Các loại quả không có hạt tốt cho sức khỏe
Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe
8 sai lầm phổ biến khi sử dụng nước rửa chén gây hại cho sức khỏe
Khớp ngón chân cái là vị trí bệnh thường gặp nhất. Bệnh có thể tấn công bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và tay. Mỗi đợt lên cơn đau cấp có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tháng. Nam giới và những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.
Dưới đây là 8 món ăn bạn nên tránh:
1. Sò
Nếu bệnh tái phát thì bạn nên giảm ăn hải sản và thịt, Lona Sandon, chuyên gia dinh dưỡng, Trung tâm y tế Đại học Texas, Dallas, Mỹ cho biết.
Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật này rất giàu chất purin, có thể phân hủy thành axít uric. Bạn sẽ thoải mái trong việc lựa chọn đồ ăn khi bệnh đang tạm ổn, dù vậy vẫn nên ăn ít thịt và hải sản, tối thiểu khoảng 110g một ngày.
2. Cá trích
Trong khi một số loại hải sản bạn có thể ăn một lần trong một khoảng thời gian, thì một số nên loại khỏi danh sách hoàn toàn nếu bị gút. Có thể kể đến cá trích, cá ngừ. Trong khi đó, tôm, tôm hùm, cua tương đối an toàn.
3. Bia
Uống bia khiến bạn dễ tái phát bệnh hơn bao giờ hết. Không chỉ bởi nó làm tăng nồng độ axít uric mà còn vì bia gây trở ngại cho việc cơ thể tự thanh lọc axít này.
Thay vào đó bạn có thể uống rượu. Tuy nhiên, rượu mạnh thì không tốt cho sức khỏe của mọi người và cả bệnh nhân gút. Khi lên cơn cấp thì bác sĩ thường khuyên bạn kiêng rượu hoàn toàn.
4. Thịt đỏ
Khi nhắc đến chất purin thì tất cả các loại thịt đều giống nhau. Thịt trắng thì tốt hơn thịt đỏ, nhưng thi thoảng bạn ăn thịt đỏ cũng không sao.
Một số loại thịt đỏ được cho là an toàn như thịt lợn, thịt bò. Nếu bạn ăn thịt cừu thì nên ăn phần sườn.
5. Đồ uống ngọt
Bạn hãy tránh những loại nước uống ngọt nhiều đường fructose. Chất ngọt trong đó kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều axít uric.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới tiêu thụ lượng đường fructose nhiều thì có nguy cơ cao hơn bị gút. Một nghiên cứu vào năm 2010 cũng chỉ ra rằng uống nước ngọt có đường fructose mỗi ngày làm nguy cơ mắc bệnh gút ở chị em dù chỉ uống 1 tháng một lần.
6. Măng tây
Măng tây, súp lơ, rau chân vịt và nấm có hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau khác. Nếu bạn thích những thực phẩm này cũng không cần kiêng hoàn toàn.
Chế độ ăn nhiều rau sẽ giúp cơ thể bạn tự thải loại chất purin dễ dàng hơn. Cơ thể cũng dễ dàng bài tiết purin có nguồn gốc từ thực vật hơn.
7. Gan
Nội tạng động vật như gan, thận và lách thì tuyệt đối không nên ăn.
Ngoài 7 nhóm trên, vẫn còn rất nhiều thực phẩm bạn có thể lựa chọn thay thế, giúp chống lại bệnh gút. Danh sách này gồm thực phẩm được chế biến từ sữa ít béo, cà phê, trái cây, đặc biệt là loại quả có múi (cam, quýt...).
Bạn cũng cần đảm bảo uống 12-16 ly nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước trái cây không đường, trà và cà phê.
Ăn uống điều độ để phòng tránh bệnh gút
Xã hội ngày càng hiện đại, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, các bữa ăn thường chứa nhiều đạm.
Bên cạnh giá trị của những bữa ăn mang lại thì nhiều người thường ăn uống thiếu kiểm soát , dẫn đến các bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, gút…Bệnh gút là một bệnh có tỷ lệ ngày càng tăng cao ở nước ta và có những hệ lụy khôn lường gây suy yếu sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Ăn quá nhiều đạm, uống nhiều bia rượu là nguyên nhân gây bệnh gút. |
Bệnh từ miệng
Đa số những người mắc bệnh gút đều do nguyên nhân ăn uống không điều độ, quá nhiều đạm dẫn đến rối loạn chuyển hóa khiến acid uric trong máu tăng cao gây sưng tấy , nóng đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.
