Triệu chứng của bệnh động kinh
Bệnh động kinh ở người cao tuổi
Thực phẩm tốt cho bệnh động kinh
Là bệnh về não thường gặp nhất ở Anh, bệnh này có khuynh hướng ảnh hưởng theo dòng họ. Các xung lực điện bình thường trong não bị rối loạn tạo nên những cơn co giật có chu kỳ - có thể nhẹ hoặc nặng.
CÁC CƠN ĐỘNG KINH
Có nhiều dạng động kinh, dạng thứ nhất là cơn động kinh lớn, gồm những cơn co giật theo chu kỳ và khó thở đi kèm với mấtý tức, tiếp theo là cơ thể cứng đờ kéo dài 1 phút hay ít hơn, và sau đó là một loạt những cử động tay chân co giật, ghiền chặt 2 răng hàm (khi đó trẻ có thể cắn vào lưỡi), và sùi bọy mép. Khi hết cơn co giật đứa trẻ sẽ ngủ thiếp đi và sau đó tỉnh dậy mà không hề nhớ mình đã lên cơn.
Một dạng động kinh khác, còn được gọi là “động kinh nhỏ”, không có những cử động bất thường, chỉ mất ýthức trong khoảng 1 -2 giây, rất giống như ngồi mơ mộng, mặ đứa trẻ sẽ đờ ra và có vẻ như không nghe, không thấy gì cả. Dạng động kinh này khó nhận biết và có thể bị bỏ qua không được chuẩn đoán. Mặc dù không nguy kịch như cơn động kinh lớn, các cơn co giật độngkinh nhỏ có thẻ gây trở ngại cho cuộc sống bình thường của một đứa trẻ, đặc biệt đối với việc tập trung chú ý với thành tích học tập ở trường, và với một số hoạt động thể chất mà nếu mất khả năng điều khiển có thể gây nguy hiểm như trượt băng, lái xe.
Không nên llẫn lôn giữa động kinh với ốt cao co giật, có trước hay trong khi bị một bệnh nhiễm trùng.
BỆNH NGHIÊM TRỌNG NHƯ THẾ NÀO
Bệnh động kinh tuyệt nhiênkhông đe doạ đến tính mạng. Đa số trẻ em đến cuối thời niên thiếu thì khỏi bệnh động kinh cơn nhỏ, nhưngcả những trẻ bị dạng động kinh cơn lớn khi lớn lên bệnh cũng có thể cải thiện và một số thì hết hẳn. Tuy nhiên, một số trẻ em bị bệnh động kinh cơn lớn cần được chăm sóc đặc biệt suốt đời, ngay cả căn bệnh thường được kiểm soát bằng thuốc. Cần mộ thời gian để thiết lập liều điều trị cần thiết, có đôi khi thuốc không hoàn toàn có thể chế ngự được cơn động kinh. Hãy hỏi ý kiến bãc sỹ của bạn, bác sỹ có thể thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc để bệnh được kiểm soát tốt hơn. Nếu con bạn bị co giật do bất cứ nguyên nhân nào, hãy đưa cháu đến bác sỹ ngay lập tức.
VIỆC CẦN LÀM KHI LÊN CƠN ĐỘNG KINH
Đừng tìm cách kiềm chế chân tay trẻ.
Nới lỏng quần áo xung quanh cổhay lồng ngực
Đừng tìm cách cậy răng trẻ nếu trẻ nghiến răng quá chặt, đừng đưa bất cứ thứ gì vào miệng cháu.
Ngay khi trẻ ngưng cử động mạnh hãy đặt cháu nằm theo tư thế phục hồi.
Trong một cơn động kinh cơn nhỏ, hãy dẫncháu toei nơi an toàn và ở với cháu cho đến khi qua cơn.
Nên ghi chép điều xảy ra trong cơn co giật của cháu để có thể thuật lại cho bác sỹ.
TRỊ LIỆU
Nếu con bạn đã bị 1 cơn co giật, bác sĩ sẽ hỏi bạn về cơn co giật đó và khám đểxácđịnh dạng co giât mà cháu mắc phải. Nếu những cơn co giật cứ lặp đi lặp lại , nên đưa cháu đến bệnh viện đẻ kiểm tra - gồm đo điện não đồ và những xét nghiệm khác.
Bệnh động kinh có thể được kiểm soát chứ không thể chữa khỏi hẳn được. Các thuốc chống co giật chouống hàng ngày sẽ làm giảm tầnsuất các cơn co giật động kinh cơn lớn, và cuối cùng là mất hẳn cơn động kinh ở đa số trẻ em. Hiện nay có những thuốc tác dụng vhọn lọc ở một vùng chính xác trong não và không gây nên tác dụng phụ như thuốc trước đây.
Tình trạng của trẻ sẽ được bãc sĩ kiểm tra định kỳ - và nếu trong 1 hay 2 năm không bị cơn co giật nào , bác sĩ có thể cho ngưng dùng thuốc . gười ta có thể phẫu thuật khi thuốc không có hiệu quả và khi nghĩ rằng nguyên nhân gây bệnh là do bị tổn thương ở một vùng đơn độc trong não. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên hay không nên phẫu thuật trong trường hợp của con bạn.
(St)