Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày tá tràng và chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh
Phác đồ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng.
Loét dạ dày tá tràng còn gọi là bệnh Cruveilhier. Có
tác giả gọi chung là bệnh loét (maladie uleereuse-ulcer disease). Tùy vị trí của
từng ổ loét có các tên gọi: loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị,
loét hành tá tràng.
Vị trí ổ loét thường gặp là tá tràng rồi đến bờ cong nhỏ, sau đó đến môn vị và
các vị trí khác ít gặp hơn.
a/ Triệu chứng lâm sàng chính là : đau bụng với đặc điểm, Đau ở vùng thượng
vị; đau mạn tính từ vài ba năm đến hàng chục năm; đau có chu kì, thường về mùa
rét; mỗi chu kì kéo dài ít nhất cũng từ 7 ngày đến 10 ngày trở lên. Các chu kì
đau thường có liên quan với các chấn thương tâm thần hoặc làm việc căng thẳng;
có thể đau lúc đói, ăn vào thì bớt đau, hoặc đau vài giờ sau bữa ăn.
b/ Chuẩn đoán:
-X-quang có giá trị chuẩn đoán chính.
-Nội soi nhằm mục đích phát hiện và nhận định kĩ ổ loét.
-Xét nghiệm dịch vị,xét nghiệm axit bazo……
c/ Diễn biến của bệnh theo chu kì là một đặc điểm của bệnh loét dạ dày
tá tràng. Khoảng cách của mỗi chu kì dài ngắn khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân
và thời kì bệnh. Loét hành tá tràng thường gây chảy máu nhiều hơn là loét dạ
dày. Lóet dạ dày dễ bị thủng hơn loét hành tá tràng, vết thủng đó đổ vào ổ phúc
mạc hoặc được bịt bởi các tạng gần đấy (gan, tụy, mạc treo,…). Các biến chứng
chảy máu, thủng có thể là biểu hiện đầu tiên của một bệnh loét dạ dày – tá
tràng.
d/ Biến chứng mạn tính là hẹp môn vị, ung thư hóa
Nguyên nhân gây bệnh: Do tình trạng tăng axit dịch vị quá mức (hội chứng
Zollinger Ellison) làm mất cân bằng 2 yếu tố gây loét và chống lóet
d/ Các tress: Các chấn thương ở hệ thần kinh trung ương (do tai nạn, do
phẫu thuật,…) được gọi là loét Cushing hoặc bệnh nhân bị bỏng nặng hay các trường
hợp choáng nặng do các bệnh nội khoa: thuốc lá, rượu, café…;cac thuốc chống
viêm, kháng viêm, thuốc corticoide,…
e/ Helicobacterpylori (HBP) được Warren và Marshall xác nhận năm 1983
cũng là một trong những nguyên nhân chính làm viêm loét dạ dày – tá tràng
f/ Điều trị loét dạ dạy – tá tràng cần đạt 4 yêu cầu: Giảm đau nhanh, liền
sẹo ổ loét, ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa biến chứng.
Điều trị theo sinh lý bệnh học: nhằm mục tiêu giảm yếu tố gây loét, tăng
cường yếu tố bảo vệ: để giảm yếu tố gây loét cần loại bỏ các yếu tố ngoại lai
như: rượu, thuốc lá, aspirine, NSAID. Tác nhân chính cần làm giảm là HCl
Điều trị theo nguyên sinh bệnh: diệt khuẩn HBP- có 3 nhóm thuốc chính:
kháng sinh, Imidazol và Bismuth. Các thuốc trên phải kết hợp nhiều lọai. từ 3 đến
4 thứ thông thường kết hợp với 1 kháng sinh + 1 imidazol với 1 thuốc ức chế bơm
proton hay Bismuth
Điều trị ngoại khoa: để đối phó với tình trạng tăng axit hạn chế vĩnh viễn
bài tiết HCl cần dùng biện pháp phẫu thuật qua đường thể dịch, tức cắt bỏ nơi
tiết gastrin và HCl như cắt bỏ hang vị, cắt đoạn 2/3 hay ¾ dạ dày hoặc qua đường
thần kinh: cắt dây thần kinh phế vị
Chỉ định bắt buộc: loét dạ dày ung thư hóa đã được giải phẫu bệnh học xác
minh, thủng dạ dày hoặc hành tá tràng, hẹp hậu môn hoặc chảy máu nặng, tái phát
dồn dập có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân
Kết luận: đối với các triệu chứng: hẹp môn vị, thủng và ung thư dạ dày thì chỉ
định điều trị ngoại khoa là tất yếu .Các biến chứng khác như: chảy máu, viêm,
loét, phù nề,..hiện nay đã được điều trị nội khoa ( bằng các loại biệt dược mới
nhất). Phẫu thuật cấp cứu chỉ còn thu nhỏ trong một số ít trường hợp mà dùng
thuốc và các biện pháp trên thất bại.
Giới thiệu một số phác đồ điều trị HP hiện nay :
1. Các phác đồ kinh điển điều trị trong 7 ngày
Phác đồ 3 thuốc: PPI hoặc RBC phối hợp với 2 kháng sinh
• (PPI + Amoxicillin 1000 mg + Clarithromycin 500 mg) x 2 lần ngày, điều trị
trong 7 ngày.
