Bệnh Pakinson và cách chữa trị

Nguyên nhân bệnh Pakinson là gì? Cách điều trị bệnh Pakinson như thế nào?

Bệnh Parkinson và các phương pháp chữa trị

Đây là một loại bệnh thần kinh mạn tính, thường kết hợp với các rối loạn tâm thần. Khoảng 45% bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm và 30-60% bị sa sút tinh thần.

Bệnh Parkinson xuất hiện do các tế bào não kiểm soát vận động cơ bắp bị thoái hóa dần. Những tế bào này sản sinh dopamin - một chất có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu giữa các tế bào. Khi chúng thoái hóa, lượng dopamin sẽ giảm dần trong cơ thể người bệnh, dẫn đến các triệu chứng Parkinson (đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt). Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được khẳng định. Có giả thuyết cho rằng đó là sự rối loạn về gene.

Bác sĩ Lê Quốc Nam, Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM, cho biết, bệnh Parkinson thường xuất hiện ở những người hơn 60 tuổi (có một số trường hợp trẻ hơn, khoảng trên 40 tuổi). Đây là một bệnh tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc là 90-100/100.000 dân và tỷ lệ mới mắc là 20/100.000 dân/năm.

Bản thân việc chẩn đoán bệnh và thái độ của những người xung quanh (người thân, bạn bè) cũng gây một số thay đổi xấu về tâm lý ở bệnh nhân. Vì bệnh nhân thường rất mệt mỏi hoặc có thể bị trầm uất nên sự động viên tình cảm của người thân và tổ chức tập thể là rất cần thiết. Hằng ngày, bệnh nhân cần tập thể dục và giữ sự khỏe khoắn; thực hiện các liệu pháp vận động nhẹ, bơi lội, đi bộ. Không nên nghỉ ngơi quá nhiều mà phải điều chỉnh hoạt động tùy theo tình trạng sức khỏe.

Bệnh Parkinson không phải là vô phương cứu chữa

Có thể điều trị Parkinson bằng những phương pháp sau:

* Dùng thuốc: Giáo sư Nguyễn Văn Đăng, Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương, cho biết, đây là phương pháp điều trị Parkinson duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Việc dùng thuốc dù đều đặn và đúng chỉ định của bác sĩ cũng chỉ có hiệu quả trong khoảng 10 năm. Sau vài năm, hiệu quả của thuốc sẽ kém đi và những triệu chứng trở nên khó kiểm soát. Mặt khác, thuốc cũng có thể gây một số phản ứng phụ...

Ở Việt Nam hiện chỉ có những loại thuốc thông thường, không đủ các thuốc đặc hiệu.

* Phẫu thuật: Các bác sĩ cắt bỏ một trung khu của não có dính líu đến bệnh lý Parkinson, làm giảm bớt cử động bất thường của bệnh nhân. Phương pháp này ít được sử dụng vì có thể gây biến chứng rối loạn chức năng khác.

* Kích thích điện não bộ: Các bác sĩ sẽ phẫu thuật để đặt vào vùng mắc bệnh trong não bệnh nhân 1 hoặc 2 điện cực; đồng thời đặt dưới da lồng ngực 1 máy phát xung điện và 1 máy điện toán cực nhỏ (tất cả nặng 50 g). Hai hệ thống này nối với nhau bằng 2 dây dẫn nằm dưới da đầu, cổ và vai. Khi một dòng điện tần số cao được phóng ra, não bộ sẽ hoạt động lại bình thường mà không cần dopamin.


Các thiết bị nói trên chạy bằng pin, 3 năm phải thay một lần. Chúng có khả năng ức chế các xung bất thường của dòng điện não. Khi máy vận hành, người bệnh linh hoạt trở lại; sự rối loạn vận động, run rẩy và cứng ngắc tứ chi hầu như hoàn toàn biến mất. Các thống kê cho thấy, 70% bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật này đã trở lại sinh hoạt bình thường; 30% thấy bệnh giảm bớt.

* Ghép tế bào thai nhi: Các phẫu thuật viên sẽ lấy tế bào của thai nhi ghép vào não bệnh nhân để chúng sản xuất ra dopamin. Đây là loại kỹ thuật cao nhất trong điều trị Parkinson. Kỹ thuật này cực kỳ phức tạp và chi phí rất cao nên ngay cả các nước tiên tiến cũng hạn chế sử dụng nó.


Chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson

Parkinson là bệnh thoái hóa dần dần của hệ thần kinh trung ương, thường thấy ở lớp người ngoài 50 tuổi, rất ít khi thấy ở tuổi trẻ. Nam giới bị bệnh nhiều hơn nữ giới một ít. Bệnh vừa mãn tính vừa tăng lên đều đều. Mãn tính vì bệnh kéo dài một thời gian lâu. Tăng đều đều có nghĩa là bệnh trở nên trầm trọng với thời gian. Diễn tiến và các triệu chứng của bệnh thay đổi tùy từng cá nhân.

Bệnh được chẩn đoán qua tiền sử, các dấu hiệu lâm sàng, khám nghiệm tổng quát, khám nghiệm thần kinh, thực hiện não điện đồ, chụp X quang não bộ bằng MRI (magnetic resonance imaging), PET (positron emission tomography ). PET là phương pháp khá tinh vi, có thể phát hiện ra các sinh hoạt sinh hóa chất, như là dopamine, noradrenaline… của não mà bình thường chỉ biết được khi giải phẫu quan sát tế bào não.

Tiền sử nhắm vào việc tìm hiểu xem bệnh nhân đã bị chấn thương, tai biến não, tiếp xúc với các chất độc hại hoặc đã có các bệnh thoái hóa khác.

Thực ra, không có một thử nghiệm hoặc x -quang nào có thể xác định bệnh.

Ðiều trị

Bệnh Parkinson đang được các nhà nghiên cứu dành rất nhiều công sức, tiền tài để tìm ra các phương thức điều trị, vì liệt run gây nhiều khó khăn, trở ngại cho đời sống người bệnh

Bệnh được điều trị bằng dược phẩm, giải phẫu.. Ngoài ra, các phương thức hỗ trợ như chăm sóc, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, vận động cơ thể….cũng có vai trò quan trọng.

Dược phẩm

Mặc dù chưa có cách trị dứt, một số dược phẩm có thể làm dịu bớt các dấu hiệu của bệnh Parkinson, giúp người bệnh duy trì được sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra một vài trở ngại:

- Thuốc có nhiều tác dụng phụ rất khó chịu cho bệnh nhân

- Bệnh nhân có thể trở nên quen với thuốc, cần gia tăng liều lượng hoặc dùng phối hợp nhiều dược phẩm với nhau.

- Thời gian tác dụng của thuốc rất ngắn, nên bệnh nhân phải uống nhiều lần trong ngày

Ngoài ra, thuốc không giải quyết vấn nạn chính của bệnh là sự hủy hoại các tế bào tạo ra chất dopamine của bệnh, cho nên tương lai bệnh khó mà ước đoán.

Các thuốc thường dùng là:

- Thuốc để bổ sung dopamine không được sản xuất ở não, loại levodopa. Vào tới não, Levodopa sẽ chuyển hóa thành dopamine. Levodopa thường được dùng phối hợp với môt loại thuốc khác (carbidopa) để giảm thiểu tác dụng phụ của levodopa và tăng cường hiệu năng của thuốc này. Tác dụng phụ của levodopa gồm có ngây ngất, giảm huyết áp khi đứng lên, ác mộng, rối loạn vận động, buồn nôn, đau bụng, hồi hộp, đôi khi hoang tưởng ..

- Thuốc chống sản xuất chất acetylcholine (anticholinergic drugs như benzotropine, diphenhy -dramine…) Acetylcholine là chất kích thích cơ cứng và rung nhiều hơn khi dopamine vắng mặt. Tác dụng phụ thường thấy là: khô miệng, táo bón, mờ mắt, mất định hướng, mê sảng…

- Thuốc nhái tác dụng của dopamine (bromocriptine, perglolide…), giúp dẫn truyền tín hiệu thần kinh mà không cần tới dopamine.

- Thuốc ngăn men monoamine oxidase (MAO) chuyển hóa dopamine thành chất vô hiệu. Ðó là loại monoamine idase inhibitor-B (MAO B) như thuốc selegiline, Azilect (rasagiline)

Giải phẫu

Giải phẫu được áp dụng cho một số bệnh nhân không đáp ứng với dược phẩm, như là:

- Cắt bỏ mô bào não gây ra các cử động hoặc tiết ra các hóa chất bất thường.

- Giải phẫu cầu nhạt (pallidum): cầu nhạt là một trong nhiều tập hợp đặc của chất sám, nằm sâu trong mỗi bán cầu não, và có thể gây ra một số cử động bất thường cho bệnh nhân sau nhiều năm dùng thuốc. Phẫu thuật gia sẽ tìm đúng vị trí mô bào này và đốt một cái lỗ nhỏ li ti lên tế bào đó, chặn không cho tế bào gây ra cử động bất thường.

- Kích thích não (deep brain stimulation -DBS) với luồng điện rất nhỏ phát ra từ một vi thiết bị đặt trong não, để giảm thiểu cơn rung và các cử động bất thường. Phương pháp này rất hữu hiệu trong một số trường hợp và được dùng khi dược trị liệu thất bại hoặc gây ra nhiều tác dụng ngoại ý.

- Gene trị liệu đang được thử nghiệm và có nhiều triển vọng tốt. Mục tiêu của trị liệu này là thay gene bệnh bằng gene khỏe mạnh, qua trung gian của một vật thể nào đó. Hiện nay các nhà khoa học đang thử dùng một loại virus để làm công việc mang gene lành mạnh này vào não.

Hỗ trợ, chăm sóc

Bệnh Parkinson đưa đến nhiều trở ngại, khó khăn cho nếp sống của người bệnh. Họ có khó khăn trong việc ăn uống, tắm rửa, vệ sinh. Họ đi lại khó khăn, không diễn tả được ý nghĩ lời nói. Tính tình thay đổi bất thường, đôi khi bướng bỉnh đập phá. Họ không tự sử dụng thuốc men vì uống nhiều loại khác nhau và nhiều lần trong ngày…Họ cần sự chăm sóc giúp đỡ.

Người chăm sóc hầu như có vai trò của nhiều nhà chuyên môn: hướng dẫn chế độ ăn uống, hướng dẫn dùng thuốc, hướng dẫn cách nói, vận động cơ thể, vệ sinh cá nhân….Ðây là việc làm cần sự hy sinh của người chăm sóc.

Ngoài ra, bệnh nhân cần giữ hẹn với bác sĩ để theo dõi bệnh tình, thay đổi thuốc; tham dự các chương trình vật lý trị liệu, duy trì các sinh hoạt xã hội…

(ST)
bệnh pa kin sơn phải kiêng những gì
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
bệnh pa kin son đang điều trị thuốc tây có dược dùng thuốc nam, thuốc bắc không
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Bạn nên tập thể dục tích cực. Những người có nếp sống càng ỳ trệ và ít vận động, thì bệnh càng nặng hơn. Nên ăn nhiều rau và trái cây. Không kiêng ăn thịt cá nhưng đừng ăn quá nhiều thịt trong một bữa.
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
bệnh pa kin sơn có phải kiêng rượu không
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Thường thì các BN bị Parkinson đều có dùng thuốc như Sinemet, Comtan ... Và rượu sẽ làm tăng tác dụng phụ của các thuốc này như gây chóng mặt, buồn ngủ, ngất xỉu nên người ta khuyên mình tránh dùng, nhất là rượu mạnh. Hơn nữa rượu còn tác động đến thần kinh àm bệnh nhân bị Pakinson thì khỏi nói rồi nhỉ :)
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
benh pa ki xon
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
co chua khoi khong de lai di chung gi
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Bác muốn hỏi gì đây?
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
ở các bênh viện lớn tại hà nội đã có bệnh viện nào điều trị bệnh pa kin son băng mổ hoặc đạt pin chưa
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
la sao
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Chỉ có nguyễn Tri Phương là mổ được thui bạn.Bạn tham khảo ỏ trang này:https://www.facebook.com/pages/Parkinsonvn/147739842082016Nhớ like nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
MẸ TÔI BỊ BỆNH PAKIN SON NHƯNG BỊ CẢ CAO HUYẾT ÁP VẬY NÊN DÙNG THUỐC THẾ NÀO CHO HỢP LÍ
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Mẹ tôi cũng bị bệnh PAKINSON gần 8 năm nay rồi, chúng tôi đã đưa mẹ đi khắp nơi mà vẫn không chữa được, uống các loại thuốc đó vào thì gây tác dụng phụ hoang tưởng và ảo giác, sức khỏe của mẹ tôi giờ đây ngày một yếu đi trầm cảm và đôi lúc cáu gắt. Mẹ tôi năm nay 65 tuổi có cách gì chữa trị mới với bệnh này chưa xin giúp đỡ gia đình tôi với sđt: 0943661135
hơn 1 tháng trước - Thích
Đến thời điểm này mẹ tôi hay xuất hiện chứng hay nhớ đến quá khứ, hễ nhớ không ra điều gì đó là đau đầu và toàn thân hoạt động run mạnh vã mồ hôi có thuốc uống cho hội chứng bệnh PAKINSON Này không bác sỹ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận