Bệnh huyết trắng có ảnh hưởng gì đến người phụ nữ


Hiện tượng xuất huyết thai kỳ gần giống kỳ kinh nhẹ và thực sự khá phổ biến trong quý đầu của thai kỳ. Nó có thể là máu thải ra do trứng đã thụ tinh đang làm tổ trên thành tử cung.
 

Xuất huyết thai kỳ là gì?

Hiện tượng xuất huyết thai kỳ gần giống kỳ kinh nhẹ và thực sự khá phổ biến trong quý đầu của thai kỳ. Nó có thể là máu thải ra do trứng đã thụ tinh đang làm tổ trên thành tử cung.

Xuất huyết kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của vấn đề khá nghiêm trọng, có thể bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài dạ con. Vì thế, tốt nhất là nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn thấy chảy máu bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai.

Nếu bạn bị xuất huyết vào quý cuối của thai kỳ, hiện tượng này có thể liên quan đến việc sinh non, một lý do nữa để bạn liên hệ ngay với bác sĩ. Trong đa số trường hợp, khi hiện tượng này xuất hiện bạn sẽ biết rõ đó có phải là dấu hiệu của lâm bồn hay không, nhưng dù sao bạn vẫn cần phải kiểm tra phòng tình huống xấu xảy ra.


Chảy máu

Chảy máu ở giai đoạn đầu mang thai có thể khiến nhiều thai phụ lo lắng, nhưng thực ra nó là hiện tượng khá phổ biến. 

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể bị chảy máu đôi chút trong một hay hai ngày do trứng đã thụ tinh làm tổ ở thành tử cung. Sau đó, khi nhau thai dính vào thành tử cung, bạn cũng có thể ra ít máu. Đôi khi một số thai phụ bị mềm cổ tử cung và cũng bị chảy máu trong thời kỳ đầu mang thai.

Các hóc-môn thai kỳ làm ẩn đi các chu kỳ hóc-môn thông thường, nhưng đôi khi xảy ra sự sai lệch trong một chu kỳ nào đó. Vì thế một số phụ nữ sẽ thấy chảy máu vào kỳ kinh thông thường của mình.

Chảy máu cũng có thể do viêm nhiễm âm hộ hoặc tử cung hoặc do một khối u (lành) gây ra, hoặc có thể xuất hiện sau khi giao hợp. Hãy thuật lại những lần chảy máu với bác sĩ của bạn, vì có thể bạn cần siêu âm sớm để xác định nguyên nhân chảy máu.
Trong đa số trường hợp không thể tìm được nguyên nhân gây chảy máu ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thế nhưng thai nhi vẫn phát triển đủ tháng và em bé sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.


Huyết trắng ra nhiều hơn khi có thai

Nếu bạn thấy ra huyết trắng nhiều hơn trong thời kỳ mang thai, đừng lo lắng, chuyện này hết sức bình thường. Huyết trắng này loãng, có màu trắng và không gây khó chịu. Bạn có thể thấy nó đặc sệt lại vào cuối thai kỳ – đó là dấu hiệu tốt cho thấy bé của bạn sắp chào đời!

Tuy nhiên, đôi khi huyết trắng lại là dấu hiệu của bệnh nấm Candida, nhất là nếu bạn thấy ngứa ngáy hay đau rát. Nếu đúng như vậy, huyết trắng này thường đặc, có màu vàng hoặc xanh và có thể có mùi khó chịu. Việc bạn cần làm ngay sau khi thấy huyết trắng là gọi điện cho bác sĩ để đi khám và chữa trị ngay.


Đối phó với huyết trắng

Huyết trắng thường chỉ gây khó chịu hơn là một hiện tượng nghiêm trọng. Nếu bạn bị ra nhiều huyết trắng, hãy nhớ là triệu chứng này sẽ chấm dứt sau khi bạn sinh.

