Bệnh nấm móng tay, chân

Bệnh nấm móng tay, chân. Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay, chân. Biểu hiện của bệnh nấm móng tay, chân như thế nào. Điều trị và phòng ngừa nấm móng tay, chân.


Môi trường nóng, ẩm là môi trường thuận lợi để các loại nấm phát triển và gây bệnh. Nấm móng tay, móng chân là bệnh thường điều trị và phòng bệnh ra sao?

1. Nấm móng: Là bệnh mãn tính và thường gây biến dạng móng. Sự nhiễm nấm ở móng thường không theo qui luật đồng dạng hay đối xứng và thường được thấy bị nhiễm ở một hoặc hai móng. Nấm móng là sự phá hủy móng tay, chân (nhưng hiếm khi tất cả) do nhiễm nấm gây nên.


         Móng chân hay bị hơn bởi vì mang giầy chật làm cho móng ẩm ướt và đây là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Ngược lại, ở người làm nghề mà tay  tiếp xúc thường xuyên với nước như bán nước giải khát,công nhân hải sản, nội trợ …thì móng tay hay bị hơn.

         Bệnh nấm móng thường khó điều trị, đòi hỏi thời gian điều trị dài 12-18 tháng và bệnh hay tái phát. Nấm móng tay dễ điều trị hơn nấm móng chân. Các thuốc điều trị nấm móng có nhiều tác dụng phụ, vì vậy phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám, chỉ định và theo dõi điều trị. Thậm chí khi đã điều trị hết nấm móng, bệnh vẫn có thể tái phát ngay sau khi ngừng thuốc chống nấm toàn thân một thời gian ngắn. Do vậy thuốc bôi chống nấm có thể dùng duy trì sau khi đã dùng thuốc chống nấm toàn thân.

2. Nguyên nhân

- Nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula...)

- Do nấm hạt men (Candida albicans): tổn thương là những biến dạng trên bề mặt của móng, bề mặt trở nên sần sùi, gồ ghề mất đi vẽ trơn láng bình thường, có thể có nhiều chất bẩn đóng phủ lên. Một đặc điểm quan trọng là tổn thương từ phía trong mầm móng tiến ra ngoài bờ tự do và quanh móng cũng bị sưng đỏ, có mủ, bóp rất đau.
- Do nấm sợi tơ (Dermatophytes): thương tổn trên bề mặt của móng cũng giống như do nấm hạt men nhưng bắt đầu từ bờ tự do và tiến vào phía trong mầm móng và thường là không có viêm quanh móng.

3. Cách lây truyền 

         Nấm móng thường xuất hiện trên những móng đã bị chấn thương trước đó. Những chấn thương thường là: vi chấn thương ở móng, mang giầy chật.
 Có thể lây từ người này qua người khác bởi vì nấm có thể sống được trong không khí ẩm, đất nên người đi chân đất dễ bị. Nhiễm nấm cũng có thể xảy ra trong buồng tắm, bồn tắm, phòng thay đồ hoặc khi làm móng, cắt móng chung với người bị nấm móng.

           Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm việc tiếp xúc với nước thường xuyên như: nội trợ, chùi rửa hồ bơi, phục vụ phòng khách sạn, người làm nghề bán nước giải khát, rửa xe, chăn nuôi ,bán tôm cá... Những người ra mồ hôi nhiều khi làm việc hoặc chơi thể thao. Người có tiền căn nấm tay chân, nấm bẹn, làm móng tay, móng chân, người > 65 tuổi,   Bệnh nội khoa, thiếu máu nuôi tay chân, tiểu đường, suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)


4. Các biểu hiện trên lâm sàng:

           Nấm móng thường không có triệu chứng gì đặc biệt mà chủ yếu là móng bị mất độ bóng, giòn và quá sâu. Chất móng có thể khô và thậm chí xốp. Những mảnh vụn không đều của móng bị bệnh có thể vỡ. Ðể chẩn đoán xác định cần kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có những nhánh sợi nấm và đám bào tử nấm không. Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Một đặc điểm dễ nhận ra bệnh là trên một bàn tay, chân tổn thương không luôn luôn xảy ra trên tất cả các móng. Thường có các triệu chưng sau:

- Móng bị nhiễm nấm  sẽ có các dấu hiệu sau:

-Móng màu nâu, vàng hoặc có những đốm trắng, có thể có màu đen

-Móng trở nên giòn, dễ gãy, dễ bong, lỗ chỗ

-Tăng sừng dưới móng

-Mùi hôi

-Móng dầy và mang giầy đau

-Khó chịu, gây khó khăn khi đi lại, làm việc

- Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen.

- Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.

- ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).

- Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ

           Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng (DLSO: Distal and lateral subungual onychomycosis), là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc (mould) thứ phát.Trắng trên bề mặt móng (SWO: Supperficial white onychomycosis), là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do Trichophyton mentagrophytes, thường không phổ biến. Ở phần gốc dưới móng (PSO: Proximal subungual onychomycosis). Xuất phát từ phần gần của móng và thường là thứ phát của viêm quanh móng mãn do các chủng nấm men Candida. Loạn dưỡng toàn móng (TDO: Total dystrophic onychomycosis), là dạng sau cùng của loạn dưỡng móng khi toàn bộ móng bị tiêu hủy do hậu quả của ba dạng nhiễm trên.

5. Thời gian điều trị

Thường phải kéo dài ít nhất từ 3- 6 tháng, có trường hợp đến 12 tháng, là thời gian cần để thay trọn vẹn móng mới. Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.

6. Dự phòng nhiễm nấm

- Giữ bàn tay, bàn chân luôn luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với nước. Tránh ngâm tay chân trong thời gian dài dưới nước. Sau khi làm việc trong môi trường nước, cần rửa sạch, lau khô bàn tay, bàn chân ngay

- Không dùng khăn ướt, không dùng chung khăn với người khác.

- Thay tất, vớ mỗi ngày. Không nên mang tất, vớ từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng và dễ hút ẩm. Mồ hôi bàn chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.

- Luôn cắt tỉa móng tay,móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng các ngón tay-ngón chân, không nên để quá dài.  Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng tay-chân, hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.

-Thường xuyên rửa bàn tay, bàn chân cẩn thận và lau khô ngay sau khi rửa. Tránh tiếp xúc nhiều với các loại xà phòng, hóa chất.

- Điều trị càng sớm càng tốt.

- Nếu bệnh cứ kéo dài dai dẳng dù đã được điều trị thì nên thay đổi công việc khác nếu có điều kiện.

Thuốc thường dùng:

Thuốc toàn thân:

Terbinafin và intraconazol:

- Đánh giá so sánh hai thuốc: Về tỷ lệ khỏi lâm sàng khỏi 87,5% sang thương móng. Nếu dùng terbinafin thì tỷ lệ người bệnh khỏi lâm sàng sau 12 tuần dùng là 54% và sau 16 tuần dùng là 54%. Đối với intraconazol (vì có độc) nên không dùng liên tục mà dùng 7 ngày trong tháng,  dùng  trong 3 tháng (12 tuần) đến 4 tháng (16 tuần), thì tỷ lệ khỏi lâm sàng thấp hơn chỉ 32%. Về tỷ lệ khỏi hoàn toàn (xét nghiệm không còn thấy nấm gây, móng lành hoàn toàn): nếu dùng terbinafin thì tỷ lệ khỏi  sau 12 tuần và 16 tuần điều trị là  46% và 55%, còn dùng intraconazol tỷ lệ này thấp hơn tương ứng 23% và 26%. Như vậy, dùng terbinafin cho hiệu quả cao hơn intraconazol.

- Về độ độc: Có tới 3,4% người bệnh dùng terbinafin phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc.  Phần lớn gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đỏ da nhẹ, còn tác dụng phụ nghiêm trọng chỉ khoảng 1% nhưng nếu xảy ra thì  lại rất nặng bao gồm: giảm  bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt. Sự giảm sút bạch cầu này dẫn tới nhiễm khuẩn (gây viêm họng, lở loét, sốt); nhiễm độc gan nặng;  có trường hợp mất bạch cầu hạt và  nhiễm độc gan nặng dẫn tới tử vong. Do vậy, không dùng  terbinafin cho người có tiền sử giảm bạch cầu, đặc biệt không dùng cho người có bệnh gan mạn; cần làm xét nghiệm máu,  chức năng gan trước và định kỳ trong điều trị.

Đối với intraconazol người bệnh phải ngưng dùng thuốc vì  những tác dụng không mong muốn khoảng 2,6% (nếu dùng thuốc cách quãng) và  4,2% (nếu dùng liên tục). Tác dụng phụ  của intraconazol cũng như terbinafin nhưng còn thêm là gây suy tim sung huyết, vì vậy còn có thêm chống chỉ định cho người suy tim sung huyết.

Thời gian dùng thuốc:

- Terbinafin: dùng thuốc trong 6 tuần đối với nấm móng tay, từ 12-16 tuần đối với nấm móng chân. Tuy nhiên nếu dùng thuốc trong 16 tuần cho hiệu quả cao và bệnh ít tái phát hơn dùng  thuốc trong 12 tuần.

