Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ
Cách điều trị bệnh nấm candida đúng phương pháp rất nhanh khỏi
Bệnh viêm ống tai ngoài do bị nhiễm nấm (otomycosis) có thể tiến triển mạn tính hoặc bán cấp tính và thường đi theo sau viêm tai do nhiễm khuẩn; nó cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương. Bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi, nhất là những vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Nguyên nhân gây bệnh:Chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài do nhiễm nấm thường dùng phương pháp soi trực tiếp bằng cách cạo vảy da ở ống tai ngoài, vành tai cho vào dung dịch KOH 20% để xét nghiệm dưới kính hiển vi phát hiện sợi nấm hay tế bào nấm men. Cũng có thể sử dụng phương pháp nuôi cấy bằng cách dùng vảy da ở tai và cấy vào môi trường Sabouraud ở nhiệt độ 28oC, để trong thời gian từ 1 đến 2 tuần sẽ thấy nấm mọc. Kiểm tra đại thể và vi thể để xác định nấm.
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm ống tai ngoài do nhiễm nấm là trước khi bôi thuốc cần dùng bông cồn hay bông tẩm dung dịch Barrow làm sạch ống tai, vành tai. Sau đó bôi thuốc chống nấm tại chỗ như nizoral, fungal, Whitfield. Có thể kết hợp điều trị với thuốc chống nấm ketoconazol hay itraconazol uống.
Ai hay bị nấm tai?
Hình ảnh nội soi nấm trong ống tai. |
Điều cần lưu ý là bệnh nhân khi có dấu hiệu ù tai, ngứa tai, đau tai thường không nghĩ đến mắc nấm mà chỉ nghĩ mắc phải bệnh nào đó ở tai. Có những trường hợp đã biến chứng sang viêm tai, nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe.
Thời tiết nóng ẩm mùa hè rất thuận lợi cho nấm ký sinh trong cơ thể
Thời tiết mùa hè nóng ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm ký sinh trên cơ thể phát triển. Các loại nấm này đều có thể mọc được ở tai do môi trường ống tai rất ẩm ướt. Nếu một nơi nào đó trên cơ thể mắc nấm đều có nguy cơ lây nhiễm đến tai do tay người bệnh. Ở nhiều phụ nữ mắc nấm âm đạo không được điều trị cũng có thể dẫn đến mắc nấm ở tai. Nhiều trường hợp người ta không để ý đến điều này và bất ngờ khi bị nấm tai do lây nhiễm chéo từ nấm âm đạo.
Những người thường xuyên đi tắm tại các bể bơi có nhiều nguy cơ mắc nấm tai. Do khi bơi lặn khó tránh khỏi nước vào tai nhưng nếu không được làm khô, vệ sinh tai sạch sẽ thì đây là một cơ hội tốt cho các loại nấm sinh trưởng trong tai. Nguy hiểm hơn nếu thường xuyên tắm ở các bể bơi không đảm bảo vệ sinh thì không chỉ mắc nấm ở tai mà còn có thể mắc các bệnh lý ngoài da khác.
Những người có thói quen lấy dáy tai ở tiệm cắt tóc cũng dễ mắc bệnh. Sự lây lan giữa người lành và người mang bệnh ở đây rất dễ dàng do họ dùng chung dụng cụ lấy dáy tai (các dụng cụ này cũng không đảm bảo vệ sinh). Không chỉ có bệnh nấm tai mà còn nhiều bệnh lý lây nhiễm khác nếu trong quá trình lấy dáy tai có thể làm trầy xước ống tai, nhất là các bệnh do vi khuẩn, virút làm viêm tai.
Ngoài tình trạng nấm trong tai, mùa hè còn có thể gặp các bệnh nấm ở họng, nấm mũi, mắt… gây ngứa, hắt hơi, sổ mũi, thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp xâm nhập, phát triển, nhất là vi khuẩn và virút đường hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Vệ sinh là biện pháp phòng bệnh hàng đầu
Để phòng bệnh nấm tai, các bác sĩ cho biết phải vệ sinh tai hằng ngày, đặc biệt là sau khi tắm, bơi. Mọi người không nên lấy dáy tai tại các tiệm cắt tóc gội đầu. Nếu có mắc ở một bộ phận nào trên cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm, tránh lây nhiễm sang nhiều vị trí khác trên người và tai. Khi có dấu hiệu lâm sàng bất thường ở tai cần được đi khám ở đúng chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có tiền sử viêm tai cố gắng tránh nước vào tai, có thể sử dụng bông y tế để nút tai khi bơi.
Các thuốc sử dụng để điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và bôi tại chỗ, tùy theo từng loại nấm. Tuy nhiên người bệnh đã từng có tiền sử viêm tai giữa có thủng màng nhĩ hoặc vừa viêm tai, vừa bị nấm phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc chống nấm dạng bôi.
(ST)