵn khác), phenylalanine amino acid (sô-cô-la)… đều gây co thắt và giãn nở mạch máu đột ngột, gây ra chứng đau đầu.
Giải pháp: Hạn chế tối đa các thực phẩn trên trong khẩu phần ăn nếu bạn hay bị đau đầu. Nên bổ sung thêm protein và carbonhydrat để duy trì mức đường trong máu, từ đó giúp giảm các cơn đau đầu một cách hiệu quả.
Hormon: Hoạt động của hormon estrogen là nguyên nhân khiến phụ nữ hay bị đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.
Giải pháp: Nếu hay bị các cơn đau đầu hành hạ vào thời gian kinh nguyệt, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không steroid như naproxen hoặc ibuprofen 2 ngày trước khi chu kỳ của bạn diễn ra. Nếu bạn bị đau đầu trong thời kỳ mang thai do thay đổi nội tiết tố, hãy thông báo với bác sĩ sản khoa để được kê đơn thuốc phù hợp.
Căng thẳng: Căng thẳng, lo âu, stress và sự hoạt động quá mức các cơ ở đầu, trán và cổ sẽ kích thích mạnh đến các cơ và dây thần kinh vùng đầu mặt, dẫn đến đau nhức đầu.
Giải pháp: Khi bị nhức đầu do căng thẳng, bạn cần phải thay đổi lối sống và học cách thư giãn cơ thể và tinh thần để hạn chế những yếu tố kích thích. Có thể thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm, đi bách bộ dưới hàng cây xanh để tinh thần thư thái. Tập thể dục đều đặn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, hay thiền, hít thở sâu, yoga và xoa bóp, cùng với làm việc nghỉ ngơi điều độ là phương cách tốt nhất để phòng ngừa chứng đau đầu này.
Thuốc trị bệnh đau nửa đầu
Chữa bệnh đau nửa đầu bằng đông y hiệu nghiệm
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu
Biện pháp chữa bệnh đau nửa đầu hiệu quả nhất .
Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn
Chữa bệnh đau nửa đầu bằng bài thuốc dân gian
(ST)