Bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục ở nam giới
Sơ lược về những bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể lây truyền qua việc giao hợp, hôn,
quan hệ tình dục bằng miệng, và cùng dùng những dụng cụ tình dục.
Bên cạnh việc kiêng cữ, sử dụng những màng chắn như bao cao su trong suốt quá
trình quan hệ tình dục (dù không hiệu quả 100%) nhưng là cách tốt nhất ngăn
những bệnh lây qua đường sinh dục.
Những vết loét ở miệng, cơ quan sinh dục thường nhất do herpes, hạ cam mềm,
giang mai, và hột xoài..
Nhiễm giang mai có thể có triệu chứng như: những vết loét ở miệng, cơ quan sinh
dục, sốt, nổi mẫn ngứa ở da, hoặc những thay đổi của những tổn thương thần kinh
từ hoàn toàn lú lẫn đến đột quị.
Chlamydia và lậu có thể lây truyền một mình hoặc kết hợp và gây ra viêm niệu
đạo mà bệnh nhân có cảm giác nóng khi đi tiểu và rỉ dịch ở lỗ sáo.
HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải được lây truyền qua đường máu,
quan hệ tình dục, và thường liên quan với 1 hoặc hơn nữa những bệnh lây qua
đường sinh dục khác.
HPV gây ra những mụn sùi ở cơ quan sinh dục, và liên quan đến ung thư trực
tràng ở nam.
Vieem gan virus B chủ yếu lây truyền qua đường sinh dục trong khi Viêm gan
virusC chủ yếu lây qua đường máu.
HHV-8 mới được nhận biết là virus lây qua đường tình dục và liên quan với
Kaposi" sarcoma (u da ít gặp) và có thể là lymphoma (u mô lympho).
Chấy công cộng và cái ghẻ là những côn trùng nhỏ lây lan từ da qua da.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì và làm cách nào để ngăn ngừa sự lây
lan của nó ?
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những nhiễm trùng được lây nhiễm trong
bất kỳ kiểu tiếp xúc sinh dục nào bao gồm giao hợp (âm đạo hoặc hậu môn), đường
miệng, và dùng chung dụng cụ sinh dục như cần rung. Một số bệnh lây truyền qua
đường tình dục là do nhiễm trùng lây qua việc tiếp xúc da - da gần và lâu bao
gồm thời gian khoái cảm tình dục.
Mặc dù đa số bệnh lây truyền qua đường tình dục đều cần phải điều trị, nhưng
cũng có những bệnh không điều trị được là HIV, HPV, VGvirusB, C và HHV-8. Nhiều
bệnh nhiễm có thể tồn tại và lây lan nhưng không gây triệu chứng.
- Cách tốt nhất ngăn ngừa việc lây lan bệnh lây truyền qua đường tình dục là
kiêng cữ . Sử dụng đúng cách và thường
xuyên những dụng cụ phòng ngừa như bao cao su trong suốt thời gian quan hệ tình
dục để phòng ngừa lây lan của những bịnh này. Dù thế nhưng vẫn không bảo đảm
hoàn toàn sự lây nhiễm.
Thật sự là việc ngăn ngừa gieo rắc bệnh lây truyền qua đường tình dục phụ thuộc
trên những lời khuyên thích hợp đối với những người nguy cơ, việc chẩn đoán sớm
và điều trị những nhiễm trùng này.
Trong bài này, bệnh lây truyền qua đường tình dục được phân thành ba nhóm
chính:
1,Bệnh lây truyền qua đường tình dục liên quan đến những tổn thương sinh dục.
2,Bệnh lây truyền qua đường tình dục liên quan với viêm niệu đạo.
3,Bệnh lây truyền qua đường tình dục tác động toàn thân.
Tuy nhiên hãy chú ý rằng một số bệnh liên quan đến những tổn thương sinh dục
(giang mai) hoặc niệu đạo (lậu) cũng có liên quan đến toàn thân
Bệnh liên quan với những tổn thương sinh dục
Hạ cam mềm
Herpes sinh dục
Bệnh hột xoài
Giang mai
Papillomavirus ở người (HPV)
Những bệnh liên quan đến viêm niệu đạo
Ghlamydia
Bệnh lậu
Hạ cam mềm
1. Hạ cam mềm là gì ?
Nó là nhiễm trùng được thấy đầu tiên trong những vùng da tiếp xúc sinh dục.
Nhiễm trùng xuất hiện điển hình ở dương vật, vùng hậu môn và quanh miệng. Săng
bắt đầu như một khối phồng lên mềm khởi phát sau 3-10 ngày có tiếp xúc sinh dục
với người bệnh. Sau đó nó vỡ ra thành vết loét đau. Thường nó cũng gây mềm hạch
(hạch lympho) như ở bẹn với nốt phồng lên hoặc loét ở dương vật.
2. Hạ cam mềm được chẩn đoán như thế nào ?
Chẩn đoán thường cấy chỗ vết loét để xác định vi khuẩn gây bệnh, Hemophilus
ducreii. Chẩn đoán lâm sàng (hỏi bệnh sử và khám lâm sàng) được xác định khi
bệnh nhân có hơn một vết loét đau mà không có bằng chứng để nói nó do bệnh
giang mai hoặc herpes.
Chẩn đoán lâm sàng là có thể quyết định điều trị ngay cả cấy âm tính. Một cách
tình cờ từ chacroid giống từ chancre là một chỗ loét không đau có trong bịnh
giang mai. Chancroid đôi khi được gọi là chancre mềm để phân biệt chúng từ săng
giang mai - là sang thương cứng.
3. Hạ cam mềm được điều trị như thế nào ?
Nó luôn luôn được điều trị hết với một liều duy nhất 1gam azithromycin
(Zinthromax) hoặc một liều tiêm ceftriaxone (Rocephin). Những thuốc khác là
iprofloxacin (cipro) 500mg uống 2 lần trong ngày và trong 3 ngày hoặc
erythromycin 500mg uống 4 lần ngày trong 7 ngày. Khi có điều trị thì những sang
thương loét hết trong 7 ngày. Nếu không cải thiện trong 7 ngày điều trị thì nên
xem lại, để có chẩn đoán những nguyên nhân khác của loét.
Những người nhiễm HIV có nhiều nguy cơ thất bại điều trị. Nhưng cũng cần theo
dõi để bảo đảm bệnh nhân có điều trị.
4. Người ta nên làm gì khi tiếp xúc với người mắc hạ cam mềm ?
Cần đến khám y tế khi có tiếp xúc sinh dục với người bi hạ cam mềm. Dù người
tiếp xúc có hay không có vết loét thì cũng nên điều trị nếu lỡ tiếp xúc với
người có vết loét. Hơn nữa, nếu có quan hệ nhưng sau 10 ngày người kia mới có
vết loét cũng nên điều trị dù ở thời điểm tiếp xúc người kia không có loét.
Herpes sinh dục
1. Herpes sinh dục là gì và làm thế nào để ngăn ngừa việc lây lan ?
Herpes sinh dục là nhiễm virus gây ra mụn rộp trên những vết của vùng da tiếp
xúc sinh dục. Hai loại herpes virus liên quan với những thương tổn sinh dục là
: herpes simplex virus-1 (HSV-1) và herpes simplex virus -2 (HSV-2).HSV-1
thường gây ra mụn rộp ở miệng trong khi HSV-2 thường gây ra đau sinh dục hoặc
những tổn thương trong những vùng quanh hậu môn.
Khoảng 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với herpes, một số người có thể có nhiễm trùng
nhẹ hoặc không và rồi tự khỏi. Một số người khác có thể có những đợt phồng da
đau , có kèm theo sốt và nhức đầu. Một khi đã nhiễm herpes , thì thường kéo dài
và được đặc trưng bằng những đợt bùng phát. Ðợt bùng phát xảy ra vì dạng HSV
tiềm ẩn được kích hoạt. Tỉ lệ những đợt bùng phát xuất hiện khác nhau tùy từng
cá nhân.
Nó thường liên quan với những stress hoặc những nhiễm trùng khác. Nó cũng
thường xảy ra trong những người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV. Nó thường
được đặc trưng bằng những cụm mụn rộp da đau nhẹ đến trung bình ở những vùng da
bị nhiễm. Tái phát thường tự hết với những chỗ phồng da biến mất trong 5 ngày.
Tuy nhiên, HSV ở những người nhiễm HIV có thể nặng hơn, thường gây ra loét hơn
là phồng da và kéo dài.
Người ta ước tính khoảng 45 triệu người Mỹ nhiễm HSV-2. Herpes sinh dục chỉ lây
qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Những tổn thương herpes thường
thấy ở những người đàn ông trong thời kỳ bệnh bột phát, khi ấy việc lây nhiễm
có khả năng xảy ra nhiều nhất.
2. Herpes được chẩn đoán như thế nào ?
Chẩn đoán herpes dựa trên sự xuất hiện một chùm mụn rộp da, nhỏ, đau trên vùng
sinh dục hoặc quanh hậu môn.
Chẩn đoán xác định dựa trên việc cấy virus. Mẫu cấy được lấy trên những chỗ
phồng bị bể bằng cách phết vào đáy chỗ loét và gởi que gòn đến phòng thí
nghiệm.
Thử máu có thể xác định kháng thể HSV để xem người đó có nhiễm HSV hay không.
Kháng thể là những protein được sản xuất ra từ cơ thể trong việc giúp bảo vệ
chống lại virus này. Tuy nhiên, kháng thể không thể xác định những tổn thương
mới xảy ra là do herpes hay không. Vì thế test này ít có giá trị trong chẩn
đoán herpes sinh dục.
3. Người bị nhiễm herpes sinh dục nên biết điều gì ?
Những người nhiễm herpes sinh dục cần ý thức được rằng bịnh không thể chữa khỏi
hoàn toàn, sẽ có những đợt tái phát và việc lây nhiễm có thể xảy ra dù không có
tổn thương nhìn thấy. Những người bị nhiễm cần thông báo cho người bạn tình của
mình là mình bị nhiễm HSV. Không chỉ cần tránh quan hệ tình dục trong thời kỳ
mụn nước xuất hiện mà còn trong giai đoạn thấy ngứa vùng da liên quan (trước
khi bùng phát). Vì HSV có thể lây lan trong trong suốt thời kỳ không có triệu
chứng, do đó cần phải dùng bao cao su hoặc những dụng cụ bảo vệ sinh dục khác
trong quá trình giao hợp với người nhiễm herpes.
Ðối với những trường hợp này thì bao cao su luôn được dùng ngay cả khi người
này không cần thiết ngừa thai hay phòng những bệnh lây qua đường sinh dục khác.
