Bệnh máu khó đông và cách điều trị

Làm gì để cầm máu khi bị mắc chứng máu khó đông? Bệnh nhân bị máu khó đông nên làm gì?

 

Bệnh máu khó đông

Hemophilia là bệnh chảy máu do thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX. Thiếu yếu tố VIII là hemophilia A, thiếu yếu tố IX là hemophilia B. Bệnh có tính chất di tryền lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. 

1. Chẩn đoán : 

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm cầm máu. 

1.1. Lâm sàng : 

- Biểu hiện chủ yếu là xuất huyết. Xuất huyết có thể xảy ra sớm từ thời sơ sinh, thường tụ máu dưới da đầu, chảy máu nội sọ. Đa số biểu hiện xuất huyết khi trẻ vận động nhiều, lúc biết bò, đi. Xuất huyết có thể tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ. Đặc điểm xuất huyết là dám bầm máu dưới da, tụ máu trong cơ, chảy máu ở khớp, đôi khi có tiểu máu. - Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ trai, khai thác tiền sử gia đình có thể thấy có anh em trai, các cậu bác bên ngoại , hoặc con trai của chị em gái của mẹ bị bệnh giống bệnh nhân.

1.2 Xét nghiệm cầm máu: 

- Thời gian đông máu kéo dài. 

- APTT dài 

- Thời gian máu chảy,tiểu cầu, PT bình thường 

- Định lượng yếu tố VIII hoặc IX thấy giảm. 

+ Thiếu yếu tố VIII là hemophilia A 

+ Thiếu yếu tố IX là hemophilia B 

1.3. Phân loại thể bệnh: 

- Yếu tố VIII/ IX < 1% : thể nặng 

- Yếu tố VIII/ IX 1-5% : thể vừa 

- Yếu tố VIII/ IX 5-30%: thể nhẹ 

2. Điều trị: 

2.1. Điều trị thay thế: 

Truyền yếu tố VIII, cho hemophilia A và yếu tố IX cho hemophilia B. Khi đương có xuất huyết phải nâng yếu tố VIII lên 35-45%, yếu tố IX lên 25-30%, trường hợp chảy máu đe dọa tính mạng hay cần phẫu thuật phải nâng yếu tố VIII/IX lên 100%. Nói chung 1 đơn vị yếu tố VIII/IX có thể nâng yếu tố VIII/IX lên 2%/1,6%. 

- Trường hợp chảy máu khớp, da, cơ, mũi, miệng : 

Yếu tố VIII: 20-25 đơn vị/kg/12 giờ đến khi giảm xuất huyết 

Yếu tố IX : 30 đơn vị/kg/24 giờ đến khi cầm chảy máu. 

- Trường hợp xuất huyết tiêu hóa, nội sọ, tiểu máu, cần phẫu thuật: 

Yếu tố VIII: 50 đơn vị/kg/12giờ ´3 ngày, sau đó 24 giờ/lần trong 7 ngày. 

Yếu tố IX: 75 đơn vị/kg/12giờ ´3 ngày, sau đó 24 giờ/lần trong 7 ngày. 

Có thể sử dụng yếu tố VIII/IX cô đặc hay tủa lạnh VIII. Trường hợp không có sẵn các chế phẩm này dùng huyết tương tươi 20ml/kg/lần, nhắc lại ngày sau cho đến khi ngừng xuất huyết. 

2.2. Điều trị hỗ trợ : 

- Prednison 2mg/kg/ngày ´3-5 ngày cho chảy máu khớp. 

- EACA(e-aminocaproic acid) 50mg/kg/6giờ ´ 7 ngày cho trẻ có chảy máu mũi - miệng. 

- DDAVP(1-Deamino-D-Arginin-Vasopressin): điều trị thay thế cho hemophilia A thể nhẹ: 0,3-0,4mg/kg trong 30-50ml NaCL 0.9% trong 15-20 phút, dùng cách ngày. 

3. Chăm sóc, phòng chảy máu tái diễn: 

- Chăm sóc để tránh mọi chấn thương. 

- Tránh dùng các thuốc Aspirin, kháng Histamin, thuốc tiêm bắp. 

- Giữ khớp ở tư thế dễ vận động, phối hợp điều trị phục hồi chức năng vận động khớp. 

- Điều trị dự phòng xuất huyết tái diễn bằng cách bổ xung định kỳ yếu tố VIII hoặc IX. Theo dõi và dự phòng các bệnh lây truyền theo đường máu, như viêm gan B, C, HIV, nên cho trẻ tiêm phòng viêm gan.

 

Bầm da là dấu hiệu của máu khó đông

Bầm da có thể chỉ là do chấn thương khi va chạm, nhưng có thể do xuất huyết hoặc dấu hiệu của bệnh máu khó đông...

Bầm da là những sang thương do xuất huyết có màu sắc thay đổi từ đỏ, tím, nâu sậm và nhạt màu dần theo thời gian xuất hiện trên da...

Bầm da do nhiều nguyên nhân, xảy ra sau nhiễm ký sinh trùng (giun lươn, sán chó, sán mèo), đôi khi có thể xảy ra do nguyên nhân thiếu vitamin C hoặc sử dụng thuốc có steroids kéo dài.

Xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc liệt tiểu cầu cũng là nguyên nhân gây ra các vết bầm da. Rối loạn đông máu do bệnh máu khó đông (hemophilia), bệnh gan nặng, thiếu vitamin K.

