Tại sao trẻ thường nghiến răng khi ngủ? Khi trẻ quen thói nghiến răng nên làm gì?
Tật nghiến răng ở trẻ
Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức
của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc
không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc
ngủ, nhất là khi trẻ ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy trẻ nghiến răng ban
ngày, khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu.
Những yếu tố nào gây nên chứng nghiến răng?
Thực
ra, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiến răng này
cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 2 nguyên nhân chính
thường liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em:
- Do các răng hàm
trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi
khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không
ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu
hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm
thấy dễ chịu hơn.
- Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm
trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến
răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là
ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ví dụ như trẻ đang lo
lắng về bài kiểm tra, trẻ cãi nhau với anh chị em hay trẻ bị cha mẹ
trách mắng kéo dài. Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến
răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng,
làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.
Các triệu chứng nghiến răng ở trẻ em
Đa
số trẻ bị nghiến răng chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng
trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không
làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ nghiến răng mạnh đến mức có thể:
- Nghiến hay cắn chặt răng có thể gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ.
-
Mòn răng: tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và độ cứng mô
răng mà mức độ mòn răng là nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn
thấp xuống trở nên phẳng dẹt. Một số trẻ nghiến các răng mạnh đến nỗi
làm vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước
trên.
- Những trường hợp nặng, men răng bị mòn, để lộ phần lớp ngà bên trong làm trẻ tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.
- Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.
- Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.
- Co, căng và đau cơ hàm.
- Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).
Nghiến răng có để lại hậu quả?
Nếu
trẻ bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng và cơ
hàm. Răng sẽ bị mòn, hiện tượng này làm cho những thức ăn có acid và
đường bám vào răng nhiều hơn và sâu răng sẽ phát triển. Ngoài ra, tình
trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ
thống nhai như: hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm, có thể dẫn
đến gãy răng của trẻ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến
đổi hình dạng khuôn mặt của trẻ.
Trẻ nghiến răng kéo dài bao lâu?
Đa
số các trẻ sẽ hết nghiến răng khi các răng sữa được thay thế bởi các
răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ tiếp tục nghiến răng,
nhất là khi do nguyên nhân tâm lý, trẻ sẽ hết nghiến răng khi sự căng
thẳng thần kinh bị loại bỏ.
Làm gì để giúp trẻ bị nghiến răng?
Hiện
tượng nghiến răng thường xuyên có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức
khỏe của trẻ. Nghiến răng nếu chỉ nhẹ thôi thì không cần chữa trị, các
bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến
răng.
Có nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay
vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật
nghiến răng. Cần chia sẻ với trẻ trước khi ngủ để trẻ cảm thấy an tâm,
nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ chú ý chỉ cho trẻ
chơi những trò chơi nhẹ nhàng trước khi ngủ, có thể đọc sách truyện
tranh cho trẻ. Trong thời gian này, trẻ sẽ cảm thấy thả lỏng các cơ và
đi vào giấc ngủ một cách rất nhẹ nhàng.
Nếu các bậc cha mẹ phát
hiện thấy trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa trẻ đi khám BS.
Răng Hàm Mặt để kiểm tra, đánh giá tình trạng khớp cắn. Có thể bác sĩ
sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh các răng để các răng ăn khớp
với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm cho trẻ mang trong miệng vào
buổi tối, để ngăn trẻ nghiến răng hoặc giữ cho răng trẻ không bị mòn đi.
Tác dụng của máng mặt nhai nhằm ngăn chặn sự phá hoại răng do nghiến,
làm giảm khả năng mòn răng và gãy nứt răng do nghiến răng gây ra. Ngoài
ra, máng mặt nhai cũng làm giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai.
Cho
đến nay, máng mặt nhai vẫn là phương pháp chính trong điều trị nghiến
răng trên thế giới, hiện tượng nghiến răng có thể giảm bớt. Tuy nhiên,
không phải máng nhai lúc nào cũng hiệu quả trong tất cả các trường hợp
nghiến răng.
Đối với những trẻ bị nghiến răng do stress, cách
chữa nghiến răng là tìm ra nguyên nhân gây nên lo âu, stress cho trẻ.
Chỉ cần cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm, thoải mái tâm trí là có
thể giúp trẻ giảm bớt nghiến răng.
Một số trẻ vào ban đêm chơi
quá nhiều trước khi ngủ, căng thẳng thần kinh cũng sẽ nghiến răng. Hoặc
có một sự việc nào đó, trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài khiến trẻ bị sợ
hãi, lo âu… cũng là nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng của trẻ.
Nguyên nhân nghiến răng ở trẻ
Do ký sinh trùng đường ruột:
Độc tố do con giun sinh ra kích thích đường ruột, sẽ khiến tiêu hóa
không tốt, xung quanh cuống rốn bị đau, trẻ ngủ không ngon.Nếu độc tố
kích thích thần kinh, sẽ dẫn đến nghiến răng. Giun kim cũng tiết ra độc
tố như vậy dẫn đến trẻ bị ngứa hậu môn, khi ngủ phát ra âm thanh nghiến
răng. Thông thường cha mẹ đều biết rằng tật nghiến răng ở trẻ đầu tiên
là do ký sinh trùng, nhưng những năm gần đây do thói quen và điều kiện
vệ sinh được cải thiện, nghiến răng do ký sinh trùng đã bị đẩy xuống
hàng thứ yếu.
Do quá căng thẳng thần kinh
Không ít trẻ vào ban đêm xem TV nhiều, chơi quá nhiều trước khi ngủ,
căng thẳng thần kinh cũng sẽ nghiến răng. Hoặc có một sự việc nào đó
dẫn đến tiếng trách mắng kéo dài của cha mẹ, trẻ bị ấm ức, lo âu… cũng
là nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng.
Do rối loạn chức năng tiêu hóa
Trẻ ăn quá no vào ban đêm, lúc ngủ trong ruột chứa quá nhiều thức
ăn, dạ dày không thể làm việc quá nhiều, sẽ dẫn đến nghiến răng khi ngủ.
Dinh dưỡng không cân bằng
Một số trẻ kén ăn, đặc biệt là không thích ăn rau, dẫn đến dinh
dưỡng không cân bằng, hàm lượng canxi, phốt-pho, các loại sinh tố và
nguyên tố vi lượng bị thiếu hụt. Khi ngủ các cơ hàm co lại, răng càng
nghiến mạnh.
Răng mọc không đều:
Khi trẻ đến kỳ thay răng, dinh dưỡng không tốt…, răng phát triển
không tốt, răng hàm trên và hàm dưới có khớp cắn không đều nhau cũng là
nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ.
Trong giai đoạn trẻ đang phát triển, nếu không kịp thời điều trị tật nghiến răng có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng sau:
• Khi lớn lên, nghiến răng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nghiến răng
vào ban đêm có thể làm cho giấc ngủ của trẻ trở nên ngắn hơn.
• Nghiến răng khiến trẻ mệt nhọc, trẻ bị ê răng..., làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
• Nghiến răng cũng sẽ khiến bản thân hàm răng bị tổn hại. Men răng bị tổn hại, khi gặp nóng, lạnh, chua, cay thì sẽ hư răng.
• Khi nghiến răng, cơ hàm sẽ không ngừng co lại, dần dần to ra,
hàm dưới trở nên to hơn, gò má của trẻ cũng bị biến dạng, ảnh hưởng đến
nét mặt của bé.
Có người khi còn nhỏ nghiến răng không được sửa, lớn lên thành thói quen.
Cho nên, nếu phát hiện trẻ có hiện tượng nghiến răng phải nhanh chóng điều trị:
• Nếu trẻ có ký sinh trùng đường ruột (bị nhiễm giun sán), phải kịp thời xổ giun sán cho trẻ.
• Nếu trẻ bị thiếu chất, phải kịp thời bổ sung canxi, sinh tố D.
• Tạo môi trường, không khí gia đình hòa thuận để trẻ không cảm thấy bị căng thẳng.
• Hạn chế cho trẻ xem TV, vui chơi (phấn khích) quá độ vào buổi tối.
• Ăn uống nên kết hợp đủ chất, sửa đổi thói quen kén ăn, bữa ăn tối nên là bữa ăn nhẹ.
• Đến bác sĩ kiểm tra xem có tật về khớp cắn hay không, nếu có, cần có sự hướng dẫn điều trị thích hợp của bác sĩ.
Điều trị tật nghiến răng ở trẻ
Nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức một
cách không ý thức do sự tiếp xúc mạnh giữa mặt nhai của các răng trên và
dưới, thường diễn ra vào lúc ngủ, lâu ngày tạo ra các diện mòn trên
răng do nghiến răng khi ngủ gây một lực tác dụng rất mạnh trên răng (gấp
nhiều lần khi nhai). Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến
những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như hệ thống răng, cơ hàm và
khớp thái dương hàm.
Có
nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng cho đến nay vẫn chưa biết chính
xác lý do trẻ nghiến răng. Người ta cho rằng một số trẻ nghiến răng có
thể là do răng trên và dưới của trẻ không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu
và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và dần dần trở thành thói
quen. Một số trẻ khác, nghiến răng như là một cách để làm giảm đau
trong trường hợp trẻ bị đau tai hoặc đang mọc răng. Nguyên nhân tâm lý
cũng có thể là một lý do, trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hoặc giận dữ.
Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ có thêm em hoặc thầy cô
mới, trẻ bị cha mẹ rầy la, trẻ cãi nhau với anh chị em. Một nguyên nhân
khác cũng có thể là do trẻ quá hiếu động.
Có
khoảng 1/6 trẻ có tật nghiến răng được phát hiện qua các lần khám răng.
Cũng có trường hợp phụ huynh báo cho bác sĩ biết trẻ có tật nghiến răng
nhưng khám răng thì bình thường. Nhìn chung thì có khoảng 1/3 trẻ nhỏ
có tật nghiến răng, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường nhất là
dưới 5 tuổi. Trẻ thường nghiến răng vào ban đêm vì vậy cần lưu ý nhiều
hơn nếu trẻ có biểu hiện nghiến răng vào ban ngày.
Thường
thì nghiến răng sẽ không gây hại gì cho răng của trẻ. Khi khám răng có
thể thấy nhiều vết mòn trên bề mặt răng sữa nhưng không làm trẻ đau hoặc
có vấn đề gì. Nếu răng trẻ bị mòn nhiều thì có thể trẻ có những bệnh lý
về răng như sâu răng. Nên đưa trẻ đi khám răng nếu trẻ bị đau và nên
duy trì việc khám răng định kỳ.
Các phụ huynh không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng mà không cần phải điều trị gì.
Nếu
phụ huynh phát hiện thấy trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa
trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa về răng trẻ em. Có thể bác sĩ sẽ mài
chỉnh răng sao cho các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa
mềm thường mang trong miệng vào buổi tối để ngăn trẻ nghiến răng hoặc
giữ cho răng trẻ không bị mòn đi.
Cha
mẹ nên thường xuyên trò chuyện với trẻ trước khi ngủ để biết những việc
gì đã xảy ra trong ngày với trẻ, điều gì làm trẻ cảm thấy căng thẳng,
sợ hãi hay giận dữ. Điều này có thể giúp giải quyết các nguyên nhân tâm
lý khiến trẻ nghiến răng. Quan trọng hơn là việc trò chuyện làm cho trẻ
cảm thấy rằng bạn đang quan tâm đến trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ không
nhớ đến việc nghiến răng.
Đối
với các cháu còn nhỏ nên tập cho ngủ đúng giờ, ăn uống đủ chất đảm bảo
dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi, vệ sinh răng miệng tốt đồng thời cho đi
kiểm tra răng hàm mặt xem có sự bất thường gì không.
Trẻ nghiến răng khi ngủ chữa thế nào?
Nghiến răng khi ngủ là một tật ảnh hưởng rất xấu tới răng của bé, vì
nó có thể phá hủy trật tự răng. Hiện tượng nghiến răng thường gặp ở
những trẻ độ tuổi mẫu giáo, bé trai nghiến răng nhiều hơn bé gái. Nguyên
nhân dẫn đến nghiến răng có thể là do di truyền, nhưng cũng có khi chỉ
là do stress hoặc do giấc ngủ không sâu. Một số trẻ nghiến răng có thể
là do răng trên và dưới của trẻ không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu,
nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và dần dần trở thành thói
quen. Một số trẻ khác nghiến răng như là một cách để làm giảm đau trong
trường hợp trẻ bị đau tai hoặc đang mọc răng. Một nguyên nhân khác cũng
có thể là do trẻ quá hiếu động. Tuy nhiên, nghiến răng do các nguyên
nhân stress hay ngủ không sâu sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn (không
quá vài tháng). Con bạn bị nghiến răng đã 1 năm nay thì bạn nên đưa cháu
đi khám chuyên khoa răng hàm mặt hoặc thần kinh để tìm nguyên nhân. Nếu
tình trạng này kéo dài, cháu sẽ đau răng và đau đầu vào mỗi buổi sáng
do hoạt động cơ thường xuyên vào ban đêm.
Để phòng ngừa và điều trị tật nghiến răng, hàng ngày cha mẹ nên trò
chuyện với con trước khi ngủ để biết những việc gì đã xảy ra trong ngày
với trẻ, điều gì làm trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hay giận dữ. Điều
này có thể giúp giải quyết các nguyên nhân tâm lý khiến trẻ nghiến răng.
Chỉ cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng nửa tiếng trước khi ngủ. Tốt
nhất là đọc truyện tranh cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ,
nhất là đồ ngọt. Nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ, ăn uống đủ chất đảm bảo
dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi, vệ sinh răng miệng tốt đồng thời đi kiểm
tra răng xem có sự bất thường gì không.
(ST)