- Intraconazol có hai cách dùng: Dùng cách quãng  (dùng 1 tuần rồi nghỉ dùng trong 3 tuần, nghĩa là trong một tháng chỉ dùng 1 tuần. Dùng như thế 2 tháng với nấm móng tay hoặc 3 tháng với nấm móng chân) và dùng liên tục trong 12 tuần với nấm móng chân. Cách dùng cách quãng ít độc hơn.

Griseofulvin là loại thuốc kháng nấm phổ hẹp. Với nấm móng  tay  dùng thuốc từ  4-8 tháng, với nấm móng chân dùng 6-12 tháng. Thuốc có thể gây đen miệng, khó chịu ở dạ dày, ruột, nhức đầu buồn ngủ, lú lẫn, viêm thần kinh ngoại biên, nhạy cảm với ánh nắng (gây sạm da), đặc biệt  có thể giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, suy giảm chức năng gan. Cần kiểm tra hệ tạo máu chức năng gan trước và định kỳ trước, trong khi dùng thuốc. Không được dùng griseofulvin cho người mang thai, suy gan, rối loạn chuyển hóa porphyrin. Thận trọng với người cho con bú. Khi dùng thuốc không được hút thuốc lá, uống rượu, dùng thuốc tránh thai, thuốc  ngủ (vì grisefpulvin có các tương tác bất lợi với các chất này).

 
Thuốc dùng ngoài: Một số thuốc sau đây vốn là hóa chất sơn móng chân như amorolfine, ciclopirox, olamin, tioconazol được thử  dùng để làm thuốc bôi trị nấm móng chân. Kết quả thu  được rất hạn chế khoảng 20% – 54%, có trường hợp chỉ đạt 7%. Vì những thử nghiệm này không có đối chứng nên khó đánh giá vì thế FDA cũng chưa chấp nhận cho dùng.

Các thuốc dùng ngoài thường dùng gồm: mỡ griseofulvin 5%, cream terbinafin (laminazil), ketoconazol (nizoral) hay các loại azol khác. Chỉ dùng cho những trường hợp nấm trắng nông hay những trường hợp nấm móng nhẹ. Cách dùng: Dũa cho hết phần móng bị bệnh và dũa qua phần lành và bôi thuốc lên. Với nấm móng chân cũng như móng tay phải dùng tối thiểu là 6 tháng, thậm chí có khi tới 12 tháng.

Chữa nấm cần phải kiên trì.  Bệnh nhẹ có thể dùng thuốc bôi (kết quả không chắc chắn). Nếu bệnh ở mức độ vừa và nặng phải dùng thuốc uống (có thể kết hợp thêm thuốc bôi). Trong 3 loại thuốc uống thì terbinafin là loại có tác dụng mạnh nhất. Khi không dùng được terbinafin thì thay bằng intracona zol. Griseofulvin  kết quả không cao bằng và phải dùng kéo dài  so với hai loại trên, song là loại  cổ điển, rẻ tiền hơn.

(ST)


benh nam tay co phai la benh nan y khong
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
chào bạn nấm móng không phải là bệnh nan y, nhưng là căn bệnh rất dễ gặp và khó điều trị. nếu bạn hoặc người thân bị nấm móng xin liên hệ 0981762317, https://www.facebook.com/chuanammongtay hoặc fage https://www.facebook.com/Nguy%E1%BB%85n-Tu%C3%A2n-Thu%E1%BB%91c-%C4%90%E1%BA%B7c-Tr%E1%BB%8B-N%E1%BA%A5m-K%E1%BA%BD-M%C3%B3ng-Tay-M%C3%B3ng-ch%C3%A2n-459211460936349/?ref=aymt_homepage_panel . facebook Nguyễn tuân ( ảnh đại diện chữ thập đỏ). để tư vấn cụ thể hơn, xin cảm ơn !
hơn 1 tháng trước - Thích
Ban chan e cu bi lot da nhu vo khoai nut va rat dau em co phai bi nam ban chan khong hay cho e biet phai chua tri nhuthe nao
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
dinh dưỡng nào để trị bệnh nấm móng
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
con gái tôi có dấu hiệu bị ăn mòn phía chân móng tay mỗi ngày mòn dần và lộ phần thịt chân mong ra nhiều hơn . vậy bác sĩ cho tôi hỏi xem là bệnh gì và cách điều trị hiệu quả .xin cảm
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Gửi hỏi đáp - bình luận