Bệnh phụ nữ tiền mãn kinh

Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh sẽ có những triệu chứng thần kinh gì

Những thay đổi thường thấy là: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, chân tay tê dại, mệt mỏi, sức tập trung kém, hiệu suất làm việc giảm...

Mất ngủ cũng là biểu hiện thường gặp, có trường hợp bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, hoặc sau khi ngủ dễ tỉnh giấc mà không ngủ lại được, hay mê sảng... Người bị nặng hầu như thức trắng, thuốc an thần cũng không có hiệu quả. Do bị mất ngủ nên bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Tiết tấu của cuộc sống hiện đại khiến mỗi người phải dồn hết tâm sức cho công việc, khiến tinh thần luôn căng thẳng, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, tình trạng mất ngủ một mặt do những triệu chứng khó chịu (như ở câu 110), một mặt do sự thiếu hụt lượng oestrogen gây n��n. Vì thiếu oestrogen, tác dụng ức chế của đại não giảm, quá trình hưng phấn tương đối cao, trạng thái cân bằng bị phá vỡ , dẫn đến mất ngủ. Có nghiên cứu cho thấy, sau khi bổ sung lượng oestrogen, giấc ngủ được cải thiện rất nhiều.

Bài thuốc chữa bệnh tiền mãn kinh

Đại Cương triệu chứng thời kỳ mãn kinh :

Người phụ nữ thường vào thời kỳ trước và sau khi tắt kinh xuất hiện một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều... do nội tiết tố nữ giảm thiểu (vì buồng trứng giảm tiết nội tiết tố và số lần rụng trứng giảm dần đến hết, các tuyến âm đạo giảm xuất tiết nên âm đạo khô, lúc giao hợp đau, có thể dễ gây viêm âm đạo hoặc do thiếu nội tiết tố nữ mà xương loãng dễ bị gãy xương.

Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 41 - 45, thời gian ngắn có thể từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh là bệnh nặng nhẹ có liên quan đến trạng thái thần kinh, tinh thần, tâm lý của người phụ nữ (yếu tố nội tại của con người là chủ yếu). Tỷ lệ phát bệnh ở người lao động trí óc cao hơn ở người lao động chân tay.

Cũng gọi là Kinh Đoạn Tiền Hậu Chư Chứng.

Nguyên Nhân

Dựa theo thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1), y học cổ truyền cho rằng phụ nữ bắt đầu suy từ tuổi 42 (tuổi lục thất, tam dương suy, da mặt khô, tóc bạc...) và đến tuổi 49 (tuổi thất thất, mạch Xung Nhâm suy, kinh kiệt...) và như vậy ở khoảng tuổi này là phụ nữ hết sinh đẻ, chức năng tạng phủ suy dần mà chủ yếu là thận khí suy, người phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, thận suy chủ yếu là tinh huyết suy gây nên âm dương mất cân bằêng, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các tạng phủ khác và là nguyên nhân chính của hội chứng tiền mãn kinh.

Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, huyết thiếu, trước và sau khi mãn kinh, thiên quý sắp cạn, tinh huyết suy, lại suy nghĩ, mất ngủ, phần âm và doanh bị tổn thương hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ, tinh huyết bị hao tổn hoặc do bệnh mất máu quá nhiều,âm huyết hao tổn, thận âm hư yếu, tạng phủ không được dinh dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.

+ Thận Dương Hư: Cơ thể vốn suy yếu, thận dương hư suy, gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn. Thận khí suy yếu lại kinh sợ quá hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ, làm tổn thương thận khí, mệnh môn hoả suy, tạng phủ không được nuôi dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.

Ngoài ra các yếu tố tinh thần, thể chất, yếu tố dinh dưỡng, sinh đẻ, hoàn cảnh sinh hoạt lao động của người phụ nữ đều có ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh.

Lâm sàng thường thấy các triệu chứng sau:

+ Rối loạn kinh nguyệt: Bắt đầu kinh đến sớm muộn thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều (băng huyết) hoặc ngưng đột ngột.

+ Rối loạn thần kinh thực vật: Nóng sốt, bừng bừng đỏ mặt, ra mồ hôi, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, dễ tức giận hoặc lo nghĩ trầm cảm, lưng gối đau mỏi, đau đầu, họng khô nóng, miệng khô, nôn, buồn nôn, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, tư tưởng khó tập trung hoặc chân tay tê rần, cảm giác kiến bò.

+ Rối loạn chuyển hoá: Cơ thể mập ra, lên cân hoặc phù, tiêu chảy.

Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:

. Tuổi từ 40 đến 55, có rối loạn kinh nguyệt, kinh kỳ sớm muộn không đều, lượng nhiều hoặc ít hơn trước đó hoặc đột ngột tắt kinh.

. Mặt đỏ, nóng bừng, ra mồ hôi, người nóng nảy, bứt rứt, váng đầu, hoa mắt, đau lưng, mỏi gối, bồn chồn, không tập trung tư tưởng.