Ngoài ra, một trẻ bình thường khi bị va chạm mạnh cũng bị bầm da, nhưng nếu bầm da xảy ra sau khi chấn thương va chạm dù ở mức độ nhẹ thì đó có thể là dấu hiệu kín đáo của bệnh máu khó đông.

Khi phát hiện trẻ bị bầm da nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân. Cần nhớ kỹ tình huống xuất hiện các vết bầm xảy ra sau va chạm hay tự nhiên, thời điểm xuất hiện và các triệu chứng kèm theo như sốt, ho, sổ mũi, chảy máu mũi, chảy máu răng, nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.

Tùy theo những dấu hiệu lâm sàng và bệnh sử, bác sĩ có thể cho bé xét nghiệm để định bệnh. Nếu là nguyên nhân thành mạch do nhiễm ký sinh trùng, bé sẽ được cho thuốc điều trị giun sán và thuốc làm bền thành mạch cùng với chế độ ăn giàu vitamin C.

Còn các trường hợp bầm da do tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, tùy theo trường hợp bé sẽ được điều trị đặc hiệu tùy theo nguyên nhân.

 

(ST)

khi nhỏ cháu bị chảy máu lưỡi đi bệnh viện thử máu thì ko cầm được . bác sĩ bảo gia đình cháu là cháu bị máu khó đông và bị chảy máu động mạch và bình thường cháu hay bị bầm tím trên đùi, cánh tay, mặt, mấy năm nay cháu hay xuất hiện chảy máu mũi về đêm khi ngủ dậy đã thấy máu đông rồi nhưng chỉ bị một bên thỉnh thoảng hay ù tai và có triệu chứng đáng trĩ ai nói toàn quên liệu cháu có làm sao ko
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Con bi benh viem gan B, ngay nho con bi dut tay thi mot ty la mau dong lai, nhung den khi lon (20tuoi) thi mau cua con rat loang bi tray xuot hay dut tay mot ty la mau cu chay hoai rat lau mau moi het chay. Cho con hoi nhu vay co phai la benh mau kho dong khong a! Va phai dieu tri nhu the nao la het han a?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
lam sao de nguoi benh mau kho dong co the song nhu nguoi binh thuong va mau kho dong co anh huong nhu the nao cho cuoc song sau nay khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
cho em hỏi người máu khó đông thì cần ăn gì và tránh ăn gì ạ??
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
em 20tuoi ket hon anh 26tuoi dc kg vay.
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
bệnh máu khó đông nên ăn gì và kiên cử như thế nào? e cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Bệnh nhân Hemophilia cần tránh vận động mạnh để phòng nguy cơ bị ngã, va đập… dẫn đến chảy máu. Khi có hiện tượng chảy máu, cần làm sạch và băng bó vết thương, băng ép vùng tổn thương hoặc chườm đá… Những vết thương nhỏ, vết xước da và chảy máu mũi nên được tác động bằng sức ép tại chỗ. Sau đó, dùng túi chườm đá để làm lạnh vị trí tổn thương nhằm mục đích co mạch và giảm lượng máu bị mất do bị chảy máu. Khi sử dụng túi đá, cần chú ý không được để đá tiếp xúc trực tiếp với da để tránh nguy cơ tổn thương da. Nếu bị chảy máu nhiều lần, hệ thống cơ khớp bị phá hủy, bệnh nhân sẽ mắc thêm bệnh khớp mạn tính, cứng khớp và teo cơ. Để dự phòng việc phát sinh các bệnh này, điều cần thiết là phải truyền thêm yếu tố đông máu (được sản xuất từ huyết tương hoặc được tổng hợp bằng công nghệ gen) thiếu hụt định kỳ ngay từ khi bệnh nhân còn nhỏ. Việc điều trị định kỳ ngay cả khi không chảy máu là một giải pháp tối ưu nhằm hạn chế những tác động xấu của bệnh. Những người mắc bệnh ở thể nặng hoặc thể trung bình, cần được điều trị dự phòng bắt đầu từ 1 đến 2 tuổi (vào thời điểm tập đi, khi bệnh nhân chưa bị chảy máu trong khớp). Các bác sỹ trong lĩnh vực này khuyến cáo, những bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, vì đó là những cơ quan rất dễ chảy máu. Do vậy, cần tránh ăn các thức ăn cứng, nếu cần thiết, nên tách xương, vỏ, càng, vảy… trước khi cho bệnh nhân ăn cua, tôm, cá. Hemophilia là một rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị hiện đại, bệnh nhân Hemophilia có khả năng hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người khỏe mạnh. Hiện nay, đa số các bệnh viện lớn trên cả nước chưa có khoa riêng để điều trị căn bệnh này, do vậy khi có các biểu hiện chảy máu như trên, người bệnh cần đến Trung tâm Hemophilia (Viện Huyết học – Truyền máu TƯ) để được tư vấn, chẩn đoán, phát hiện chính xác bệnh nhằm đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời
hơn 1 tháng trước - Thích
bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông do thiếu yếu tố IX thì nên kiêng ăn những gì ?
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
thoi gian truoc, khi toi bi dut tay thi mau van dong nhung bay gio khi bi chay mau thi mau khong dong xin hoi co phai toi bi benh mau khong dong
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Benh mau kho dong minh phai xu tri nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận