Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Triệu chứng của bệnh tụt canxi máu và cách xử lý nhanh
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mần trầu
Khô mắt (Eye Dry Syndrome, viết tắt là DES) có thể được định nghĩa khái quát như sau: "Ðấy là một hội chứng mà trong đó nước mắt - công cụ để bôi trơn và bảo vệ mắt - sản phẩm do một số tuyến tại mi và kết mạc tiết ra đã bị giảm thiểu về chất lượng hoặc số lượng, hay cả hai".
DES chỉ được bàn đến nhiều trong những năm gần đây vì tính phổ biến của nó. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy DES chiếm tỷ lệ khoảng 5,7% trong giới nữ tuổi trên 50; 9,8% ở nữ tuổi > 75. Như vậy có khoảng 3,2 triệu phụ nữ Mỹ đang mắc chứng khô mắt. DES cũng đặt ra những vấn đề tế nhị cho các nhà y tế cộng đồng: Tỷ lệ khô mắt gia tăng theo tuổi, hay xảy ra đối với những phụ nữ không có bằng cấp và thu nhập thấp. Việt Nam chúng ta đã và đang hòa nhập với thế giới, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội mà còn cả trên phương diện bệnh học và dịch tễ học. Vì thế đã kéo theo sự gia tăng của các căn bệnh gắn liền với xã hội hiện đại như cao huyết áp, ung thư, tiểu đường..., trong đó chứng khô mắt không hẳn là một ngoại lệ. Nếu tính toán tương đối theo tỷ lệ mắc nêu trên thì chúng ta đang có khoảng 2 triệu phụ nữ trên 50 tuổi bị chứng khô mắt. Trên thực tế, số lượng bệnh nhân nữ tuổi trung niên đến khám tại Viện Mắt Trung ương với các biểu hiện của DES ngày càng nhiều.
Hầu hết các bệnh nhân đều than phiền vì:
- Cảm giác kích thích, bất ổn tại mắt.
- Cảm giác như có dị vật trong mắt, nóng rát như phải bỏng.
- Nhìn mờ nhất thời.
- Ra gỉ mắt trong và nhầy.
- Một số người có cảm giác ngứa mắt, mỏi và nặng mi mắt.
- Ở thể nặng, bệnh nhân thấy đau rát thực sự mỗi khi chớp mắt.
Những khó chịu trên thường xảy ra khi có hoàn cảnh thuận lợi cho nước mắt bay hơi nhiều, như ra gió, đọc sách lâu, ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ.
Các biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và phức tạp, những khám nghiệm bổ sung cũng rất phong phú và cần thiết. Ðể dễ hình dung, chúng ta hãy xem xét lại những vấn đề cơ bản về sinh lý nước mắt.
Nước mắt tráng phủ trên lòng trắng (kết mạc) và lòng đen (giác mạc) được sản xuất từ 2 nguồn: 95% do tuyến lệ nằm ẩn dưới mi trên tiết ra, 5% còn lại do các tuyến lệ phụ đảm trách. Dù nguồn gốc từ đâu thì nước mắt luôn tạo thành một khối thống nhất. Khi tráng lên tròng đen chúng tạo nên phim nước mắt gồm 3 lớp: Lớp mỡ; Lớp nước trong suốt; Lớp nhầy mucin.
Mỗi lớp có một chức năng riêng biệt.
- Lớp mỡ làm chậm lại quá trình bay hơi của lớp nước liền kề với nó, đảm bảo sức căng bề mặt của phim nước mắt theo phương thẳng đứng giúp cho nước mắt khỏi tràn ra ngoài bờ mi, bôi trơn mi mỗi khi mi chớp trên diện nhãn cầu.
- Lớp nước trong suốt ở giữa đảm bảo cung cấp oxy cho biểu mô giác mạc, có tính sát trùng nhẹ, làm cho giác mạc trơn nhẵn, rửa trôi bụi bẩn.
- Lớp nhầy mucin ở trong cùng do tế bào hình đài hoa của kết mạc tiết ra, giúp chuyển biểu mô giác mạc từ dạng kỵ nước sang ái nước. Như vậy giác mạc sẽ luôn được làm ẩm bằng lớp nước đã nêu.
Phim nước mắt chỉ ổn định nếu phản xạ chớp mắt được duy trì tốt, có tương thích tốt giữa mi và nhãn cầu, biểu mô giác mạc phải nguyên vẹn.
Các biểu hiện lâm sàng thể hiện sự bất thường của phim nước mắt và bề mặt giác mạc
Các dấu hiệu bất thường của phim nước mắt: Dấu hiệu sớm là sự gia tăng của các sợi nhầy và bụi bẩn trên giác mạc. Ở mắt bình thường sau khi phim nước mắt bị vỡ, lớp nhầy mucin sẽ bị nhiễm lipid nhưng sau đó lipid sẽ lập tức bị rửa trôi. Ở mắt bị khô, lớp mucin nhiễm lipid tích tụ trên phim nước mắt và có xu hướng dao động sau mỗi lần chớp mắt. Lớp mucin sẽ mau khô và chậm ngậm nước. Mặt cong giới hạn của phim nước mắt bị nhỏ đi, lõm vào, đôi khi biến mất trong những trường hợp nặng. Với mắt bình thường mặt cong của phim nước mắt là mặt lồi, cao khoảng 1mm.
Các biến đổi của bề mặt giác mạc: Chỉ xuất hiện khi bệnh đã tương đối nặng. Mức độ nhẹ là bệnh lý biểu mô giác mạc dạng chấm, dạng sợi. Dạng nặng hơn sẽ có các mảng nhầy màu hơi đục hoặc xám, hơi lồi lên bề mặt giác mạc. Ðó là các phức hợp của tế bào biểu mô bong ra cùng với chất nhầy, protein và lipid. Các mảng trên thường xuất hiện cùng với tổn thương dạng sợi, bắt màu khi nhuộm rose bengal.
Các khám nghiệm bổ sung đặc biệt: Ðo thời gian vỡ phim nước mắt (break up time-BUT): Khám nghiệm này chỉ thực hiện được ở môi trường chuyên khoa sâu, với thuốc nhuộm fluorescein và sinh hiển vi khám bệnh có kính lọc xanh cobalt. BUT được coi là bất thường nếu < 10 giây.
Nhuộm rose bengal: Rose bengal là thuốc nhuộm có ái lực đặc biệt với các tế bào biểu mô chết hoặc đang bị hủy hoại. Ðặc tính này làm các tổn thương giác mạc dạng sợi và dạng mảng trở nên dễ nhận biết. Nhược điểm của thuốc là gây kích ứng cho mắt.
Test Schirmer: Test này thực sự hữu hiệu nếu chúng ta không có sinh hiển vi khám bệnh, các tổn thương giác mạc còn chưa rõ ràng. Nó cho phép nhận định lượng chế tiết nước mắt cơ bản và chế tiết phản xạ bằng một loại giấy thấm đặc biệt của hãng Whatman, kích cỡ chuẩn là 5mm chiều rộng và 35mm chiều dài. Kết quả bình thường nếu vùng có nước mắt thấm > 15mm.
Nguyên nhân gây ra chứng khô mắt
Dưới đây là những nguyên nhân của chứng khô mắt mà mọi người nên biết để phòng tránh:
- Do tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc bên cạnh việc chữa bệnh nó còn gây ra một số phản ứng phụ như khô mắt, mỏi mắt vì vậy các bạn nên hỏi kĩ bác sĩ khi uống thuốc để có những lời khuyên đúng đắn nha.
|
Cẩn thận khi sử dụng thuốc |
- Do xem ti vi, làm việc lâu trên máy tính hay đọc sách trong thời gian dài. Đây là thói quen thường thấy ở đa số người trẻ tuổi. Nên cho mắt nghỉ ngơi sau 2 tiếng ngồi trên ti vi, máy vi tính.., đồng thời dùng tay mát xa vùng quanh mắt giúp cho tuần hoàn máu ở vùng mắt được đẩy mạnh, giảm nhẹ sự mệt mỏi cho mắt.
- Thói quen đeo kính sát tròng thường xuyên để có một đôi mắt đẹp. Sau 4 hay 5 tiếng đeo liên tục hoặc khi ngủ, bạn nên tháo kính ra để bảo vệ đôi mắt.
