Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng và mẹo dân gian chữa nhiệt miệng hiệu quả
Mẹo vặt chữa bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi mà không cần dùng thuốc
Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng.
Làm thể nào để chữa được “nhiệt miệng”?
Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian , thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau , thường là loét áp – tơ ( aphthous ulcer ) . Biểu hiện của bệnh là : trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm , đốm trắng to dần hơi mọng nước , vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét . Vết loét to dần , có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp . Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự .
Các vết loét trong miệng rất lâu lành là do thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn . Phương pháp chữa rất hiệu quả chứng bệnh này là : Dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét , phối hợp 4 loại thuốc : Sulfamethoxazon , Trimethoprim , Serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn , thu ốc hoàn toàn là thuốc tây y được sử dụng rộng rãi trên thị trường , thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước tạo thành màng đủ sức chịu được sự tấn công của nước bọt từ 6 – 8 giờ , cứ 6 – 7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng ( tương tự như băng bó vết thương ở ngoài da ) , đồng thời thuốc có tính cản khuẩn – tiêu viêm - ngăn ngừa tái phát ( thuốc không có kháng sinh ) từ đó làm cho vết loét nhanh lành . Kết hợp điều trị bổ trợ bằng kháng sinh ( nếu cần ) , uống vitamin , uống thuốc tăng đồng hoá ( thu ốc có tên là Dynamogène ) , cải thiện tình trạng cơ thể , xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt – lao động …
Thực tế đã kiểm chứng : chỉ sau 6 – 7 lần bôi thuốc là đã thấy dấu hiệu lành vết loét , đặc biệt sau 1 – 2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót ( do thuốc tạo màng ngăn ) . Tiếp tục điều trị khi bệnh tái phát ( do đặc tính của bệnh là tái diễn từng đợt , chỉ bôi thuốc lúc bệnh có biểu hiện viêm loét ) thấy biểu hiện bệnh nhẹ và thưa dần rồi khỏi sau 4 – 5 đợt chữa toàn diện như trên .
Đối với một số trường hợp bị rất nặng , vết loét to 1 - 1,5 cm , rất nhiều vết nhỏ , hoặc các vết loét tồn tại gần như thường xuyên thì phải uống thêm thuốc giải cơ địa tự miễn vì nguyên nhân chính gây nên bệnh là do cơ chế tự miễn . Thuốc sử dụng là : KetofHEXAN ( Ketotiphen fumarat 1,38 mg tương đương 1mg ketotiphen ) , đây là thuốc giải cơ địa tự miễn thường dùng để điều trị bệnh hen phế quản , viêm mũi dị ứng , mề đay ... 3 ngày đầu mỗi ngày uống 1 viên , các ngày sau mỗi ngày uống 2 viên , thời gian uống kéo dài 1 tháng . Sau đó uống giảm liều xuống 1 viên / ngày , kéo dài 1 tuần , tiếp tục giảm liều cách ngày uống 1 viên , kéo dài 7 - 10 ngày rồi nghỉ hẳn .
Riêng các lần tái phát sau không bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét mà để 2 – 3 ngày sau , khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì tác dụng ngừa tái phát tốt hơn , còn tác dụng nhanh lành vết loét không thay đổi . Mỗi lần bôi thuốc không cần nhiều , chỉ bôi một lương thuốc vừa đủ kín vết loét , ngậm thuốc khoảng 1 5 – 20 phút , nếu nước bọt ứa ra nhiều thì nhẹ nhàng nhổ nước dãi và thuốc dư ra , nếu bình thường thì cứ sinh hoạt giao tiếp bình thường và sau 30 phút mới ăn uống . Không bôi thuốc thật nhiều vào rồi đi ngủ , vì khi ngủ không nuốt nước bọt làm màng tạo ra rất dày, nên lại không bám được vào chỗ loét từ đó làm cho thuốc không có tác dụng . Do vây nếu bôi thuốc vào buổi tối thì sau khi bôi được 2 giờ mới đi ngủ .
Theo y học cổ truyền, nhiệt miệng (loét miệng) là do tỳ vị bốc hoả độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt gây nên.
Do vậy, việc ăn đồ mát, uống nhiều nước để thanh nhiệt hay bôi thuốc tại chỗ chỉ là biện pháp trước mắt, tạm thời chứ không giải quyết được tận gốc căn nguyên bệnh.
Gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc hỏi về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị hiệu quả. Chúng tôi đã chuyển những câu hỏi này đến chuyên gia của chương trình.
Câu hỏi:Viêm loét miệng là bệnh không nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cảnh báo những suy yếu của cơ thể phải không?
Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài… Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân gây nên.Theo Tây Y thì đây chính là một biểu hiện chức năng miễn dịch, người cao tuổi càng dễ mắc phải. Còn theo y học cổ truyền: âm hư hoả hư, hoả hư tăng mạnh, tỳ vị nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nhiệt miệng. Âm hư hoả hư gây ra tình trạng âm dương không cân bằng. Ngoài ra là do âm hư hỏa dư gây ra tình trạng âm dương không cân bằng như ăn đồ quá nóng, thói quen ăn uống nhiều gia vị cay nóng; Do thiếu vi chất trong cơ thể, đặc biệt là những loại vi chất như sắt, folate, vitamin B12; Do cọ xát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng) bị kích thích từ bên ngoài; Rối loạn nội tiết bên trong, điều này lý giải vì sao một số chị em trước khi xuất hiện kinh nguyệt hay gặp phải rắc rối này; Do dị ứng thực phẩm và thuốc; Do vi khuẩn đặc thù gây nên. Và thường cứ ba người mắc bệnh loét miệng thì có một người bị do di truyền. Hầu như mọi người viêm loét miệng tự lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu thấy liên tục bị viêm loét thì đây là những dấu hiệu cảnh báo các bạn đã gặp rắc rối liên quan đến gan hoặc chứng bệnh do virus HPV gây nên, thậm chí là bạn đã mắc chứng bệnh ung thư khoang miệng. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.
Câu hỏi: Vậy khi bị viêm loét miệng, chúng ta nên xử trí như thế nào?
Các bạn có thể dùng thuốc có tác dụng tại chỗ như thuốc xịt, thuốc bôi, xúc miệng để giảm đau và sát trùng. Nhưng một số thuốc này có hoạt chất Lidocain, Corticoid có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhanh nhưng gây nhiều tác dụng phụ và không có tác dụng điều trị tận gốc nên bệnh rất hay tái phát.
Để điều trị tận gốc, chúng ta phải giải quyết được căn nguyên của bệnh này. Đó là phải bổ âm thanh nhiệt, giải độc hóa ứ, cân bằng âm dương để điều tiết sinh lí và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Hiện nay, mọi người thường chuộng những sản phẩm có nguồn gốc từ những bài thuốc Đông y vì tính an toàn và ít có tác dụng phụ so với Tây y.
Chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp nhiều vị thuốc đông y để giải quyết nhanh tình trạng này. Các vị thuốc đông y thường được sử dụng như Dư cam tử (quả trám) có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân, kháng viêm, tăng miễn dịch; Địa hoàng có tác dụng bổ âm, dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân; Xích thược có tác dụng giảm đau, chống phù nề; Mạch môn đông có tác dụng giảm đau, lương huyết, sinh tân; Cam thảo có tác dụng giải độc, điều hòa các vị thuốc khác…
Câu hỏi: Đông y điều trị rất hiệu quả bệnh nhiệt miệng nhưng công việc thường ngày của hầu hết chúng tôi đều rất bận, không có thời gian sắc thuốc để uống. Xin chương trình tư vấn giúp giải pháp hiệu quả mà tiện lợi, phù hợp với đại đa số mọi người?
Đúng là dùng thuốc Đông Y chỉ phù hợp với những người có nhiều thời gian, vì thời gian sắc thuốc lâu và cầu kỳ. Nhưng bạn yên tâm trên thị trường đã có một số sản phẩm nguồn gốc thảo dược chữa bệnh này rất hiệu quả.
Gần đây trên thị trường đã lưu hành thuốc Khẩu Viêm Thanh, thuốc được sản xuất bới liên doanh nổi tiếng Trung Mỹ - Điền Hồng, Khẩu Viêm Thanh được điều chế dựa trên bài thuốc Đông y nổi tiềng cuả Trung Quốc chuyên trị bệnh viêm nhiệt miệng, viêm họng. Khẩu Viêm Thanh chứa Dư cam tử - Địa Hoàng có chức năng bổ âm, giải độc, hạ nhiệt. Xích thược có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ, kháng khuẩn tiêu viêm… Vì vậy Khẩu Viêm Thanh điều trị được tận gốc bệnh nhiệt miệng. Sản phẩm không chỉ được lưu hành ở Việt Nam mà còn có ở các nước trên thế giới như Đức, Trung Quốc…
Thuốc được điều chế ở dạng dịch sánh nên có thể ngấm trực tiếp vào vết thương làm giảm đau ngay, đồng thời vị hơi ngọt (không đường) nên dễ dùng, an toàn và sử dụng cho được nhiều đối tượng kể cả người bị bệnh tiểu đường.
