Phụ nữ Thần Nông hợp với cung nào nhất?
Tiêu chuẩn chọn chồng của phụ nữ thời hiện đại
Cảnh báo các loại đồ chơi Trung Quốc độc hại đã bị thu hồi vì gây ung thư và vô sinh
Phụ nữ nên làm gì sau khi ly hôn và cách tìm ra hướng đi tốt cho bản thân
Ngày nay, không phải chị em nào muốn có con là có được ngay. Tỷ lệ vô sinh ở giới nữ trong xã hội hiện đại ngày một cao với nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là 7 nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh:
1. Các vấn đề về nội tiết
Vấn để về nội tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng chu kỳ không rụng trứng. Quá trình rụng trứng phụ thuộc vào sự cân bằng của các hormone và sự tương tác. Bất cứ sự gián đoạn nào trong quá trình này đều có thể ngăn chặn sự rụng trứng.
2. Nhiễm trùng tiểu khung
Nếu bạn bị viêm tắc vòi trứng thì trứng và tinh trùng sẽ không thể gặp nhau để thụ tinh được. Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến chứng vô sinh ở nữ giới.
3. Bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô trong tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Điều này có ảnh hưởng đến chức năng của tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Bệnh này cũng gây đau bụng lúc có kinh, trứng rụng bất thường và loa vòi không bắt được trứng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới.
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng vô sinh ở nữ giới. (Ảnh minh họa)
4. Mãn kinh sớm
Một nguyên nhân nữa dẫn đến chứng vô sinh ở chị em là thời kỳ đầu mãn kinh. Thông thường, độ tuổi mãn kinh của chị em là từ 55 tuổi trở lên nhưng cũng có nhiều người bắt đầu thời kỳ mãn kinh từ năm 40 tuổi. Thậm chí, có những người đi qua giai đoạn này từ năm 25 tuổi. Vì lý do đó mà họ không thể có con.
5. Thuốc
Có một số loại thuốc có thể gây vô sinh tạm thời ở nữ giới. Trong nhiều trường hợp, khả năng sinh sản được khôi phục sau khi ngừng sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc và tìm hiểu về tác dụng phụ của mỗi loại thuốc bạn uống.
6. U xơ tử cung
Đây là những khối u lành tính làm tổ trên thành tử cung. Căn bệnh này phổ biến ở những phụ nữ tuổi 30-40. Nó có thể gây trở ngại cho quá trình cấy ghép đúng cách của trứng.
7. Caffeine
Caffeine được chứng minh là chắc chắn làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên giảm lượng caffeine sử dụng hàng ngày. Điều này không hoàn toàn dễ dàng nếu bạn là người nghiện chất caffeine nhưng bạn phải tử bỏ nếu muốn có con nhanh.
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh ở nữ giới nhưng còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ phụ khoa để có thêm thông tin. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể vô sinh, đừng ngại ngần trao đổi sớm với bác sĩ vì biết bệnh và chữa trị bệnh sớm sẽ khiến tình trạng bệnh tật nhanh được khắc phục.
Những căn bệnh gây vô sinh ở phụ nữ:
Vô kinh
Khi trưởng thành mà không có kinh nguyệt thì được gọi là vô kinh.
Vô kinh có thể là nguyên phát (từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ thấy kinh) hay thứ phát (đã từng có kinh nhưng sau đó không có kinh nữa hay là kinh rất thưa trên 6 tháng mới có kinh một lần).
Vô kinh có thể do rất nhiều lý do như: dị tật bẩm sinh đường sinh dục (không có tử cung, không có âm đạo), không rụng trứng, suy buồng trứng sớm ở phụ nữ còn trẻ nguyên phát hay sau điều trị có mổ cắt buồng trứng hay hóa trị xạ trị do ung thư.
Nếu vô kinh do không rụng trứng có thể kích thích buồng trứng để có con. Nếu do suy buồng trứng thì phải xin trứng của người khác.
Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nghĩa là có những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang nhưng vẫn có con bình thường vì ở những người này, có rất nhiều trứng nhưng trứng không chịu rụng.
Còn theo tiêu chuẩn chẩn đoán mới được thống nhất trên toàn thế giới, hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán khi bệnh nhân có 2 trong 3 nhóm triệu chứng sau đây:
- Triệu chứng lâm sàng: Rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa, hay vô kinh), béo phì, rậm lông.
- Triệu chứng nội tiết: tăng nội tiết tố nam và LH.
- Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm.
Nếu bị hội chứng buồng trứng đa nang và không có con nên đến cơ sở điều trị hiếm muộn để được điều trị bằng cách sử dụng các thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng.
Cơ chế bệnh sinh của hội chứng này chưa được tìm ra nên không có cách phòng tránh bệnh này. Tuy nhiên, trong hội chứng buồng trứng đa nang, trên 50% bệnh nhân có tình trạng béo phì và béo phì cũng làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Do đó, chị em nên có chế độ ăn uống và thể dục để tránh béo phì gây khó khăn trong điều trị hội chứng buồng trứng đa nang.