- Do thiếu vitamin A chất carotin trong trà xanh chuyển hóa thành vitamin A giúp giảm bớt sự nguy hại của tia bức xạ đối với cơ thể và phòng chứng khô mắt.
- Thêm một bệnh thường gặp của tuổi teen là chứng mất ngủ triền miên cũng gây ra chứng khô mắt và mỏi mắt. Các bạn đừng nên thức quá khuya và ngủ nghỉ điều độ để cho mắt luôn được khỏe khoắn.
Khô mắt - bệnh của 'dân' văn phòng
|
Ảnh: Corbis.com. |
Đang ngồi máy tính, nhiều khi Thanh (25 tuổi, Hà Nội)
thấy mắt mờ đi, có lúc đau nhói như bị kim châm. Nghĩ là không sao,
nhưng về sau mắt cô càng đỏ và đau nhức hơn, đến khi đi khám thì mắt đã
bị biến chứng đỏ mãn tính.
Làm công việc văn phòng, cả ngày Thanh đã bù đầu làm việc bên máy tính, đến tối không đi chơi đâu thì lại ôm tivi. Gần đây, cô thấy mắt thường xuyên bị nhức, mỏi, khi đó cô chỉ nghĩ là do xem tivi, ngồi máy tính nhiều nên mắt mỏi, nghỉ ngơi thì sẽ không sao. Dù đã mua thuốc về tự nhỏ nhưng mắt cô không thấy đỡ mà càng nặng hơn.
"Nhiều lúc đang làm việc tôi chỉ muốn nhắm mắt lại, không muốn mở nữa, cảm giác mắt sưng lên, đau rát. Đi khám, biết mình bị bệnh khô mắt thì bệnh đã nặng, gây biến chứng", Thanh cho biết.
Thạc sĩ Hoàng Cương, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học đào tạo, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, khô mắt là tình trạng tổn thương lớp phim nước mắt do nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá mức, gây tổn hại bề mặt nhãn cầu.
Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, ngăn không cho chất lạ bám vào mắt. Thông thường cứ 10 giây lớp phim này sẽ vỡ ra, bay hơi và mắt sẽ tái tạo một lớp mới bao phủ trên nhãn cầu. Tuy nhiên, với người bị bệnh khô mắt, chưa đến 10 giây lớp phim này đã vỡ ra trong khi mắt chưa kịp tái tạo.
Những trường hợp như Thanh không phải là hiếm gặp. Trong đó, nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc cao, ước tính có khoảng 50% người làm văn phòng mắc các bệnh về mắt, trong đó chủ yếu là bệnh khô mắt.
Lý giải điều này, thạc sĩ Cương cho biết, trong vòng một phút mắt người chớp 12-18 lần, mỗi lần chớp nước mắt được tiết ra phủ lên toàn bộ mắt. Nhưng những người làm văn phòng, sử dụng máy vi tính nhiều do phải tập trung cao độ nên rất ít chớp mắt.
Ngoài ra, việc thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa, độ ẩm thấp cũng khiến nước mắt bị bay hơi nhiều dẫn tới hiện tượng mắt bị khô. Những người bị bệnh thấp khớp, lupus, hội chứng teo tuyến tiết nước mắt, viêm bề mặt nhãn cầu, tiểu đường… cũng có thể mắc bệnh khô mắt.
Người bị bệnh có các biểu hiện như nhức mắt, khó chịu, khô mắt. Nặng hơn sẽ thấy cộm, ngứa, rát như có dị vật trong mắt, nhìn mờ, sợ ánh sáng, thạc sĩ Cương cho biết.
Khô mắt không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể gây loét giác mạc và dẫn đến mù lòa. Thực tế, hầu hết người bệnh khô mắt chỉ đi khám khi bệnh đã nặng, giác mạc loét, kết mạc sừng hóa. Một số người có thói quen tự ý mua thuốc về nhà điều trị, điều này làm gia tăng biến chứng như đỏ mắt mãn tính, đục thủy tinh thể… gây mù lòa vĩnh viễn. Thậm chí, có bệnh nhân tự điều trị bằng các phương pháp phản khoa học như: đánh mắt bằng lá thài lài làm loét, thủng giác mạc, viêm mủ nhãn cầu dẫn tới phải khoét bỏ mắt.
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh khác nhau như: vệ sinh bờ mi (chườm nóng mi, xoa mi mắt), đóng điểm lệ, đeo kính giữ ẩm hoặc dùng liệu pháp thay thế nước mắt nhân tạo. Bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp dựa trên chẩn đoán nguyên nhân gây khô mắt.
Để phòng tránh bệnh khô mắt, theo thạc sĩ Cương những
người làm việc nhiều trên máy tính nên uống nhiều nước, tránh ngồi ngay
luồng gió bay ra của máy điều hòa và quạt gió, nhắm mắt lại vài giây
khoảng 30 phút một lần để nước mắt tráng đều qua giác mạc. Khi thấy mắt
có dấu hiệu nhức, mỏi, khô, rát người bệnh nên đến khám sớm.
Theo BS.CKI Trần Thị Mỹ Phượng, Phó khoa mắt Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bệnh khô mắt ban đầu chỉ gây tổn thương nhỏ ở lớp ngoài của giác mạc và kết mạc, để lâu sẽ gây viêm nghiêm trọng, dẫn đến mờ mắt và giảm thị lực. Nếu không được chữa trị, sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
* Triệu chứng
Người bệnh có cảm giác khô ở mắt hoặc như cát, bụi ở trong mắt, mắt hay bị nhức, nhạy cảm với ánh sáng, mỏi mắt, tiết nhiều nước mắt và có cảm giác mi mắt dính vào nhãn cầu khi chớp mắt.
Nguyên nhân gây bệnh khô mắt
- Viêm bờ mi: làm nước bốc hơi nhanh hơn, những chất thải của sự nhiễm khuẩn gây đỏ mắt mãn, kích thích mắt thường xuyên.
Kiểm tra mắt tại khoa mắt Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Ảnh: P.Liễu |
- Thói quen không tốt trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi lâu bên máy vi tính, xem tivi quá nhiều. Tuy tuyến lệ vẫn tiết ra nước mắt nhưng do mắt phải nhìn lâu không chớp hoặc ít chớp, nước mắt không được “tưới” thường xuyên để làm ướt và bôi trơn nhãn cầu.
- Do công việc, phải tiếp xúc thường xuyên với các loại bụi, khói độc, máy điều hòa, quạt máy, hơi nóng tử ngoại và ánh sáng chói chang.
- Thay đổi nội tiết tố nữ: Gặp ở phụ nữ mang thai, mãn kinh.
- Chức năng của tuyến lệ bị suy giảm: do tình trạng lão hóa chung của cơ thể. Từ tuổi trung niên, lượng nước mắt tiết ra giảm 50% so với thời trẻ.
- Thiếu vitamin A ở trẻ em: Biểu hiện đầu tiên thường là khô mắt.
- Mắc các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus đỏ, bệnh tuyến giáp.
- Dùng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thiabendazol, thuốc gây mê toàn thân.
* Phòng ngừa và điều trị
Theo bác sĩ Mỹ Phượng, khi có triệu chứng khô mắt, bệnh nhân cần đến bác sĩ ngay để khám và có hướng điều trị thích hợp. Dùng thuốc điều trị khô mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều trị các bệnh viêm nhiễm ở bờ mi. Không nên dụi tay vào mi mắt vì động tác này dễ gây xước kết mạc. Nếu có bụi bám trên bề mặt nhãn cầu, nên để nó tự trôi ra theo dung dịch rửa mắt và chớp mắt.
Mỗi khi đi đường nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi cát, bụi, côn trùng. Khi sử dụng máy vi tính, sau 45-60 phút nên nghỉ ngơi 5-10 phút, nhìn xa để giảm điều tiết mắt. Nên đặt máy tính thấp hơn tầm mắt. Nghỉ giải lao để thư giãn mắt trong thời gian đọc sách, xem tivi. Trời mùa hè không nên bật quạt to thổi thẳng vào mặt vì sẽ gây khô mắt. Ngoài ra, cần bổ sung uống viên omega 3, ăn cá hồi, cá ngừ, đậu bắp, trái cây… để đôi mắt được khỏe, đẹp và hạn chế khô mắt.
(St)