Bệnh gai cột sống lưng

Cách chữa trị bệnh gai cột sống như thế nào? Những triệu chứng của bệnh gai cột sống lưng?

Điều trị bệnh gai cột sống


Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.

Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

Bạn có thể đưa mẹ bạn đến khám và tư vấn, điều trị tại Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Bệnh gai cột sống

Chứng đau lưng thông thường và sự hình thành gai cột sống

Các chứng đau lưng thông thường là tình trạng của một cột sống lành mạnh bị “trục trặc” do ảnh hưởng của môi trường lao động, hoạt động thể thao, suy thoái do tuổi già, hoặc sự mất cân bằng giữa khả năng lao động của cột sống với yêu cầu lao động hàng ngày.

Xin chỉ nêu các chứng đau lưng điển hình ở vùng thắt lưng L5-S1, là đoạn đốt sống di động bị nhiều đe dọa nhất.

Các thành phần cấu tạo đoạn đốt sống di động đều trải qua quá trình thoái hóa theo tuổi tác. Đó là một quá trình suy mòn tất yếu xảy ra với tất cả mọi người, thường thấy đĩa đệm bị suy mòn sớm và rõ nhất, sau đó đến các thành phần khác.

Lần lượt xảy ra 4 giai đoạn:

1. Lỏng lẻo đoạn đốt sống di động.

2. Lồi đĩa đệm.

3. Thoát vị đĩa đệm.

4. Hình thành gai cột sống.

Có thể gặp một trong các hiện tượng thoái hóa sau đây:

1. Thoái hóa bình thường theo tuổi tác

- Đĩa đệm giảm bớt nước và xẹp thấp dần.

- Đoạn đốt sống di động lỏng lẻo dần.

- Các dây chằng tăng cường xiết chặt đoạn đốt sống di động.

a. Toàn bộ quá trình thoái hóa theo tuổi tác diễn biến âm thầm, không gây chứng đau lưng nào cho đến hết tuổi già.

b. Chứng đau lưng do các trục trặc nhỏ của cột sống.

Cũng đôi khi xuất hiện sớm hiện tượng thoái hóa này khiến nhiều bệnh nhân trẻ thấy đau lưng. Chụp X-quang cột sống hoàn toàn lành mạnh, bình thường. Đặc điểm chung của nhóm bệnh này là:

- Rất trẻ (thanh thiếu niên).

- Học hành hoặc lao động rất căng thẳng suốt ngày đêm.

- Không tập thể dục, không chơi thể thao.

Đây thuộc nhóm bệnh cung của cột sống rất yếu, không đáp ứng được nhu cầu làm việc cao. Bệnh xuất hiện rất sớm, có khi trước thời kỳ thoái hóa nên không thấy hình ảnh gai cột sống.

Nếu bệnh nhân thực hiện đầy đủ phác đồ điều trị sau:

- Nằm nghỉ ngơi.

- Dùng thuốc giảm đau chống viêm.

- Tập thể dục chữa bệnh thích hợp.

Bệnh sẽ khỏi nhanh chóng; Nếu tiếp tục luyện tập thể dục bệnh sẽ không tái phát.

2. Mức độ thoái hóa thứ hai

- Đĩa đệm mất nước và khô nhanh hơn.

- Các dây chằng xiết chặt nhưng ít hiệu quả.

- Các bắp thịt phải hoạt động tăng cường, quá sức.

- Các bắp thịt đau cứng: tính chất đau kiểu cơ học khu trú ở vùng đoạn đốt sống bị bệnh.

- Hình thành các gai cột sống phía trước và hai bên để hỗ trợ đoạn đốt sống di động (không gây đau đớn).

3. Mức độ thoái hóa thứ ba

- Đĩa đệm mất nước và khô nhanh hơn nữa.

- Vòng xơ đĩa đệm bị nứt (nhất là vòng xơ ở phía sau).

- Nhân đĩa đệm thâm nhập vào các khe nứt vòng xơ.

- Đĩa đệm lồi ra phía sau, kích thích dây chằng dọc sau cột sống gây đau.

- Nếu đĩa đệm lồi ra phía trước, sẽ kích thích thêm sự hình thành gai cột sống và không gây đau.

- Các bắp thịt hoạt động hỗ trợ quá mức, co cứng và đau.

- Ơ Ûgiai đoạn này tính chất đau cơ học biểu hiện thêm: Bệnh nhân ngồi mau mỏi hơn, khi cúi lưng ra trước không thể thẳng lưng trở lại.