Cuối cùng, bệnh nhân nên hiểu được vai trò rất giới hạn của việc điều trị chống
virus trong giai đoạn bùng phát đầu tiên và sau đó, đồng thời điều trị ức chế
nhằm ngăn ngừa tái phát ở những bịnh nhân thường xuyên bị tái phát.
4. Herpes sinh dục được điều trị như thế nào ?
- Một vài loại thuốc được dùng để điều trị nhiễm HSV. Mặc dù có thuốc thoa lên
sang thương, nhưng ít hiệu quả và không được sử dụng thường xuyên. Thuốc dùng
đường uống hoặc đường tĩnh mạch (trong những trường hợp nặng) hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, bệnh nhân cần hiểu là không có thuốc chữa khỏi bệnh này mà chỉ dùng
thuốc để giảm mức độ, thời gian của những đợt bùng phát.
- Vì nhiễm HSV lần đầu thường có xu hướng bọc phát nặng. Nên thường được khuyến
cáo điều trị thuốc chống virus. Ngược lại, những đợt tái phát thường nhẹ nên
thuốc chỉ có lợi khi được điều trị trước khi bệnh phát sinh hoặc trong vòng 24
giờ sau khi có triệu chứng. Ðể tốt cho những bệnh nhân bị tái phát thì thuốc
được cho bệnh nhân trong giai đoạn phát triển.
Bệnh nhân được chỉ dẫn bắt đầu điều trị ngay khi có cảm giác ngứa quen thuộc
trước khi bệnh bùng phát hoặc ở giai đoạn bắt đầu có sự hình thành mụn nước.
Cuối cùng, điều trị ức chế nên dùng để ngăn ngừa tái phát khi có hơn 6 lần tái
phát trong một năm.
5.Người ta nên làm gì khi tiếp xúc với người nhiễm herpes sinh dục ?
Những người đã tiếp xúc với người nào đó bị herpes sinh dục thì nên tham vấn để
biết triệu chứng của nó, những đợt bùng phát tự nhiên, và làm thế nào để ngăn
ngừa mắc phải hoặc lây nhiễm virus trong tương lai. Nếu một người trải qua một
đợt bùng phát herpes thì họ nên được xem xét lại toàn bộ và điều trị khi có chỉ
định.
Bệnh hột xoài (lymphogranuloma venereum (LGV))
1.LGV là gì ?
LGV là một bịnh không thường gặp trong vùng hậu môn trực tràng hoặc sinh dục
được gây ra bởi Chlamydia trachomatis. Bệnh nhân khám bác sĩ với hạch mềm ở
vùng bẹn. Những bệnh nhân này thường khai mới đây có vết loét sinh dục và tự
hết sau đó.
Ở những bệnh nhân khác, đặc biệt là người nhiễm HIV, có viêm, sẹo và hẹp hậu
môn trực tràng thường gây ra tiêu chảy và cảm giác mót rặn. Thêm vào đó, những
bệnh nhân này đau quanh hậu môn hoặc chảy dịch từ vùng quanh hậu môn hoặc những
tuyến trong vùng bẹn. Hãy chú ý một loại Chlamydia trachomatis khác gây ra viêm
niệu đạo có thể phân biệt được bằng xét nghiệm chuyên biệt.
2.LGV được chẩn đoán và điều trị như thế nào ?
- Chẩn đoán LGV được nghi ngờ ở những người có triệu chứng điển hình và sau khi
loại ra những chẩn đoán khác là chancroid, herpes, và giang mai. Chẩn đoán
thường được làm bằng test máu chuyên biệt giúp phát hiện kháng thể của
chlamydia do đáp ứng miễn dịch của cơ thể tạo ra.
- Một khi LGV được chẩn đoán, uống Doxycyclin 100mg 2 lần/ngày/21 ngày. Nếu
không dùng được loại này thì thay
bằng Erythromycin base 500mg, 4 lần/ngày/21 ngày.
3.Người ta nên làm gì khi tiếp xúc với người nhiễm LGV ?
-Một người tiếp xúc tình dục với người có nhiễm LGV nên được khám những dấu
hiệu, triệu chứng của LGV cũng như nhiễm Chlamydia niệu đạo vì 2 chủng vi trùng
này thường cùng tồn tại trong bệnh nhân. Nếu có tiếp xúc tình dục với một người
mà người đó khởi phát những triệu chứng của LGV trong vòng 30 ngày, thì nên
được điều trị.
Giang mai
1.Giang mai là gì ?
- Giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi Treponema pallidum. Bệnh tiến triển
qua 3 giai đoạn hoạt động và một giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn đầu những vết
loét xuất hiện trong những vùng tiếp xúc sinh dục như dương vật, miệng và hậu
môn. Những hạch phồng lên không đau thường hiện diện trong vùng có săng như
trong vùng bẹn của những bệnh nhân có tổn thương. Vết loét biến mất sau đó,
bệnh tái phát lại sau vài tháng như một giang mai thứ phát.
- Giang mai thứ phát là giai đoạn bệnh toàn thân có nghĩa là có tổn thương ở
nhiều cơ quan. Vì thế trong giai đoạn này bệnh nhân trải qua nhiều triệu chứng
khác nhau mà thường nhất là nổi hồng ban ở da. Thêm vào đó giang mai thứ phát
có thể liên quan một cách tiềm ẩn đến bất cứ phần nào của cơ thể như sưng hạch
bẹn, cổ, tay, viêm khớp, bệnh lý thận, và những bất thường ở gan. Giai đoạn này
nếu không điều trị giang mai có thể tồn tại dai dẳng hoặc biến mất.
- Hậu quả của giang mai thứ phát là bệnh nhân mang mầm bệnh mà không có triệu
chứng. Ðây là giai đoạn tiềm ẩn của bệnh. Giai đoạn tiềm ẩn này có thể có hay
không và kéo dài hơn 20 năm thì phát triển giai đoạn 3. Ðây cũng là giang mai
toàn thân và có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm:
Giãn những mạch máu của tim dẫn đến bệnh lý tim mạch.
Phát triển những nốt lớn trong những cơ quan khác nhau của cơ thể.
Nhiễm trùng não gây ra đột quị hoặc lú lẫn tâm thần.
Liên quan đến mắt dẫn đến giảm thị lực.
Liên quan đến tai dẫn đến điếc.
2. Giang mai được chẩn đoán như thế nào ?
Chẩn đoán săng (giai đoạn nguyên phát) có thể được làm bằng
cách xem những chất tiết của vết loét dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, cần xem
dưới kính hiển vi nền đen để phân biệt được xoắn khuẩn Treponema. Vì kỹ thuật
soi này ít khi được dùng nên chẩn đoán và điều trị thường dựa trên sự xuất hiện
của săng. Ðối với giang mai giai đoạn II, III chẩn đoán được dựa trên test
kháng thể để phát hiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn Treponema.
Test máu chuẩn tìm giang mai là VDRL. Test này xác định đáp ứng đối với nhiễm
trùng nhưng không tìm được nguyên nhân thật sự của nhiễm trùng. Mặc dù những
test này rất hiệu quả trong việc phát hiện bằng chứng nhiễm Treponema nhưng nó
cũng tạo ra một số dương tính giả. Vì thế bất kỳ test non- treponema nào dương
tính thì cũng phải được xác nhận bằng test treponema.
- Cả hai test non-treponema và treponema chỉ dương tính trong khoảng 50% những
bịnh nhân có săng làm cho không chắc chắn trong việc chẩn đoán giang mai nguyên
phát. Những bệnh nhân ở giai đoạn II, III thì hầu như có test VDRL, RPR cũng
như MHA-TP hoặc FTA-ABS dương tính. Một vài tháng sau điều trị những test
non-treponema sẽ giảm đến mức không phát hiện hoặc mức thấp. Tuy nhiên những
test Treponema thì vẫn dương tính sau đó dù có hay không việc điều trị giang
mai.
3. Giang mai được điều trị như thế nào ?
Dựa trên giai đoạn của bệnh, điều trị giang mai được tóm tắt như sau :
Giai đoạn nguyên phát và thứ phát:Benzathine penicillin tiêm bắp, 2,4 triệu đvị
(liều duy nhất) hoặc Doxycycline 100mg,uống 2 lần/ngày /14 ngày.
Tetracycline 500mg uống 4 lần/ngày/14 ngày.
Giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn (> 1 năm), có bệnh tim mạch, hoặc gôm giang
mai:Benzathine penicillin G, tiêm bắp, 4 tr Ðơn vị mỗi tuần khoảng 3 tuần. Hoặc
Doxycycline 100mg,uống 2 lần/ngày / 28 ngày.
Tetracycline 500mg uống 4 lần/ngày/28 ngày.
Giai đoạn Giang mai thần kinh:Aqueous crystallinepenicillin G 18-24 tr đv tiêm
tĩnh mạch mạch/ngày/10-14 ngày Hoặc Procain penicillin tiêm bắp 2,4 tr đơn vị
mỗi ngày cùng với probenecid 500mg uống 4 lần /ngày/10- 14 ngày.
4.Người ta nên làm gì nếu tiếp xúc với người bệnh giang mai ?
Bất cứ ai tiếp xúc tình dục với người có vết loét, hoặc hồng ban giang mai thì
có nguy cơ bị nhiễm giang mai cao. Những người tiếp xúc tình dục trong vòng 90
ngày khi người bạn tình được chẩn đoán giang mai giai đoạn đầu, giai đoạn II
hoặc tiềm ẩn thì nên được điều trị một trong những cách như đối với giang mai
nguyên phát hoặc giai đoạn II.
Nếu tiếp xúc tình dục sau hơn 90 ngày người kia mới bị bệnh giang mai thì nên
đi thử test non- treponema. Nếu test này không làm được hoặc khó theo dõi bệnh
thì nên điều trị luôn như giang mai giai đoạn I, II. Cuối cùng, những người
tiếp xúc tình dục trong thời kỳ lâu dài (trên 1 năm ) mà sau đó có nhiễm giang
mai tiềm ẩn, hoặc giai đoạn III thì nên được đánh giá bởi bác sĩ và làm những
xét nghiệm về giang mai.
Quyết định điều trị hay không nên dựa vào bệnh nhân có triệu chứng của giang
mai giai đoạn I, II, III và những xét nghiệm máu về bịnh giang mai.
Papillomavirus ở người (HPV) hay Sùi mào gà
Có hơn 20 loại HPV gây ra mụn sùi cơ quan sinh dục có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của đàn ông và phụ nữ. Những mụn sùi này được lây truyền qua tiếp xúc sinh dục trực tiếp. Hãy chú ý là có những loại HPV khác có thể gây ra những mụn sùi bất cứ ở đâu của cơ thể. Những mụn sùi ở cơ quan sinh dục thường phẳng, và mềm hơn những mụn gồ ghề, cùng ở những vị trí khác của cơ thể. Những mụn sùi ở cơ quan sinh dục thường nhỏ, có nhiều thịt, phồng nhưng đôi khi cũng lớn, sùi giống bông cải.
Ở những người đàn ông, tổn thương thường ở dương vật, hoặc
hậu môn và thường liên quan ung thư hậu môn hơn. Những bệnh nhân nhiễm HIV mà
nhiễm thêm HPV thì làm cho nhiễm HPV càng nặng hơn và thường liên quan với ung
thư hơn.
2.HPV được điều trị như thế nào ?
-Bước điều trị đầu tiên với mụn sùi cơ quan sinh dục là cắt bỏ thương tổn. Một
điều kém may mắn là việc loại bỏ mụn sùi không ngăn được tình trạng lây lan của
virus và không bảo đảm tái phát mụn sùi hay không. Không có cách điều trị nào
là tuyệt vời cả. Cách điều trị nên dùng là dùng dung dịch 0,5% hoặc gel
podofilox. Thuốc được bôi lên sang thương 2 lần/ngày/3 ngày/tuần và sau đó là 4
ngày/tuần. Ðiều trị nên tiếp tục 4 tuần hoặc cho đến khi sang thương biến mất.
Cách khác là kem 5% IMIQUIMOD bôi lần / tuần trước khi đi ngủ và sau đó rửa
sạch với xà phòng nhẹ. Làm như vậy đến 16 tuần hoặc đến khi sang thương biến
mất.
- Chỉ có những nơi có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được một số cách để trị
những mụn sùi sinh dục. Chẳng hạn như đặt một lượng nhỏ dung dịch podophilin trên
tổn thương, sau 1-4 giờ thì rửa sạch podophilin. Ðiều trị như vậy được lặp lại
hàng tuần cho đến khi sang thương biến mất. Một dung dịch 80-90% acid
trichloroacetic (TCA) cũng có thể được bác sĩ cho dùng hàng tuần. Những phương
pháp khác bao gồm điều trị làm lạnh những mụn sùi này với nitơ lỏng mỗi 1 đến 2
tuần hoặc phẫu thuật cắt bỏ tổn thương. Cuối cùng tiêm interferon vào mụn sùi
và dùng laser cắt bỏ tổn thương cũng thành công.
3. Người ta nên làm gì khi lỡ tiếp xúc với người có những mụn sùi sinh dục
?
Những người lỡ tiếp xúc sinh dục với những người có mụn sùi sinh dục nên khám
bác sĩ. Ðiều quan trọng nhất là bệnh nhân cũng như những người tiếp xúc nên
tham vấn để biết nguy cơ lây lan của HPV và sự xuất hiện những tổn thương.
Người ta cũng nên hiểu rằng dù không thấy tổn thương nhưng vẫn có thể lây lan
và bao cao su không ngăn ngừa hoàn toàn việc nhiễm virus này.
Những bệnh liên quan đến viêm niệu đạo
1.Những nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của viêm niệu đạo là gì ?
Niệu đạo là một cái ống trong dương vật giúp dẫn nước tiểu từ bàng quang và
phóng tinh. Viêm niệu đạo ở đàn ông là cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và những
giọt dịch đặc chảy ra từ lỗ sáo. Nguyên nhân thường gặp nhất là vi trùng lậu,
Chlamydia trachomatis. Cả 2 nguyên nhân này điều do quan hệ tình dục với người
bị bệnh.
Viêm niệu đạo có thể gây biến chứng thêm nữa là viêm tinh hoàn và mào tinh.
Những biến chứng này làm cho tinh hoàn mềm và thường là biến chứng nặng. Chẳng
hạn như apxe tinh hoàn, cần phải phẫu thuật và có thể dẫn đến vô sinh.
2. Viêm niệu đạo được chẩn đoán như thế nào?
Một người có triệu chứng viêm niệu đạo thì nên đi khám bác sĩ. Ðể đánh giá viêm
niệu đạo Bác sĩ yêu cầu xét nghiệm bằng cách nhuộm nước tiểu, hoặc chất dẫn
tiết từ niệu đạo hoặc là lấy mẫu nước tiểu buổi sáng. Những mẩu nước tiểu được
tìm bằng chứng của viêm như thấy có bạch cầu. Nếu viêm niệu đạo đã được xác
định thì nên cố gắng tìm xem có phải do lậu cầu, Chlamydia trachomatis hay
không hoặc cả hai.
Hiện tại có một số xét nghiệm chỉ ra vi trùng này bao gồm cấy chất tiết từ niệu
đạo hoặc nước tiểu. Những test khác là phát hiện nhanh nhiễm sắc thể của vi
khuẩn. Quả thật việc điều trị nên chú ý nguyên nhân. Tuy nhiên nếu không theo
dõi được thì nên điều trị cho cả 2 nguyên nhân lậu cầu và Trachomatis khi được
chẩn đoán viêm niệu đạo.
Chlamydia
1.Chlamydia là gì ?
Là một bệnh do nhiễm Chlamydia trachomatis. Thường xảy ra ở thanh niên và những
đàn ông trẻ có hoạt động sinh dục. Nó gây ra viêm niệu đạo và có thể dẫn đến
viêm tinh hoàn và mào tinh. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu mới đây xác định
một số người cả nam lẫn nữ có thể mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng. Vì
thế những người này cần hiểu được mình có thể gieo rắc cho người khác. Do đó,
những người có hoạt động tình dục nên được đánh giá đều đặn cho bịnh viêm niệu
đạo do chlamydia. Chú ý rằng những loại khác của Chlamydia trachomatis chỉ được
nhận biết trong phòng thí nghiệm.
2. Chlamydia được điều trị như thế nào ?
Liều duy nhất nên khuyên dùng vì bảo đảm bệnh nhân sẽ dùng thuốc. Ðó là
azithromycin (Zithromax) 1 gam uống. Tuy nhiên, những cách điều trị khác có thể
dùng vì thuốc này giá rất cao. Những cách thay đổi thuốc có thể chấp nhận là
doxycyclin 100mg, 2 lần/ngày/ 7 ngày; uống hoặc erythromycin 500mg, 4
lần/ngày/7 ngày; hoặc uống ofloxacin (Oflox) 200mg, 2 lần /ngày/ 7 ngày.
Bệnh nhân nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày khi điều trị, và chú ý tất cả
những tiếp xúc tình dục của họ. Những tiếp xúc sinh dục nên được xem xét đến
nhiễm Chlamydia.
- Lý do tái phát của nhiễm Chlamydia thường nhất là do những người bạn tình bị
nhiễm không chịu điều trị. Kế đó người bị nhiễm đầu tiên sẽ bị lây lại từ người
bạn tình bị nhiễm mà không điều trị. Những lý do khác là không điều trị đủ 7
ngày hoặc dùng erythromycin là loại ít hiệu quả hơn azithromycin hoặc
doxycyclin.
Những biến chứng của nhiễm chlamydia là viêm mào tinh hoặc viêm tinh hoàn, điều
trị một liều chuẩn như điều trị lậu và trị chlamydia 10 ngày với doxycyclin.
Ðối với những trường hợp đó không nên điều trị một liều duy nhất đối với
chlamydia.
3. Một người lỡ tiếp xúc với người nhiễm chlamydia nên làm gì ?
Những người mà tiếp xúc với người nhiễm chlamydia nên được đánh giá những triệu
chứng của viêm niệu đạo và những xét nghiệm chứng minh có viêm nhiễm. Nếu bị
nhiễm nên được điều trị thích hợp. Nhiều bác sĩ khuyên rằng nên điều trị tất cả
những người nếu có tiếp xúc tình dục với người kia mà sau đó phát hiện người
kia bị nhiễm chlamydia trong vòng 60 ngày.
Bệnh lậu
1. Lậu là gì ?
Lậu là một bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục gây ra bởi vi trùng Neisseria
gonorrheae. Ở đàn ông thường có triệu chứng của viêm niệu đạo như cảm giác nóng
đường tiểu, và chảy dịch ở đầu dương vật. Vi trùng lậu cũng có thể gây ra viêm
họng và viêm trực tràng.
Viêm trực tràng thường gây tiêu chảy và chảy dịch ở hậu môn. Nó cũng có thể gây
ra viêm mào tinh và tinh hoàn. Hơn thế nữa vi trùng lậu cũng có thể gây ra bịnh
toàn thân như đau sưng khớp, hoặc nổi hồng ban ở da. Nhiều bệnh nhân bị lậu
cũng bị nhiễm chlamydia.
2. Lậu được chẩn đoán và điều trị như thế nào ?
Lậu được chẩn đoán bằng cách cấy những vùng bị nhiễm như niệu đạo, hậu môn,
họng. Ðôi khi những bệnh nhân bị nhiễm vi trùng lậu toàn thân như viêm khớp,
hồng ban ở da thì có thể cấy máu.
Ðiều trị những trường hợp lậu không biến chứng thường dùng liều duy nhất chích
Ceftriaxone 125mg hoặc uống cefixime (Suprax) 400mg, uống ciprofloxacin (Cipro)
500mg hoặc ofloxacin (oflox) 400mg.
Nhiều bệnh nhân bị lậu sẽ bị nhiễm cùng lúc với chlamydia. Vì thế những bệnh
nhân bị lậu nên điều trị thêm chlamydia với việc uống liều duy nhất
azithromycin 1gam hoặc doxycyclin 100 mg 2 lần/ngày/7 ngày. Viêm họng do lậu
thì điều trị như trên ngoại trừ không dùng cefixime (Suprax).
Nhiễm vi trùng lậu toàn thân liên quan đến da và/hoặc khớp thì được điều trị
hoặc là hằng ngày tiêm bắp 1gam ceftriaxone hoặc tiêm tĩnh mạch cefotaxime,
ceftizoxime 1 gam mỗi 8 giờ. Nếu bệnh nhân không cần đưa đến bệnh viện hoặc đủ
ổn định để cho về nhà điều trị thì có thể dùng ciprofloxacin 500mg, ofloxacin
400mg hoặc cefixime 400 uống 2 lần trong ngày/14 ngày cùng kết hợp điều trị
chlamydia.
3. Người ta nên làm gì khi tiếp xúc với người mắc bệnh lậu ?
Một người tiếp xúc tình dục với người mắc bệnh lậu thì nên đi khám bác sĩ. Nếu
tiếp xúc lần cuối cùng trong vòng 60 ngày kể từ khi người kia phát hiện bị lậu
thì nên điều trị vừa lậu và vừa chlamydia. Nếu sau 60 ngày mới phát hiện bịnh
lậu của người kia thì người nọ chỉ được điều trị khi có triệu chứng hoặc có
test máu chẩn đoán dương tính.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục có biểu hiện toàn thân:
HIV
HIV là gì ?
HIV là nhiễm virus được lây truyền qua tiếp xúc tình dục, dùng chung kim tiêm
hoặc từ mẹ lan sang con. Ða số những người nhiễm sẽ có test kháng thể HIV dương
tính trong vòng 12 tuần sau khi tiếp xúc. HIV gây ức chế hệ thống miễn dịch củ
cơ thể. Trung bình, thời gian từ lúc nhiễm đến lúc phát triển thành triệu chứng
hoặc có biến chứng là 10 năm. Những biến chứng bao gồm nhiễm trùng không bình
thường, ung thư, sụt cân và rối loạn trí nhớ.
Khi những triệu chứng của nhiễm HIV nặng thì bệnh được xem như hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Nhiều cách điều trị đạt được đối với HIV là
giúp bệnh nhân kiểm soát được nhiễm trùng và làm chậm phát triển thành bệnh
AIDS.
Viêm gan virus C (VGC )
1. VGC là gì ?
Là bệnh viêm gan do virus viêm gan C (HCV). Nó gây ra viêm gan cấp hoặc mãn.
Không giống như VGB, VG C thường không lây qua đường tình dục, vì thế nó không
phải là một bệnh thường lây qua đường tình dục. Nó thường lây lan qua việc tiếp
xúc máu bị nhiễm như dùng chung kim bị nhiễm, những vật nhọn, tăm, đôi khi dùng
chung ống hút cocain bằng mũi.
Ngược lại với VGB phần lớn người nhiễm VGC phát triển thành dạng nhiễm mãn
tính. Tuy nhiên, như người bị nhiễm VGB thì người bị nhiễm virus viêm gan C mãn
tính có khả năng lây cho người khác và gia tăng nguy cơ bệnh gan nặng và những
biến chứng của nó.
2. Nhiễm virus viêm gan C được chẩn đoán như thế nào ?
Nó được chẩn đoán bằng những test kháng thể chuẩn. Kháng thể chỉ ra có sự tiếp
xúc virus ở lúc nào đó. Kháng thể viêm gan C được tìm thấy trong suốt thời kỳ
viêm gan cấp, sau khi hồi phục từ viêm gan cấp và trong khoảng thời gian viêm
gan mãn.
Những người với test kháng thể trong máu dương tính sau đó có thể thử lại tìm
bằng chứng nhiễm virus bằng xét nghiệm được gọi là PCR (polymerase chain
reaction) giúp phát hiện chất liệu di truyền của virus. PCR hiếm khi được chẩn
đoán viêm gan siêu vi C cấp mà thỉnh thoảng có ích trong việc xác nhận viêm gan
siêu vi C mãn .
Virus herpes 8 ở người (HHV-8)
HHV-8 là gì ?
Mới đây HHV-8 được phát hiện là loại virus có liên quan với sarcoma Kaposi và
có thể với loại ung thư được gọi là lymphoma. Kaposi " sarcoma là loại u
da thường được thấy trong những người đàn ông bị nhiễm HIV. HHV-8 cũng được
thấy trong tinh dịch của những người đàn ông bị nhiễm HIV. Những yếu tố này làm
tăng khả năng lây nhiễm HHV-8 qua đường tiếp xúc sinh dục.
Tuy nhiên, một số thông báo quan trọng liên quan đến HHV-8 chưa được xác định
như : nó có thật sự gây bệnh hay không, lây truyền như thế nào, nó gây ra bệnh
gì và việc điều trị như thế nào.
Nhiễm ký sinh trùng (KST) lạc chỗ
1. Nhiễm KST lạc chỗ là
Nhiễm KST lạc chỗ là bệnh gây ra do những côn trùng nhỏ như rệp, chấy, cái ghẻ.
Nó lây qua tiếp xúc gần của thân thể, kể cả tình dục. Những KST này ảnh hưởng ở
da, tóc và gây ra ngứa.
2. Chấy công cộng là gì ?
Chấy công cộng là những côn trùng nhỏ mà vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nghĩa là chúng ta có thể thấy nó mà không cần bất cứ một sự phóng đại nào.
Những con chấy này sống trong cộng đồng hoặc trên tóc và gây ra ngứa.
Ðiều trị thường thường với kem gội permethrin 1%, có thể thoa trong những vùng
da bị ảnh hưởng và rửa sạch sau 10 phút bằng nước. Những điều trị khác bao gồm
xà phòng Lindane 1% dùng trong 4 phút, hoặc pyrethrin với piperonyl butoxide
dùng trong 10 phút.
Những thứ này không sử dụng gần mắt vì chúng có thể gây kích thích. Giường ngủ
và khăn tắm nên xử trí bằng nước nóng. Tất cả những người có quan hệ tình dục
trong tháng trước đó nên được điều trị chí.