• (PPI + Clarithromycin 500 mg + Metronidazole hoặc Tinidazole 500 mg) x 2 lần
ngày, điều trị trong 7 ngày.
• (PPI + Amoxicillin 1000 mg + Metronidazole hoặc Tinidazole 500 mg) x 2 lần
ngày, điều trị trong 7 ngày.
PPI gồm các thuốc: Omeprazole 20 mg, Lanzoprazole 30 mg, Pantoprazole 40 mg,
Rabeprazole 20 mg, Esomeprazole 20 mg hoặc 40 mg. RBC (Ranitidine Bismuth
Citrate)
Phác đồ 4 thuốc: PPI + BMT
• (PPI + Metronidazole 500 mg) × 2 lần ngày + (Bismuth 120 mg + Tetracycline
500 mg) × 4 lần ngày, điều trị trong 7 ngày.
2. Các phác đồ kinh điển, điều trị 14 ngày
Phác đồ 3 thuốc
• (PPI + Amoxicillin 1g + Clarithromycin 500 mg hoặc Metronidazole, và hoặc
Tinidazole 500 mg) × 2 lần ngày, 14 ngày.
Phác đồ 4 thuốc
• (Bismuth + Metronidazole 500 mg + Tetracycline 500 mg) × 3 lần ngày + PPI × 2
lần ngày, điều trị trong 14 ngày.
3. Phác đồ điều trị nối tiếp
• (PPI + Amoxicillin 1 g) × 2 lần ngày trong 5 ngày. Ngày thứ 6 ngưng Amoxicillin
và thêm vào (Clarithromycin 500 mg và Metronidazole hoặc Tinidazole 500 mg) × 2
lần ngày, điều trị trong 5 ngày tiếp theo.
4. Phác đồ “cứu vãn” hay phác đồ sử dụng các kháng sinh mới.
Trong trường hợp điều trị thất bại với phác đồ 3 thuốc kinh điển và hoặc kể cả
phác đồ 4 thuốc, việc điều trị tiếp theo cần dựa trên kết quả kháng sinh đồ.
Tùy trường hợp cụ thể và hết sức linh hoạt, có sử dụng một loại kháng sinh mới
như Levofloxacin, Rifabutin, và hoặc Furazolidone thay thế Clarithromycin hoặc
Metronidazole trong các phác đồ 3 thuốc kinh điển
Phác đồ hiệu quả mà các BS khuyên dùng hiện nay : Nêu có nhiễm khuẩn HP :
klqchlorophyll + K-borini (Hoặc Zarnizo-k) . Trường hợp không nhiễm khuẩn HP :
klqchlorophyll + Zantac + Motilium-M
KẾT LUẬN
Điều trị tiệt trừ H. pylori trước đây được chỉ định đối với các trường hợp viêm
dạ dày, loét dạ dày-tá tràng và các biến chứng như chảy máu, thủng, và mới đây
kể cả cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm sau cắt niêm mạc qua nội soi,
và sau phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày, nạo hạch có H. pylori-dương tính…
Hiệu quả tiệt trừ H. pylori phụ thuộc vào liều lượng và thời gian điều trị, loại
kháng sinh sử dụng nhưng chủ yếu là dựa vào tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn
đối các loại kháng sinh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào cách phối hợp thuốc trong từng
phác đồ với những kết quả khác nhau dựa trên sự dung nạp, chấp thuận điều trị
mà còn là do tác động tương hỗ và hiệp đồng giữa các thuốc.
Chế độ ăn cho người bị viêm loét dạ dày - tá tràng.
Người mắc bệnh này cần dùng loại thức ăn giảm tiết dịch vị như chất ngọt, chất béo. Thịt nạc, cá nạc, nước dùng thịt gây tiết nhiều dịch vị nên bệnh nhân cần tránh ăn nhiều.
Loét dạ dày - tá tràng chiếm 35% bệnh lý của đường tiêu hóa, nam mắc nhiều hơn nữ. Tuổi thường gặp là 30-60; nguyên nhân là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và phá hủy niêm mạc dạ dày.
Cơ chế sinh bệnh loét dạ dày - tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày. Ăn uống hợp lý có thể làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Cần ưu tiên các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị; chứa tinh bột, giúp hút thấm niêm mạc dạ dày (như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh nếp), ít tác dụng cơ giới (thức ăn mềm) hay kích thích dạ dày.
Cụ thể, những thực phẩm nên dùng là:
- Cháo, cơm, bánh mỳ, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai luộc chín hoặc hầm nhừ.
- Thịt, cá nạc hấp, luộc, om.
- Lá rau non luộc, nấu canh bắp cải, giá đỗ, bầu bí...
- Sữa bò hộp, sữa bò tươi, bơ.
- Dầu thực vật ăn sống với lượng ít.
- Quả sống: Phải luộc chín, hấp chín mới ăn.
- Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè.
- Thức uống: nước lọc, nước chè loãng.
Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo, chè, cà phê đặc, giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xường, xúc xích), sữa chua, vitamin C. Cần bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
Người có bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không nên để bị đói và không ăn quá no. Cần ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ.
(ST)