Bệnh phụ khoa
Hiện tượng ra dịch đục có lẫn máu từ âm đạo có thể là triệu chứng của một bệnh lý phụ khoa, có thể liên quan hoặc không liên quan đến khả năng thụ thai. Vì vậy, bạn cần đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế có khoa sản để được chẩn đoán và điều trị.
Suy buồng trứng, rối loạn phóng noãn
Kinh nguyệt không đều đặn và dần tắt hẳn có thể là dấu hiệu của bệnh tử cung nhi hóa. Có thể uống thuốc nội tiết tố để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, giữ cho tử cung bình thường. Còn khi lập gia đình thì phải đến ngay cơ sở điều trị hiếm muộn để được khám, chẩn đoán và điều trị
Rối loạn phóng noãn thường gây khó có thai và việc điều trị phải sử dụng các loại thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng. Thông thường tỷ lệ có thai đạt được sau mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng khoảng 30%. Kích thích buồng trứng thường không làm quá nhiều lần trên một bệnh nhân nên không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và cũng không gây ảnh hưởng lên sức khỏe thai nhi.
Ở trường hợp cắt một bên buồng trứng thì vẫn có sinh con bình thường.
Thiếu nội tiết tố nữ
Nếu đến tuổi trưởng thành mà ngực lép như đàn ông, núm vú cũng nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu của buồng trứng không hoạt động.
Để xác định chính xác, cần đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm nội tiết: FSH, Estradiol và được khám phụ khoa đề chẩn đoán.
Phụ nữ vô sinh tức là không thể thụ thai sau khoảng 1 năm có quan hệ tình dục bình thường mà không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào. Nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có thể do di truyền hoặc do một số biến chứng.
Các khả năng điều trị sinh sản
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là điều trị khả năng sinh sản cho phụ nữ mà không có sự can thiệp sâu bên trong, giúp thông những khu vực bị dính. Nguyên nhân vô sinh do dính chiếm khoảng một nửa của tất cả các trường hợp vô sinh nữ.
- Rủi ro: Không.
- Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có đau nhức.
- Tỷ lệ thành công: Hơn 70% với một số kỹ thuật, thành công trong dài hạn.
Dùng thuốc
Đây cũng là một hình thức điều trị mà không can thiệp vào bên trong, bằng cách sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích việc phát hành của trứng trong quá trình rụng trứng. Hầu hết phụ nữ cần chờ đợi tới 6 chu kỳ kinh nguyệt nếu sử dụng biện pháp này.
- Rủi ro: Có thể mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc nhiều hơn, mắc hội chứng buồng trứng hyperstimulation.
- Tác dụng phụ: Nhức đầu, đầy hơi, nóng bừng, âm đạo bị khô, phát ban.
- Tỷ lệ thành công: Từ 20% đến 60%, thường là với sự giúp đỡ của thụ tinh nhân tạo.
Phẫu thuật
Phương pháp điều trị khả năng sinh sản bằng phẫu thuật bao gồm các hoạt động để sửa chữa các khuyết tật di truyền và loại bỏ dính, polyp, u nang, và tăng trưởng tế bào bất thường khác.
- Rủi ro: Phản ứng khi gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, sự tích tụ của mô sẹo đòi hỏi phải phẫu thuật bổ sung sau đó.
- Tác dụng phụ: Đau nhẹ đến đau nặng và khó chịu sau phẫu thuật.
- Tỷ lệ thành công: Khác nhau rất nhiều, từ 10-90%, tùy thuộc vào mức độ và quá trình phẫu thuật.
Thụ tinh nhân tạo
Đây là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Với mục đích điều trị khả năng sinh sản, tinh trùng sẽ được tiêm vào tử cung của người phụ nữ, thông qua cổ tử cung, ống dẫn trứng với một ống thông. Trong một số trường hợp, người phụ nữ dùng được chỉ định dùng thuốc trước đó vài chu kì kinh nguyệt trước khi phẫu thuật.
- Rủi ro: Nhiều thai, nhiễm trùng từ tinh dịch bị ô nhiễm hoặc ống thông không vô trùng.
- Tác dụng phụ: Tiểu rắt, chuột rút và đau, chảy máu âm đạo hoặc các tác dụng phụ khác.
- Tỷ lệ thành công: Khác nhau từ 5 đến 25%.
Thụ tinh trong ống nghiệm
Đây cũng là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sẳn ART khác, với hình thức trứng được lấy ra từ buồng trứng và thụ tinh trong phòng thí nghiệm sau đó được đặt trong tử cung để phát triển. Một số phụ nữ cũng cần dùng thêm thuốc tăng khả năng sinh sản.
- Rủi ro: Mang đa thai, thai ngoài tử cung, hội chứng buồng trứng hyperstimulation, dị tật bẩm sinh (mặc còn cần nghiên cứu thêm về vấn đề này), phản ứng do gây mê, nhiễm trùng, chảy máu.
- Tác dụng phụ: Chuột rút, đau nhỏ, thay đổi tâm trạng, thuốc tăng khả năng sinh sản có tác dụng phụ.
- Tỷ lệ thành công: Từ 28 đến 75%.