Bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua?

Bệnh  đường ruột có nên ăn sữa chua? Câu trả lời là có vì sữa chua rất tốt cho bệnh đường ruột. Hãy tìm hiểu những hướng dẫn sau để sử dụng loại thức ăn thật thơm ngon và đầy dinh dưỡng này trong thực đơn của gia đình bạn nhé!





BỆNH ĐƯỜNG RUỘT CÓ NÊN ĂN SỮA CHUA
?



Trong đường ruột có sự cân bằng giữa hệ vi sinh vật phân giải đường và hệ vi sinh vật phân giải protein. Điều này tạo nên trạng thái cân bằng cho hệ vi sinh vật trong đường ruột. Khi có yếu tố tấn công vào hệ vi sinh vật phân giải đường như chất cồn, chất kháng sinh , hóa trị liệu, nhiễm trùng hay stress, thì sự cân bằng sẽ bị phá vỡ.

Khi đó, hệ vi sinh vật phân giải protein sẽ tăng sinh, gây ra một số bệnh như tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng... Sữa chua có thể cung cấp cho đường ruột hệ vi khuẩn lacic sống - đây là một phần của hệ sinh vật phân giải đường. Theo đó, ăn sữa chua sẽ giúp phòng ngừa hay chữa khỏi một số bệnh đường ruột do tái thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh vật.

Sữa chua: chữa bệnh đường ruột hiệu quả

 Sữa chua trở thành món ăn có dinh dưỡng cao, độ hấp thụ lớn, ngoài ra nhờ vi khuẩn lactic, nên sữa chua có tác dụng chữa bệnh đường ruột, bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hóa nói chung. Sữa chua đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa.

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.(Ảnh: VB)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Theo PGS.TS.BS Lê Thị Mai, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men lactic sữa động vật, có nhiều ích lợi đối với sức khỏe mỗi người. Sữa chua có thể làm từ sữa tươi, sữa bột hoặc sữa đặc có pha đường. Nhờ quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa và các chất thơm như axetoin, diaxetin cùng nhiều vi lượng quý hiếm được tạo thành.(Ảnh: ALBS)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh đường ruột. Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi, ( Lactobacillus Acidophilus và Bifido bacterium), giúp bảo vệ hệ tiêu hóa , tăng cường sức đề kháng.(Ảnh: ITN)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Đặc biệt, ở ruột già, nơi chứa các cặn bã thối rữa là một nguồn gây nhiễm độc dần dần và liên tục cho cơ thể. Các vi khuẩn gây thối trong ruột cần môi trường kiềm để tồn tại và phát triển. Nhà sinh học Metchnikoff đã từng dùng sữa chua để acid hóa môi trường ruột, hạn chế các vi khuẩn có hại này. (Ảnh: CNN)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Mặt khác lợi dụng được quy luật đấu tranh sinh tồn của tự nhiên - các vi khuẩn lên men lactic được đưa vào ruột sẽ cạnh tranh với vi khuẩn gây thối và lấn át các vi khuẩn này. Bởi vậy theo "thuyết sống lâu" của ông thì sữa chua có tác dụng chống lão hóa. (Ảnh: TTVN)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Giảm viêm loét dạ dày: Thông thường người ta cho rằng những thức ăn chua có hại cho người bệnh loét dạ dày - hành tá tràng, vì nó làm tăng lượng acid dễ gây viêm loét nặng hơn. Thế nhưng nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh dùng sữa chua lại có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày.(Ảnh: ĐV)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Thứ nhất là số lượng và nồng độ acid có trong sữa chua là không đáng kể, so với lượng acid trong dịch vị; ngược lại acid lactic trong sữa chua lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (vi khuẩn thủ phạm gây viêm loét dạ dày). (Ảnh: ITN)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Thứ hai là tác dụng cạnh tranh sinh tồn, những vi khuẩn lên men chua (Lactobacteriacae) sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa cạnh tranh thức ăn và chỗ bám, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của H.Pylori, giúp cơ thể người loại trừ được vi khuẩn có hại này. (Ảnh: AFM)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ chữa được tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Những phụ nữ đang mắc bệnh nấm Candida tái phát liên tục, nếu thường xuyên ăn sữa chua có chứa những men vi sinh hoạt động, có thể làm giảm đáng kể những vi nấm bất trị này. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng trong điều trị bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. (Ảnh: KH)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Sữa chua tuy không chữa khỏi hẳn được bệnh loãng xương, nhưng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá trình bằng cách thêm đủ lượng canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày. Sữa chua là nguồn canxi tốt nhất dễ hấp thu cho cơ thể.(Ảnh: Eva)
Xem thêm: Các món ăn - đồ uống ảnh hưởng lớn tới 'độ nam tính' của đấng mày râu

Các nhà y học thuộc Viện Minnesota (Mỹ) nghiên cứu về sữa chua cho biết nó là "vị thuốc quý" đối với người già mắc bệnh loãng xương không ăn được sữa. Một cốc sữa chua cung cấp cho cơ thể gần một nửa khẩu phần canxi hàng ngày. Ngoài ra, sữa chua còn có thể dùng cho người bệnh tiểu đường vì nó có ít chất glucid và làm giảm được cơn khát.