* Chứng đau cấp tính do kẹt đĩa đệm:

Khi cúi lưng ra trước chuẩn bị nhấc một vật nặng, khe sau liên đốt sống thắt lưng, cùng mở rộng, nhân đĩa đệm bị đẩy ra phía sau vào chỗ nứt vòng xơ sau.

Nạn nhân gồng mạnh các cơ vùng lưng định đứng thẳng đột ngột nhấc vật nặng lên.

Khe trước liên đốt sống chưa kịp mở rộng để đón nhận đĩa đệm còn nằm ở phía sau thì khe sau liên đốt sống đã khép hẹp lại, kẹp chặt nhân đĩa đệm và càng làm lồi thêm ra phía sau, làm căng mạnh dây chằng dọc sau cột sống. Bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội như điện giật, vứt bỏ vật nặng và nằm lăn ra đất (đau do dây chằng dọc sau có dây thần kinh bị kích thích).

4. Mức độ thoái hóa thứ tư

- Vòng xơ đĩa đệm thủng hoàn toàn.

- Nhân đĩa đệm rách thòi ra khỏi vòng xơ.

- Dây chằng dọc sau do bị đẩy căng cũng bị rách.

- Nhân đĩa đệm thòi ra ngoài dây chằng.

- Nhân đĩa đệm thoái vị chèn ép rễ thần kinh ở vùng lỗ tiếp hợp.

- Rễ thần kinh đau do bị viêm kích thích.

- Gai cột sống tiếp tục phát triển để cố định cột sống (không phải nguyên nhân gây đau).

Tính chất đau ở loại này gồm:

- Đau khu trú tại vùng bệnh kiểu cơ học.

- Đau lan truyền xuống chân.

Kết luận:

Các chứng đau lưng thông thường xảy ra trên cột sống do các trục trặc nhỏ không đáp ứng được công thức:

Cung = Cầu

Những yếu tố bị kích thích đau là các cơ, dây chằng và rễ thần kinh.

Gai cột sống xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng không gây đau và còn góp phần làm hết các nguyên nhân đau khác (trừ trường hợp chèn ép rễ thần kinh do gai mỏm khớp sau).

Chúng ta có thể chữa khỏi các chứng đau lưng thông thường và phòng tránh bệnh không xảy ra nếu biết quan tâm chăm sóc chu đáo cột sống để đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu. Cụ thể bằng các biện pháp sau đây:

1. Tránh hoặc hạn chế các tư thế lao động nguy hiểm (ngồi chồm hổm, cử động vừa cúi - ngửa lưng vừa xoay vặn mình).

2. Tuân theo các quy cách lao động an toàn.

3. Lao động hợp lý xen kẽ với nghỉ ngơi.

4. Cải tiến các phương tiện làm việc (ghế ngồi phải có tựa lưng…).

5. Khai thác tối đa các ưu đãi của thiên nhiên (ánh sáng, thực phẩm và rau quả tươi sống) để nâng cao sức khỏe.

6. Giải trí và nghỉ ngơi lành mạnh; tránh các thú tiêu khiển gây hại cho sức khỏe.

Đặc biệt quan trọng nhất là:

Học tính kiên trì luyện tập cơ thể của trẻ sơ sinh, phải tập luyện liên tục trong vòng 1 năm mới có thể đứng vững trên hai chân và đi lại bình thường.

Như câu tục ngữ đã tổng kết:

“3 tháng biết lẫy

7 tháng biết bò

10 tháng lò dò biết đi”

Muốn “thích ứng với tư thế cột sống thẳng đứng” cũng phải mỗi ngày tập thể dục phù hợp với tình trạng cá nhân mình, chú trọng các động tác nâng cao sức mạnh của cột sống.

(ST)


Chồng tôi bị đau lưng đi chụp thì bác sĩ kết luận gai cột sống vừa uống vừa thoa thuốc của bác sĩ kê đơn đã 20ngayf rồi nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.vây xin bác sĩ cho biết phải điều trị thế nào và ra sao?ngoài việc thể dục nhẹ nhàng thì cần làm gì..
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
tôi bị gai cột sống dã điều trị20 ngayfnhuwng không khỏi vậy xin bác sĩ cho biết ngoài việc thể dục thường xuyên thì còn co thể điều trị bằng phương pháp nào (vì tôi phải tự điều trị)
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
bo toi bi gai cot song co 3 dot xin hoi bac si chua the nao cho khoi va benh trao nguoc da day chua the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Gửi hỏi đáp - bình luận