Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ khỏi chỉ bằng cách ăn uống
Bệnh máu khó đông và cách điều trị
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Cách điều trị mụn nhọt ở mông nhanh khỏi
Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản
Trong các thể lao thì lao phổi hay gặp nhất, sau đến lao hạch.
Lao ruột là một nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đặc hiệu do trực khuẩn lao tuy hiếm gặp (sau lao tiết niệu sinh dục, chiếm khoảng 3% trong các bệnh lao), nhưng việc chẩn đoán và điều trị hãy còn nhiều khó khăn, cho nên tỷ lệ mắc phải và các biến chứng do bệnh hãy còn khá cao, nếu không điều trị kịp thời gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tỷ lệ tử vong chiếm 11%. Bệnh nhân lao ruột gặp nhiều ở người trẻ tuổi, đang độ tuổi lao động, nhất là lứa tuổi từ 30 đến 55 tuổi, do vậy lao ruột có ảnh hưởng nhiều đến gia đình và xã hội.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh ngoài trực khuẩn lao người, ngày nay người ta còn thấy các loại trực khuẩn lao bò, lao chim, và loại trực khuẩn không đặc biệu có khả năng gây bệnh ở người, nhất là đối với những người nhiễm HIV/AIDS.
Nguồn lây nhiễm trong lao ruột là do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp. qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi và các chế phẩm của sữa như kem, bơ, pho mát có trực khuẩn lao bò hoặc do bú sữa mẹ và thông thường là do thức ăn, nước uống bị ô nhiễm trực khuẩn lao. Bệnh gặp thứ phát do một ổ lao ngoài ruột đang tiến triển hoặc đã ổn định, vi khuẩn xâm nhập qua đường máu, đường mật vào đường tiêu hóa và gây bệnh. Ðáng lưu ý là hơn 60% các trường hợp lao ruột có tiền sử lao phổi đã và đang điều trị, trong đó trên 50% các trường hợp có tiền sử lao dưới một năm và bệnh vẫn có thể xảy ra ngay trong quá trình điều trị bệnh lao.
Triệu chứng
1. Các triệu chứng thời kỳ khởi
phát:
a. Toàn thân:
- Gầy nhanh, xanh xao
- Mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm.
b. Triệu chứng về tiêu hoá:
- Đi ngoài phân lỏng ngày 2-3 lần, phân sền sệt, thối. Đi lỏng kéo dài,
dùng các thuốc cầm ỉa không có tác dụng. Có thể xen kẽ ỉa lỏng với táo bón, có
khi khỏi vài ngày lại tái phát.
- Đau bụng: đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, khi đau bụng thường mót đi
ngoài,đi ngoài được thì dịu đau. Đau bụng thường có sôi bụng kèm theo .
2. Các triệu chứng thời kỳ toàn phát:
Thời kỳ bệnh toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tuỳ theo thể bệnh:
a. Thể loét tiểu tràng, đại tràng:
- Bệnh nhân đau bụng nhiều, sốt cao, ỉa lỏng kéo dài .
- Bụng hơi to, có nhiều hơi, sờ bụng không thấy gì đặc biệt.
- Phân loãng, mùi hôi thối, màu vàng, có lẫn mủ, nhầy và ít máu.
- Suy kiệt nhanh, xanh xao, biếng ăn. Có bệnh nhân sợ ăn vì ăn vào thì lại
đau bụng, ỉa lỏng.
b. Thể to - hồi manh tràng:
- Bệnh nhân hết ỉa lỏng lại ỉa táo, phân lẫn máu nhầy mủ, không bao giờ
phân bình thường.
- Nôn mửa và đau bụng.
- Khám hố chậu phải thấy u mềm, ấn đau di động ít.
c. Thể hẹp ruột:
- Sau khi ăn thấy đau bụng tăng lên .
- Đồng thời bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò.
- Sau 10-15 phút nghe có tiếng hơi di động trong ruột và cảm giác hơi đi qua
chỗ hẹp, có dấu hiệu Koenig.
- Khám bụng ngoài cơn đau không thấy dấu hiệu gì.
Điều trị
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như tắc ruột, khối u giống u đại tràng,
thủng ruột viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa nặng và hội chứng kém
hấp thu, dẫn đến suy kiệt và tử vong. Lao ruột có biến chứng cần phải
can thiệp phẫu thuật đến hơn 80%.
Về cơ bản, lao ruột được điều trị
bằng nội khoa. Thuốc điều trị bệnh được sử dụng theo phác đồ của Tổ
chức y tế thế giới năm 1998, biện pháp DOTS có kiểm soát áp dụng 4 thứ
thuốc chống lao phối hợp đối với lao mới và 5 thứ thuốc phối hợp đối
với lao điều trị thất bại. Ðiều trị phẫu thuật chỉ áp dụng trong trường
hợp lao ruột có biến chứng.
1. Điều trị nội khoa:
a. Chế độ ăn:
Ăn đủ chất, nhất là đạm, vitamin, không nên ăn nhiều thức ăn dạng bột.
b. Thuốc men (xem thêm bài lao bụng)
- Thuốc điều trị nguyên nhân (diệt vi khuẩn lao): cần phải phối hợp 2 hoặc
3 trong các loại thuốc sau: Rifamixin, Ethambutol, INH, Streptomyxin.
+ Điều trị tấn công: 2-5 tháng.
+ Điều trị củng cố: 12-18 tháng.
- Thuốc điều trị triệu chứng:
+ Chống đau bụng:
- Atropin 1/2mg x 1 ống tiêm dưới da.
- Hoặc Belladol (cồn dung dịch 10%) x giọt/ngày.
+ Băng xe niêm mạc, chống ỉa chảy:
- Tanin: 3-5g/24h cho đến khi hết ỉa lỏng.
- Kaolin: 10-20g/24h.
2. Điều trị ngoại khoa:
Chỉ cần phẫu thuật chỉ đặt ra khi có biến chứng: thủng, tắc ruột.
Phòng nừa
Ðể phòng ngừa bệnh, mỗi người dân phải có ý thức trong vệ sinh ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt là khi sử dụng sữa bò tươi, các chế phẩm của sữa bò nếu chưa qua các quy trình xử lý theo quy định. Khi có các biểu hiện bệnh, cần phải đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm đối với bản thân, mặt khác gây ô nhiễm môi trường và là nguồn lây nhiễm cho cộng đồng. Phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, đóng góp tích cực cho chương trình chống lao quốc gia, để bệnh lao ở Việt Nam sẽ sớm được thanh toán.
(ST)