Anh Đoàn Quốc Tuấn- 45 tuổi, Giám đốc công ty TNHH Cơ khí Dược Tuấn Thắng, là một trường hợp như thế. Ở cương vị giám đốc một công ty chuyên sản xuất và cung cấp các máy móc thiết bị cho các công ty Dược nên anh Tuấn thường xuyên phải đi tiếp khách tại các nhà hàng hay tiệc tùng ở các khách sạn. Những bữa tiệc liên miên với các món ăn hải sản, các loại thịt, rồi bia rượu…không sao tránh được. Những bữa tiệc thường xuyên như vậy không hẳn do sở thích hay thói quen ham ăn uống mà nhiều khi nó chỉ là do sự bắt buộc của công việc. Một ngày anh nhận thấy sự bất bình thường khi các khớp xương đỏ tấy lên - nhất là ngón chân cái sưng to và đỏ mọng. Về đêm gần sáng, các khớp thường trở nên đau nhức làm anh quăng chân quật tay mà không hết đau khiến hôm sau anh bải hoải rã rời mất hết sức lực và không thể làm việc được. Anh đi bệnh viện khám bác sĩ kết luận bị bệnh gút.
Ăn uống điều độ từ khi chưa mắc bệnh
Ông Phạm Văn Chăng 63 tuổi ở số 53 Âu Cơ- TP Việt Trì là cán bộ quản lý của công ty Lắp máy Lilama đã lâu. Nhiệt huyết, sức khỏe cộng thêm tài ăn nói được nên công việc khá thuận lợi. Tuy nhiên việc ăn uống thường xuyên ở nhà hàng để tiếp khách, chiêu đãi đối tác cùng với các món khoái khẩu giàu đạm như thịt bò, thịt dê, hải sản…diễn ra khá lâu cho đến khi ông thấy các khớp ngón chân ngón tay tấy đỏ, sưng đau, đi xét nghiệm ở bệnh viện Bạch Mai mới biết mình bị mắc bệnh gút.
Trên đây chỉ là 2 bệnh nhân trong số rất nhiều các bệnh nhân mắc bệnh gút mà thủ phạm gây bệnh chính là cho các bữa ăn nhiều đạm. Thường thì khi chưa mắc bệnh, nhiều người chủ quan, không để ý đến tiết chế việc ăn uống do công việc hoặc cũng có thể do vui bạn bè hay ăn nhậu ở nhà hàng. Việc đó kéo dài và chỉ đến khi phát bệnh thì mới nhận ra và tìm cách chữa nhưng khi đó việc chữa trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bệnh gây đau đớn khổ sở, có những người bệnh biến chứng nặng còn có thể phải cắt bỏ ngón chân ngón tay nhiều người bị lâu năm mãn tính gây suy gan, thận …làm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc ăn uống điều độ, khoa học để phòng tránh bệnh gút là việc nên thực hiện. Nên ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh ăn uống quá độ, tránh thường xuyên ăn các món ăn nhiều đạm như thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt thú rừng và các món hải sản. Nên tăng cường ăn các loại rau xanh, củ quả có nhiều chất xơ như: Su hào, súp lơ, rau cần, cà rốt…
Chế độ ăn cho người bệnh gút
Theo giáo sư Dương Trọng Hiếu- chuyên gia Y học cổ truyền thì một người 50kg không nên ăn quá 100g thịt mỗi ngày, đặc biệt cần kiêng tuyệt đối phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), hạn chế ăn thịt đỏ (thịt chó, dê, trâu, bê), các loại hải sản tôm, cua, cá béo và thịt thú rừng như nai, thỏ.... Lưu ý măng tươi, đậu đỗ và cà chua có hàm lượng purin cao, người bị gút không nên ăn các loại này. Đồng thời, giảm các chất kích thích như: bia, rượu, cafe, thuốc lá… vì hại gan thận và tăng tạo purin. Những loại thực phẩm nghèo purin như: ngũ cốc, các loại hạt, cá nạc, ốc, sò, sữa tươi, sữa chua, pho mát các loại, trứng, bơ… Rau củ quả nghèo purin như: rau actisô, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây. Ngoài ra, bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng có bicarbonat (Lavie, Vĩnh Hảo…) để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu.
Bệnh nhân bị gút và người cao tuổi nói chung nên lựa chọn các thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng và cân đối khẩu phần ăn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, tránh các loại thức ăn chứa quá nhiều đạm gây dư thừa chất là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh gout. Bên cạnh duy trì chế độ ăn trên, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là phương pháp đang được nhiều bệnh nhân gút quan tâm. Ngoài chế độ ăn người bị bệnh gút nên uống các thuốc có nguồn gốc thảo dược vì an toàn cho sức khỏe mà sản phẩm còn có tác dụng trị tận gốc căn bệnh.Ví dụ viên Gout Tâm Bình với sự góp mặt của hai vị thuốc quý trong thành phần là Cao lá sói rừng và Mã tiền (đã chế đảm bảo an toàn). Hai vị thuốc trên là sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm dân gian và lý luận y học hiện đại tạo nên công dụng vượt trội trong hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát bệnh gút, làm giảm lượng acid uric trong máu và bồi bổ can thận, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
St.