Khi sử dụng, bạn cần lưu ý ngậm thuốc trong miệng khoảng 1-2 phút, rồi nuốt thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Bởi vì khi bạn ngậm thuốc, ngay lập tức thuốc sẽ ngấm trực tiếp và làm se niêm mạc vết loét, giảm đau, chống viêm tức thời. Sau đó, khi bạn nuốt thuốc, thuốc vào cơ thể, hấp thu vào máu phát huy tác dụng toàn thân: Thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng nên trị được tận gốc bệnh nhiệt miệng.
Sản phẩm ngoài tác dụng điều trị nhiệt miệng cấp, với các trường hợp bệnh mãn tính sản phẩm còn có tác dụng phòng ngừa tái phát bằng cách giảm dần dần tần xuất mắc bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nhiệt miệng: cách phòng ngừa và điều trị
Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống . Bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi , tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại gây phiền toái trong sinh hoạt ăn uống. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng cũng khá đơn giản.
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng
- Trong khi ăn hoặc nói chuyện vô tình bạn cắn vào má, lưỡi hoặc môi. - Đeo niềng răng hoặc răng bị vỡ có cạnh sắc nhọn. - Sử dụng thuốc lá dạng nhai - Ăn hoặc uống đồ quá nóng - Bị bệnh viêm lợi hoặc nhiễm trùng miệng - Mẫn cảm với một số loại thức ăn hoặc thuốc - Bị ảnh hưởng bởi những bệnh tự miễn dịch làm ảnh hưởng đến niêm mạc của miệng như bệnh lupus, bệnh Crohn hoặc bệnh Behcet. - Khi uống một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc dùng cho viêm khớp dạng thấp, thuốc động kinh. - Xạ trị ung thư. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố gây nhiệt miệng như bị chấn thương, thiếu dinh dưỡng, căng thẳng, vi khuẩn hoặc vi-rút, thiếu ngủ, giảm cân đột ngột và một số thực phẩm như khoai tây, cà phê, bơ… Nhiệt miệng cũng liên quan đến hệ thống miễn dịch đang bị yếu đi do cảm lạnh, cảm cúm, thay đổi hooc-môn hoặc thiếu vitamin B12 hoặc folate.
Với bệnh herpes môi, khi bị nhiễm vi-rút, nó sẽ “nằm” lại trong cơ thể, chỉ đợi những điều kiện thuận lợi như bạn bị stress, sốt, bị thương, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể thì chúng mới phát tác.
Triệu chứng bệnh nhiệt miệng .
- Nhiệt miệng biểu hiện ban đầu là những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng, sau đó có thể bội nhiễm làm vết loét rộng ra, có thể có mủ, gây đau rát miệng, ăn uống không ngon, thậm chí mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Biểu hiện bệnh là những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng… Nơi xuất hiện các vết loét thường ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi…
- Khi không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Giải cứu bệnh nhiệt miệng chỉ với 5 phút ‘chế biến’
Một chút bột nghệ pha mật ong, sẽ giúp bạn triệt tiêu nhiệt miệng nhanh chóng.
Lưu ý: |
.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh nhiệt miệng
Những thực phẩm giúp phòng nhiệt miệng: dâu tây, có nhiều vitamin C, trà xanh, rau xanh.
Nếu không điều trị đúng và sớm, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Bệnh tái phát do nhiều nguyên nhân gây nên như tình trạng cơ địa, căng thẳng, uống bia rượu, ăn uống bừa bãi, sinh hoạt vô điều độ…
Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng (dẫn đến stress). Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần đi khám bệnh.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp-xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong. Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.
Khi bị nhiệt miệng bạn có thể uống bài thuốc đông y, có tác dụng thanh nhiệt giải độc gồm các vị: kim ngân hoa 10g, hoàng bá 12g, cát căn 12g, bạch thược 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm nhiều lần thay nước và uống liên tục 7 ngày. Hoặc uống vitamin C, PP, B6, B2 và uống nhiều nước.
Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi
Cách trị nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả
Cách chữa nhiệt miệng giúp bạn quên hết muộn phiền
Nguyên nhân bị nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Bệnh nhiệt miệng.
Cách điều trị bệnh nhiệt miệng
(ST)