Mẹo chữa nhiệt miệng lập tức hết đau khỏi nhanh trong 2 ngày
Cách trị nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả
Bệnh nhiệt miệng - những điều bạn chưa biết
Đây không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
Mỗi tuần, các bác sĩ, các chuyên viên tư vấn tại trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe nhận không ít câu hỏi như thế. Rõ ràng, bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng) hoàn toàn không “dễ chịu” chút nào khi mắc phải. Những cơn đau do nhiệt miệng gây ra có thể ảnh hưởng mạnh đến chuyện ăn, chuyện ngủ, cũng như cuộc sống “bình thường” của mỗi người.
|
Những gì bạn chưa biết về "nhiệt miệng"?
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.
Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài… Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng...; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua.
Bạn đã biết cách ngăn ngừa nhiệt miệng?
Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.
Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
|
Trà xanh giúp ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. |
Trà xanh làm giảm nhiệt miệng
Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Đánh răng bằng kem đánh răng có tinh chất trà xanh có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
Nhiệt miệng và cách phòng ngừa
“Bệnh nhiệt” tên gọi dân dã của một trong hai chứng: mụn nước mọc ở trên
mép (herpes), hoặc vết loét nhỏ xuất hiện trong niêm mạc miệng.
Nếu
là do herpes, ở xung quanh miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ gây đau
rát. Bệnh do virus, có khả năng tự khỏi dù không điều trị gì, nhưng cũng
rất dễ tái phát, rất dễ lây khi dùng chung bát đũa và tiếp xúc trực
tiếp.
Để có thể dự phòng bệnh herpes, cần vệ sinh miệng, tiệt
trùng bát đũa, không dùng chung bát đũa với người đang bị herpes. Mọi
kháng sinh không có tác dụng.
Nhiệt còn có thể là những vết loét
nhỏ trong niêm mạc miệng. Thường những vết loét này bắt đầu bằng vết
trầy niêm mạc nhỏ do thiếu dinh dưỡng, sau đó bị bội nhiễm nên loét rộng
ra, có thể có mủ. Thường những vết loét này rất đau, nhất là khi ăn.
Để
điều trị, người bệnh cần uống vitamin C, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì
giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh. Người bệnh cũng cần
được vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng. Thông thường những
loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm
đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B và PP
là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như
áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi,
dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải
được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để có thể dự
phòng và điều trị phối hợp. Trong cả hai trường hợp trên, người bệnh cần
ăn thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng như rau và quả.
Nhiệt
miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm
lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Muốn
ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, bạn
cho con bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối
đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần
liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp
cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng
phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.
Ngoài
ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là
cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến
xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh
chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc
miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.