Những lưu ý khi sử dụng sữa chua: Phải sử dụng sữa chua có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đảm bảo an toàn. Đặc biệt đối với sữa chua tự làm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cần phải hỏi ý kiến chuyên gia về công thức khi làm sữa chua

NHỮNG THỰC PHẨM NGƯỜI BỆNH ĐƯỜNG RUÔT NÊN TRÁNH

Sữa có thể là nguyên nhân gây đầy hơi, hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác cho những người bị bệnh đường ruột.

Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và thậm chí suy dinh dưỡng trầm trọng. Giống như viêm loét đại trường, viêm ruột thông thường, bệnh viêm ruột có thể bị đau đớn và suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các chuyên gia sức khỏe, dưới đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm ruột nên tránh:

Sữa

Bệnh viêm ruột là do tổn thương đường tiêu hóa, nó có thể khiến cơ thể không dung nạp lactose, không có khả năng để tiêu hóa đường trong sữa và các sản phẩm sữa khác. Sữa có thể là nguyên nhân gây đầy hơi, hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác, bạn có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân thay cho sữa bò.

Quả hạch 

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, việc bổ sung các loại quả hạch vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp điều trị bệnh đái tháo đường type 2 cũng như chống lại các căn bệnh liên quan đến béo phì và tình trạng kém linh hoạt của cơ thể, đồng thời còn giúp cải thiện các căn bệnh ở hệ tuần hoàn.

Tuy nhiên, khi ăn sống quả này bệnh nhân bị bệnh viêm ruột sẽ không hấp thu được protein và các chất béo lạnh mạnh của loại quả này.

Theo các chuyên gia cho biết, cũng như các thực phẩm thô khác, quả hạch có thể gây kích ứng niêm mạc ruột, làm cho triệu chứng bệnh nặng thêm.

Loại quả có vỏ

Theo nghiên cứu cho thấy, một quả táo mỗi ngày có thể giúp bạn phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh viêm ruột, nếu bạn ăn táo cả vỏ có thể gây suy tiêu hóa.

Điều này cũng xảy ra tương tự với rau quả có vỏ như dưa chuột, bạn hãy bỏ vỏ trước khi ăn. Nói chung, đối với những người mắc bệnh viêm ruột thì lựa chọn tốt nhất là ăn quả nên bỏ vỏ.

Bắp rang 

Theo nghiên cứu mới cho thấy, bắp rang (popcorn), một món ăn chơi không chỉ được biết đến vì khả năng cung cấp nhiều chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Theo tính toán thì lượng chất chống oxy hóa trong một phần bắp rang nở có thể cao hơn lượng chất chống oxy hóa có trong một khẩu phần trái cây hay rau củ.

Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm ruột thì không nên ăn bắp rang vì bắp rang là ngũ cốc nguyên hạt, và là một trong những loại thực phẩm khó tiêu hóa nhất.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bất cứ thực phẩm nào khó tiêu đều có thể gây bất lợi cho người bị bệnh viêm ruột.

Thực phẩm chiên, rán

Thịt gà, cá, và các loại thực phẩm lành mạnh khác sẽ mất dinh dưỡng khi chúng chiên, rán. Thực tế, thực phẩm chiên hoặc rán đều không tốt cho sức khỏe của mọi người và đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiêu hóa.

Thịt ướp muối

Thịt là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt các động vật máu nóng như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm... có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng cà các loại vitamin. Thịt là thực phẩm rất quan trọng đối với những người bị bệnh viêm ruột, họ cần ít nhất 25% lượng ca lo hàng ngày là chất đạm.

Tuy nhiên, với người bị viêm ruột, lượng chất đạm cần có không phải từ thịt xông khói hay chất béo. Vì những loại thực phẩm này cung cấp ít dinh dưỡng, trong khi hàm lượng chất béo cao của chúng có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Thay vào đó, bạn có thể chọn thực phẩm giàu chất đạm khác như cá, đậu nành...

Các loại hạt

Các loại hạt rất tốt cho sức khỏe với nhiều protein, chất xơ, chất chống oxi hóa và vitamin E, tất cả các chất trên đều giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh và tinh thần vui vẻ. Tuy nhiên, người bị bệnh Crohn nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều hạt, chẳng hạn như dâu tây, quả mâm xôi và cà chua.

Những loại thực phẩm chứa nhiều hạt có thể gây tiêu chảy nhiều hơn. Ngoài ra, hãy tránh xa bánh mì lúa mạch đen và bánh nướng khác có chứa hạt.

Cà chua

Cà chua bảo vệ tim mạch do có th��� làm giảm nồng độ cholesterol trong máu một mức đáng kể. Tuy nhiên, cà chua cũng giống như các loại hạt, những người bị bệnh viêm ruột ăn cà chua dưới bất kỳ hình thức nào đều khiến cho các triệu chứng bệnh của họ nặng hơn.

Cà phê, sô cô la và nước có gas

Bất cứ thực phẩm nào có chứa chất caffeine và thức uống có ga đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, những người vị bệnh viêm ruột cần tuyệt đối tránh xa chúng.

Rượu

Hãy cẩn thận khi uống rượu, vì nó có thể là một vấn đề cho một số người bị bệnh viêm ruột.

Nếu uống quá nhiều hoặc quá thường xuyên nó có thể gây viêm loét đại tràng.

LỜI KHUYÊN KHI ĂN UỐNG

Người bệnh tất nhiên cần được điều trị lâu dài, nghĩa là phải uống thuốc nhiều ngày. Cũng chính vì thế, bên cạnh chuyện đau yếu, không kém phần quan trọng là tai hại do phản ứng phụ của thuốc kháng viêm, nhất là thuốc có chứa corticosteroid. Không dùng thuốc không xong nhưng càng dùng thuốc càng mệt thêm vì… thuốc.

Muốn giải tỏa áp lực của thuốc, lối thoát của nạn nhân chỉ có thể là chế độ dinh dưỡng. Khẩu phần của người bị viêm đại tràng vì thế cần được chú trọng nhằm mục tiêu nâng đỡ tổng trạng bằng cách cung cấp nước và chất điện giải, chất đạm và hoạt chất sinh học. Cụ thể:

- Uống nhiều nước: Đừng ít hơn 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần trong ngày, đặc biệt là ly nước lớn 300 ml vào buổi sáng sớm lúc bụng đói. Nếu được nước khoáng loại có nhiều kalium và magnesium càng hay vì nước vừa nhuận trường vừa lợi tiểu.

- Giảm "thịt đỏ": Đạm động vật là một trong các nguyên nhân gây dị ứng và lên men trong khung ruột.

- Ưu tiên "thịt trắng": Chẳng hạn thịt gia cầm, tất nhiên nếu thịt, trứng không tẩm thuốc kháng sinh, không ướp bằng nội tiết tố.

- Chú trọng thịt "giả": Như đậu hủ, vừa dồi dào chất đạm, vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.

- Ăn định kỳ trứng luộc hoặc cá biển: Tối thiểu ba lần trong tuần có món trứng luộc hay cá biển để cung cấp sinh tố D - chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột theo kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây.

- Sữa chua, chuối già và khoai lang: Trên bàn ăn nên thường xuyên có ba món sữa chua, chuối già và khoai lang nhằm bổ sung kalium và sinh tố B6 - hai hoạt chất rất dễ thiếu hụt khi đường ruột trục trặc.

- Chuộng trái cây: Ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây để cơ thể được liên tục tiếp tế sinh tố C. Thiếu sinh tố C thì các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Đừng quên trái ổi vì ổi vừa dồi dào sinh tố C, vừa cung cấp chất chát với tác dụng trấn an đường ruột.

- Rượu thuốc: Nếu thích rượu thuốc thì ly nhỏ rượu quế, hay rượu vang trắng ngâm thì là, hoặc rượu sa nhân là món nên có sau mỗi bữa ăn. Nhưng nên nhớ là uống một ly nhỏ khác xa với ực luôn… một xị.

Đừng kiêng đến suy dinh dưỡng

Do thường bị đau bụng nên người bệnh rất sợ món ăn không hạp. Chính vì thế mà một trong những sai lầm thường gặp của người bị viêm đại tràng là chế độ ăn uống kiêng cữ quá khắt khe. Người bị bệnh đường ruột không nên vì quá sợ tiêu chảy rồi tự gây suy dinh dưỡng. Chỉ cần nhớ hai nguyên tắc. Đó là:

- Loại bỏ món nào không dung nạp được, nghĩa là ăn vào thấy khó chịu, nhất là món đã từng gây dị ứng ngoài da.

- Đa dạng hóa khẩu phần để dưỡng chất nào cũng có, thay vì ngày nào cũng ăn mỗi một món hạp khẩu để rồi tuy đủ ăn nhưng lại suy… dinh dưỡng.

Ba lưu ý kiêng cữ

Trong bệnh đường ruột bao giờ cũng có hiện tượng dị ứng. Người có trục tiêu hóa quá nhạy cảm nên:

- Giảm tối đa thực phẩm công nghệ vì nhiều chất phụ gia là nguyên nhân gây dị ứng trên đường tiêu hóa.

- Tránh các loại nước uống dưới dạng cốm hòa tan hay sủi bọt, cũng như các loại thuốc có sorbitol hay manitol trong thành phần vì dễ gây tiêu chảy.

- Cữ tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng ngoài da trước đó.





Ung thư đường ruột
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
Tác dụng chữa bệnh của tỏi
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Tìm hiểu về bệnh viêm đường ruột
Giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt
Đường ruột và dạ dày
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư





(ST
)