  • Nếu bạn ra quá nhiều huyết trắng hoặc nó gây cho bạn cảm giác khó chịu phía trong quần lót, hãy dùng băng vệ sinh hàng ngày (không phải loại băng vệ sinh bạn dùng khi có kinh nguyệt).
  • Thường xuyên rửa sạch âm hộ bằng nước ấm nhưng tránh dùng xà bông thơm vì nó có thể làm bệnh nặng thêm.
  • Hãy mặc đồ lót mỏng bằng chất liệu cotton.

Hỏi về hiện tượng ra huyết trắng khi mang thai

Em 26 tuổi và mang thai được 4 tháng,em không biết sau em bị ra rất nhiều huyết trắng có màu trắng sữa, dính vào quần thì nó ngã màu vàng, đôi khi cũng bị ngứa, em dùng nước rửa vệ sinh Gynofa thì thấy hết ngứa . Hiện tượng này cũng có lúc em còn con gái. Xin bác sĩ cho biết vậy có sau không? liệu có ảnh hưởng gì với thai nhi không? (Nguyễn Ngọc Thanh Nghi)

Trả lời:

Huyết trắng là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong quá trình mang thai, do thay đổi nội tiết tố và không vệ sinh đúng cách, bạn cũng dễ có khả năng đối mặt với tình trạng này.

Biểu hiện

- Ngứa ngáy, đau rát nơi âm đạo.

- Âm đạo tiết nhiều dịch trắng trong (đục), có mùi hôi.

Nguyên nhân

- Do nhiễm khuẩn (một loại vi khuẩn có tên là candida albican được coi như thủ phạm của chứng bệnh này).

- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

Ngoài ra, những thai phụ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc chứng bệnh huyết trắng cao hơn.

Cách phòng ngừa

Mặc đồ lót rộng khi đi ngủ: Vi khuẩn gây nên bệnh viêm nhiễm âm đạo (trong đó có huyết trắng) sinh sản rất nhanh trong điều kiện chật chội và ẩm ướt. Vì vậy, việc bạn mặc đồ lót có size lớn hơn bình thường khi đi ngủ sẽ khiến âm đạo được thông thoáng. Kể cả ban ngày, bạn cũng nên chọn những loại quần chip thoải mái, vừa không bó sát vào bụng bầu, vừa ngăn ngừa được viêm nhiễm âm đạo.

Tránh những loại quần áo ôm chặt cơ thể, tốt nhất, bạn nên sử dụng váy bầu.

Khử trùng đồ lót: Đồ lót nên được giặt sạch, phơi nắng cho thật khô (có thể là cho khô hơn) trước khi sử dụng.

Cẩn thận khi dùng sữa tắm (các dung dịch vệ sinh phụ nữ): Sữa tắm hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ an toàn thì không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng huyết trắng, âm đạo sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy, bạn nên cẩn thận với những sản phẩm này để chúng không kích ứng âm đạo.

Sử dụng giấy, băng vệ sinh: Trường hợp âm đạo tiết dịch nhiều, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh mỏng (loại hàng ngày). Không nên dùng băng vệ sinh có mùi thơm vì loại này thường được ngâm (tẩm) hương liệu, không tốt cho âm đạo.

Khi dùng giấy vệ sinh, nên lau từ trước ra sau. Việc lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.

Cẩn thận với những loại dầu trơn trong quan hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục trong thời gian mang thai không bị cấm đoán. Tuy vậy, bạn nên lưu ý vì âm đạo có thể bị huyết trắng do phản ứng với một số loại dầu bôi trơn.

Tốt nhất, bạn nên ngừng việc sử dụng dầu bôi trơn và khuyến khích chồng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Hạn chế ăn đường: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc thai phụ ăn nhiều đường (đồ ngọt) có khả năng mắc chứng huyết trắng cao hơn. Điều này cũng giải thích lý do vì sao nhóm thai phụ mắc tiểu đường thường phải đối mặt với chứng bệnh này.

Ngoài ra, việc uống nhiều nước (nước ép quả việt quất) cũng có tác dụng giảm thiểu sự lên men của vi khuẩn gây hại cho vùng âm đạo.