3. Cái ghẻ là gì ?
Cái ghẻ cũng là một côn trùng nhỏ mà không thể thấy bằng mắt thường nhưng có
thể thấy dưới kính hiển vi. Nó sống trên da gây ra ngứa ở bàn tay, cánh tay,
thân mình, chân và mông. Ngứa thường một vài tuần sau khi tiếp xúc và thường
liên quan đến những nốt phồng trên chỗ ngứa.
Ðiều trị bằng kem permethrin 5% bôi toàn thân từ cổ trở xuống và sau 8-14 giờ
thì rửa. Có cách điều trị khác là lotion 1% hoặc 30 gram kem lidane thoa từ cổ
trở xuống và rửa sau 8 giờ. Vì lidane có thể gây dị ứng nên nó không được dùng
sau khi tắm hoặc ở những người bệnh da lan rộng hoặc có nổi mẫn ngứa da. Vì
lidane có thể được hấp thu vào máu qua vùng da bị bệnh hoặc ẩm.
Cuối cùng, những người có quan hệ tình dục, tiếp xúc gần, những người trong nhà
ở chung trong vòng một tháng kể từ khi người kia phát hiện bệnh thì nên đi khám
và điều trị.
Những bệnh lý ở đường sinh dục nam.
Khi phát hiện những đốm, bướu hoặc phát ban xuất hiện trên dương vật hoặc bìu, nhiều người lo lắng vì sợ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp những đốm này có thể bình thường hoặc vô hại. Kích cỡ, hình dạng và màu sắc của đốm có thể giúp xác định bệnh lý liên quan.
Nhiều cục u nhỏ dưới da bìu và dưới cuống dương vật: Đó là những nang lông bình thường. Những cục u này thường có hình dạng giống nhau.
Ảnh: Internet
Nhiều chỗ sưng u hoặc có hình mái vòm nhỏ quanh đầu hoặc các tuyến dương vật: Chúng có thể là những nốt nhú lên của dương vật, thường xuất hiện ở nhiều đàn ông, từ 10% đến 20%, và có thể xem là bình thường ở những người không cắt bao qui đầu so với người đã cắt bao qui đầu. Những nốt nhú dương vật không gây nhiễm trùng và không cần chữa trị.
Những đốm nhỏ màu tím hoặc đỏ có bề mặt dày giống như mụn cơm: Chúng có thể là u mạch dày sừng, xuất hiện trên trục tuyến hoặc bìu dái. Ở đàn ông có tuổi, chúng thường xuất hiện ở bìu, kể cả người sống độc thân hay người trẻ. Những đốm này không nhiễm trùng và không cần chữa trị.
Ảnh: Internet
Một cục u nhỏ giống hạt đậu trên bìu dái có màu trắng như phấn: Có thể là u nang. Những u nang ở bìu dái có thể nhiều hoặc chỉ có một. Chúng không nhiễm trùng và không cần chữa trị, mặc dù một số người chọn phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ.
Những mảng màu đỏ có đường viền rõ ràng: Có thể là bệnh vảy nến. Những mảng này có thể là vảy cứng hoặc mềm và có thể gia tăng từ va chạm gây ra bởi thủ dâm hoặc khi sinh hoạt tình dục. Về cơ bản, bệnh vảy nến ở dương vật có thể chữa trị bằng kem chứa thành phần steroid, là bệnh không nhiễm trùng.
Những chỗ sưng u nhỏ, có màu hồng sáng trên đầu dương vật: Có thể là rối loạn da. Những u này thỉnh thoảng có vảy và bằng phẳng. Chúng thường xuất hiện trong một vòng tròn hoặc thành đường thẳng, có thể gây ngứa ngáy. Những tổn thương tương tự có thể xuất hiện ở những vùng khác trên cơ thể, đặc biệt ở cổ tay và cẳng chân. Đó không phải bệnh truyền nhiễm hoặc có hại, nhưng cần chữa trị bằng thuốc. Hầu hết các trường hợp có thể chữa khỏi trong vòng một năm.
Ảnh: Internet
Ung nhọt bộ phận sinh dục không được quan tâm chữa trị vì không thường xuyên gây đau: Có thể là ung thư dương vật. Ung thư dương vật thường xuất hiện ở bao qui đầu hoặc đầu dương vật. Ung thư biểu mô tế bào vảy là dạng phổ biến của ung thư dương vật, thường xảy ra ở đàn ông chưa cắt bao qui đầu. Ung thư không nhiễm trùng, nhưng cần chữa trị bằng thuốc. Nếu chữa trị sớm, bệnh sẽ khỏi hẳn.
Nhiều chỗ phồng giộp nhỏ lan ra ở những ung nhọt gây đau: Có thể là bệnh herpes đơn giản. Giai đoạn đầu thường gây đau nhiều và có triệu chứng gây sốt, trong khi nếu tái phát có thể nhẹ hơn. Herpes là nguyên nhân thường gặp của ung nhọt sinh dục. Bệnh có mức độ lây nhiễm cao qua đường tình dục.
Phát ban đỏ gây ngứa kèm theo sưng đầu dương vật: Có thể là viêm nhiễm qui đầu do nấm. Thuật ngữ “viêm nhiễm qui đầu” chỉ đơn giản ám chỉ viêm tấy đầu dương vật. Không cắt bao qui đầu và vệ sinh kém là hai yếu tố gây bệnh, nhưng viêm nhiễm có thể do nguyên nhân khác, cả nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Bệnh cần chữa trị bằng thuốc.
(ST)