Lưu ý: Nếu bạn mắc phải chứng huyết trắng khi mang thai, nên nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ để tìm cách điều trị phù hợp.

Cách xử lý tận gốc bệnh huyết trắng

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, nhiều khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, huyết tương thấm qua các mao mạch nhỏ li ti, qua tổ chức hạch ở thành âm đạo. Ở đây, nó hòa với chất nhầy (do môi lớn - môi bé, tử cung, niệu đạo, bàng quang tiết ra), tế bào biểu mô (ở tử cung và âm đạo bong ra) và một ít bạch huyết, tế bào tự do... Chúng tạo thành một chất nhầy màu trắng sữa, giống như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh, được gọi là huyết trắng.

Tính chất và số lượng huyết trắng tùy thuộc vào hàm lượng oestrogene trong cơ thể người phụ nữ. Khi còn nhỏ, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có huyết trắng. Vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sinh sản các chất nội tiết, vì thế mới có huyết trắng.

Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra oestrogen và progesteron, làm cho huyết trắng thay đổi theo mỗi chu kỳ. Tùy theo hàm lượng của oestrogen và progesteron mà huyết trắng nhiều hay ít. Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi lượng oestrogen tăng lên, các tổ chức của thân tuyến ở cổ tử cung được tiết ra nhiều, âm đạo xuất hiện loại chất nhầy như lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi. Đặc biệt, trước khi rụng trứng khoảng 12 đến 24 giờ, chất nội tiết loại này càng nhiều, làm cho chị em luôn cảm thấy cửa mình ẩm ướt.

Sau rụng trứng, lượng nội tiết tố progesteron tăng lên, ức chế việc tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, khiến huyết trắng có màu trắng sữa, sánh đặc và dính hơn. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, khi lao động nặng, đặc biệt trong sinh hoạt tình dục, huyết trắng cũng tăng tiết nhiều, có lúc chảy thành dòng ra ngoài. Cho nên trong điều kiện sinh lý bình thường, huyết trắng ra lúc nhiều lúc ít, tính chất có khi thay đổi đôi chút, nhưng nhìn chung đó là trạng thái bình thường.

Việc nhiễm một số bệnh như vi nấm hạt men (Candida albicans), trùng roi (Trichomonas), tạp trùng... sẽ gây huyết trắng bệnh lý:

Huyết trắng do Candida albicans: Màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ. Điều trị bằng cách đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm. Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)

Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ. Điều trị: Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất. Hoặc Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.

Huyết trắng do tạp trùng: Màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. Điều trị: Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc uống Metronidazole 2 g liều duy nhất.

Huyết trắng hay còn gọi khí hư, là chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục nữ, thường bắt đầu có từ tuổi dậy thì...


1. Tìm hiểu về bệnh huyết trắng

Theo số liệu thống kê từ Bộ y tế, gần 90% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh phụ khoa, số ca mắc bệnh phụ khoa mỗi năm tăng từ 15% đến 27%. Điều đáng nói là không chỉ những phụ nữ đã lập gia đình mà cả các thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng không là ngoại lệ của căn bệnh này.

Huyết trắng hay còn gọi khí hư, là chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục nữ, thường bắt đầu có từ tuổi dậy thì. Huyết trắng có vai trò quan trọng trong việc giữ cho môi trường âm đạo có độ ẩm nhất định giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến tử cung.
 
Thông thường, huyết trắng được tiết ra ổn định dựa theo sự bài tiết hormone estrogen và progesteron trong cơ thể người phụ nữ ( Trước ngày rụng trứng khoảng 1 ngày thì lượng huyết trắng thường nhiều nhất). Vì một lí do nào đó, lượng huyết trắng ra nhiều hơn, màu sắc và mùi cũng khác lạ hơn bình thường thì gọi là tình trạng huyết trắng bệnh lý.

Các nguyên nhân cơ bản: Huyết trắng bệnh lý hay khí khư xảy ra chủ yếu do tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm trùng roi tại bộ phận sinh dục gây nên.

  + Huyết trắng do nấm Candida albicans: Màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.

+ Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.

+ Huyết trắng do tạp trùng: Màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.
+ Một số trường hợp khác: Người bệnh mắc cả 3 nguyên nhân trên, kèm tình trạng nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục. Cũng phải kể thêm một số nguyên nhân gây nên bệnh huyết trắng như viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung….
 
Các yếu tố ngăn ngừa bệnh huyết trắng: Việc vệ sinh âm đạo hằng ngày, nguồn nước vệ sinh sạch sẽ, chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, chọn đồ lót rộng rãi, thoáng mát, quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh… sẽ là những yếu tố tích cực làm giảm đi nguy cơ bị bệnh khí hư cho chị em phụ nữ.


Phụ nữ rất dễ mắc bệnh vùng kín. (ảnh minh họa)

Một yếu tố rất đáng lưu tâm khác là phụ nữ ở lứa tuổi tiền mãn kinh - ở độ tuổi này, chị em rất hay bị mắc bệnh huyết trắng do tình trạng suy giảm nội tiết tố sinh dục (Estrogen) làm cho bề mặt âm đạo trở nên khô, rát và dễ mắc bệnh. Phụ nữ ở độ tuổi này cần biết cách chăm sóc sức khoẻ đúng cách như dùng các loại thực phẩm hoặc thuốc có tác dụng tăng cường lượng nội tiết tố (Estrogen) cho cơ thể…
 
Những hệ luỵ của bệnh huyết trắng: Mắc phải căn bệnh phụ nữ khó nói làm chị em mất tự tin trong giao tiếp cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, khá nhiều chị em khi bị bệnh huyết trắng lại thường có chung tâm lý ngại ngùng không dám chia sẻ cùng ai, chỉ đến khi viêm phụ khoa trở nên trầm trọng mới tìm cách chữa trị. Viêm nhiễm phụ khoa vùng kín nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lan xa lên vòi trứng, làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ xảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong.
 
Biện pháp điều trị bệnh huyết trắng

- Việc phát hiện và điều trị huyết trắng bệnh lý là không phức tạp thông qua các biểu hiện bệnh lý cũng như việc nuôi cấy các mẫu bệnh phẩm và các thao tác nghiệp vụ khác của các y, bác sĩ.

- Việc chữa trị cần được phối hợp với các biện pháp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ kể trên, đôi lúc cần điều trị cho cả bạn tình để tránh tình trạng bệnh tái phát.


Huyết trắng ảnh hưởng đến sinh con?


Em năm nay 24 tuổi, đã có chồng nhưng mỗi lần em và chồng gần nhau thì dịch huyết trắng của em toàn là những hột li ti màu trắng như hạt cát và rất nhiều. Vậy em có bị bệnh gì không? Có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này hay không? Và có thể điều trị được không? (Cẩm Tú)

- BS Đào Xuân Dũng (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa): Bình thường trong môi trường âm đạo vẫn có vi khuẩn lành tính tạo ra độ toan nhẹ cho âm đạo để khống chế sự phát triển của nấm candida albicans. Trường hợp xuất tiết âm đạo có màu trắng như bột và ngứa, có thể bị viêm âm đạo do nấm, hay phối hợp với trùng doi.

Bất cứ nguyên nhân gì tiêu diệt vi khuẩn vốn có trong âm đạo để tạo độ toan đều làm cho nấm phát triển, ví dụ dùng thuốc kháng sinh dài hạn, thường xuyên thụt rửa âm đạo, xịt nước hoa…

Nhưng để có chẩn đoán chính xác, cần làm xét nghiệm để tìm nấm. Viêm âm đạo do nấm có thể không biểu hiện triệu chứng gì (50%), ngoài khí hư màu trắng, đục như váng sữa. Khi nấm lan ra ngoài âm đạo như vùng sinh dục và hậu môn thì bệnh nhân ngứa và gãi không thể cưỡng lại được, gây xây xát, đi tiểu xót. Điều trị khó khăn hơn so với các bệnh viêm âm đạo khác do nấm phát triển nhanh và hay tái phát. 

Một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm là do rửa quá sâu, làm biến đổi sinh thái của môi trường âm đạo.

Nấm phát triển nhanh ở môi trường ẩm, ấm và tối cho nên mặc đồ lót thoáng bằng vải bông hay không mặc gì bất cứ lúc nào có thể cũng là cách làm cho nấm không phát triển.

Tránh bị ẩm ướt kéo dài như khi đi tắm biển, ngâm mình trong nước hồ ao. 

Mặc đồ lót ẩm, phơi trên sào tre hay bờ rào cũng dễ bị nhiễm nấm.  

Đề phòng tái phát, đồ lót phải sạch, khô, rộng rãi, làm bằng vải dễ thấm. Nước rửa vệ sinh cũng nên là nước chín hoặc có pha với thuốc rửa của phụ nữ như Gynophar. Khi tiếp xúc với men để làm bánh mì, cũng cần rửa tay sạch vì các bà vợ của các thợ làm bánh mì hay bị nấm âm đạo. Nam giới cũng có thể bị nhiễm nấm ở quy đầu cho nên cũng cần điều trị cho cả chồng để phòng tái phát viêm âm đạo ở vợ.

Mọi nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục đều có khả năng lan lên trên và làm tắc vòi trứng, do đó cần được chẩn đoán và điều trị sớm.  

Về điều trị: Có nhiều loại thuốc dưới dạng kem, uống: 

- Sporal viên nang 100mg (hoạt chất là Itraconazole), uống 2 viên mỗi ngày trong 3-5 ngày liên tiếp. Để đạt sự hấp thụ tối đa cần uống Sporal ngay sau khi ăn no và uống cả 2 viên cùng một lúc. Sporal là loại thuốc ít có tác dụng phụ, rất có hiệu quả trong điều trị nấm âm hộ âm đạo, tỷ lệ khỏi tới 80-90%. 

- Hoặc Canesten, viên nang (100mg, hoạt chất là Clotrimazole) nếu nhiễm lần đầu thì liệu trình 3 ngày cho nhiễm nấm Candida, đặt âm đạo 2 viên vào buổi tối trong 3 đêm liên tiếp. Nếu tái nhiễm, đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 6 đêm liên tiếp. Nếu cần thiết, mỗi ngày đặt 2 viên, 1 vào buổi sáng và 1 vào buổi tối trong 6-12 ngày liên tiếp. 

- Ngoài ra, còn có các thuốc đặt khác như polygynax, tergynan; có người khuyên một liệu trình nên kéo dài 21 ngày để ức chế đủ một chu trình phát triển của nấm. Có thể kết hợp bôi ngoài âm hộ kem Nizoral. 



Bà mẹ mang thai cần chú ý đến bệnh huyết trắng


Sự thay đổi nhanh và thường xuyên của môi trường sống, thêm vào đó là áp lực của công việc đã làm cho nhiều chị em thường mắc phải các chứng bệnh phụ khoa. Vì thiếu thông tin và thời gian mà đôi khi ta xem thường hoặc bỏ qua các bệnh lý này để chúng tự khỏi. Nhưng thực tế nếu không tìm hiểu và chủ động phòng bệnh, chúng có thể tiếp tục tái phát và gây ra cách căn bệnh khác nguy hiểm hơn. Một trong những bệnh mà hầu hết phụ nữ nào cũng đã và sẽ có thể mắc phải là huyết trắng nhưng rất ít trong số đó hiểu hết về những ảnh hưởng của bệnh này. Bài viết sau đây rất hy vọng cung cấp được thông tin về bệnh để hỗ trợ chị em trong quá trình phòng và điều trị bệnh.

THÔNG TIN VỀ BỆNH BẠCH ĐỚI

Bệnh huyết trắng là gì ?

Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.
Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm.

Khi nào thì biết mình mắc bệnh huyết trắng?

Bệnh huyết trắng có hai loại, được phân biệt và nhận dạng như sau:
Huyết trắng sinh lý: có tính chất thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, thường có vào ngày rụng trứng hoặc kích thích tình dụng. Đặc điểm của huyết trắng sinh lý là không mùi, màu trắng trong và không có những triệu chứng khó chịu. Với loại huyết trắng này không cần phải điều trị, chỉ cần vệ sinh tắm rửa bằng nước sạch, thay đồ lót hàng ngày, giữ “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng.
Huyết trắng trở thành bệnh lý khi xuất hiện nhiều, đổi màu (vàng hoặc xanh, trắng đục, đóng thành váng…), có mùi hôi, kèm theo những triệu chứng khó chịu như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, tiểu gắt, giao hợp đau…Nguyên nhân gây ra bệnh lý huyết trắng thường là do nhiễm nấm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giag mai,…) hoặc cũng có thể do việc giữ gìn vệ sinh không đúng cách, thói quen thụt rửa sâu trong âm đạo làm thay đổi môi trường âm đạo dễ dẫn đến viêm nhiễm…

Bệnh huyết trắng ảnh hưởng gì đến sức khoẻ người phụ nữ?

Tuy bệnh không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Bệnh huyết trắng còn là bệnh lý gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với người phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.
Đối với phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố, giảm sức đề kháng, thân nhiệt tăng nên rất dễ bị nhiễm nấm gây ra bệnh huyết trắng. Nếu chữa khỏi, bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm để kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.

Điều trị bệnh huyết trắng như thế nào?

Tốt nhất chị em phụ nữ nên sớm biết cách phòng ngừa bệnh huyết trắng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bằng cách thường xuyên vệ sinh “ vùng kín” đúng cách ( mỗi ngày hai lần, rủa nhẹ nhàng từ trước ra sau, không thụt rửa sâu vào bên trong…). Mặc đồ thoáng mát, tránh mặc quần áo quá chật sẽ gây ra tình trạng nóng, ẩm nơi “vùng kín” và đó là môi trường rất dễ để nấm phát triển. Quần áo, đồ lót nên giặt sạch, phơi ngoài nắng . Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh trước và sau khi giao hợp. Khi có dấu hiệu người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị phòng ngừa trên thị trường theo tư vấn của bác sĩ điều trị.
Khi mắc phải bệnh huyết trắng bệnh lý nặng, người bệnh cần nên đi khám bác sĩ để được xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là do nấm hay vi khuẩn, trùng roi, lậu cầu…để có hướng điều trị hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, chuẩn đoán chính xác và tuỳ thuộc vào nguyên nhân sẽ có hướng điều trị đặc hiệu, kịp thời và cần nên lưu ý sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.


Huyết trắng là gì?
Huyết trắng có màu
Huyết trắng có mùi hôi
Huyết trắng có màu vàng 
Món ăn trị bệnh huyết trắng
Ra nhiều huyết trắng có bị vô sinh?

(st)





tôi ra huyết có màu vàng nhưng lại không bị ngứa rát gì cả vậy có sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
e nam nay 24 tuoi.kinh nguyet cua e k deu co khj phai 6thang moj co 1lan. e muon hoi bac sy nhu vay co anh huong den viec sinh con sau nay khong ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Thưa bác sĩ,em năm nay 24t,huyết trắng của em màu trắng đục,kéo dài thành sợi,không hôi,có cảm giác hơi rát vậy em đang bị bệnh gì ah?cách chữa trị ra sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
huyết trắng và vòng tránh thai có liên quan gì khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Em nam nay 23 t bi ra huyet trang mau trang duc khong ngua vay e co bi gi khong co anh huong gi den sk va sinh san khong
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
E bi huyet trang ra nhieu hang ngay vay co a huong den sinh san khong.gio e va chong muon co con phai lam sao de nhanh thu thai thua bac si.e xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Bạn nên đi khám xem huyết trắng ra nhiều co do bệnh phụ khoa nào không và điều trị dứt điểm trước khi mang thai là tốt nhất nhé! Để sớm thụ thai bạn có thể tham khảo thêm bài viết: http://phununet.com/Wikiphununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=6710
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Gửi hỏi đáp - bình luận