. Có điều kiện kiểm tra nội tiết tố: lượng Estrogen.

Tiền mãn kinh là thời kỳ mà người phụ nữ dễ mắc nhiều loại bệnh khác cho nên cần có sự kiểm tra toàn diện như trường hợp kinh ra nhiều cần chú ý loại trừ ung thư bộ phận sinh dục.

Giải pháp Điều Trị - bài thuốc và chế độ ăn ..sẽ phúc đáp thư riêng qua email hòm thư vấn đáp bệnh .

Hội chứng tiền mãn kinh là một bệnh nội thương chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm, âm dương mất cân bằng dần đến sự rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể do đó không thể chỉ dùng thuốc mà phương pháp điều trị phải toàn diện, kết hợp dùng thuốc và những phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền và người bệnh phải chủ động có ý chí tu luyện tinh thần tư tưởng thanh thản (không buồn phiền, không quá lo lắng, không bực mình tức giận) mới có kết quả tốt.

+ Thận Âm Hư, có thể chia ra:

. Âm Hư Nội Nhiệt: Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít, hoặc trễ ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng, ra mồ hôi, miệng khô, táo bón, lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác.

. Âm Hư Can Vượng: Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt nóng nảy, dễ cáu gắt, mắt khô, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run, tê rần hoặc cảm giác kiến bò, rìa lưỡi đỏ, mạch Huyền, Sác.

. Tâm Thận Bất Giao: Rối loạn kinh nguyệt, người nóng, ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, hay mơ, khó tập trung tư tưởng, hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ, ít rêu.

. Thận Dương Hư: Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh mát, sợ lạnh, mệt mỏi, hoặc phù, tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Nhược.

. Huvết Ứ Đàm Trệ: Phụ nữ sắp hết kinh, người mập, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề hoặc tê dại, đầu nặng, ngực đau, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi bệu rêu dày, mạch Trầm Hoạt.

Chế độ ăn chú ý kiêng mỡ, đường, ăn nhiều rau các loại đậu, chế độ ăn cơm gạo lức, muối mè đen là có lợi để ngăn chặn bệnh phát triển. Chú ý tinh thần thanh thản vui tươi cởi mở, sinh hoạt điều độ là những điều kiện cần thiết để giảm nhẹ bệnh.

Đơn Thuốc đã có kết quả cao trên thực tế :

+ Khôn Bảo Thang (Bệnh viện Trung y Bắc Kinh): Sinh địa, Bạch thược, Nữ trinh tử đều 12g, Cúc hoa, Hoàng cầm, Sao Táo nhân đều 9g, Sinh Long cốt 30g, sắc uống.

Bí quyết giữ gìn sức khỏe tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh

Trong đời sống của người phụ nữ, từ lúc sinh ra cho đến tuổi xế chiều, ngoài thời kỳ dậy thì thì tiền mãn kinh, mãn kinh là giai đoạn người phụ nữ có những thay đổi về tâm sinh lý nhiều nhất.

Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là thời kỳ trước khi dứt hẳn kinh nguyệt của người phụ nữ, có thể xảy ra rất sớm và kéo dài từ 4-5 năm, trước khi người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hoàn toàn. Mãn kinh là thời kỳ từ khi một người phụ nữ bình thường dứt hẳn kinh nguyệt được một năm. Tiền mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên nhưng có thể đến sớm ở phụ nữ trẻ hơn mà bị cắt buồng trứng do bệnh lý. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng bị suy yếu dần dần cho đến khi mất đi chức năng nội tiết. Khi buồng trứng không còn chức năng nội tiết, người phụ nữ sẽ ngưng hẳn kinh nguyệt và chấm dứt khả năng sinh sản của mình. Buồng trứng tiết ra hai nội tiết tố quan trọng là Estrogen và Progesteron, trong đó Estrogen có một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó tác động lên hầu hết các cơ quan, đặc biệt là xương khớp, cơ quan sinh dục nữ, hệ thần kinh và tim mạch.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi mãn kinh của mỗi dân tộc không phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa mặc dù tuổi dậy thì lại rất phụ thuộc vào các yếu tố này, nhất là yếu tố xã hội và văn hóa. Tuổi mãn kinh của người Việt Nam là 48 – 52 tuổi, độ tuổi này không thay đổi theo vùng miền, dân tộc và tôn giáo. Còn tuổi tiền mãn kinh thì có sự khác biệt một chút. Sự sớm hay muộn của tuổi tiền mãn kinh có liên quan đến các yếu tố như: khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình, xã hội, độ cao so với mực nước biển... Người có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, thói quen vệ sinh tốt thì tuổi tiền mãn kinh sẽ muộn  hơn. Ngược lại, người có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo trong thời gian dài, trọng lượng nhẹ, sống ở cao nguyên, nghiện thuốc lá thì tuổi tiền mãn kinh sẽ sớm hơn. Việc dùng thuốc tránh thai, có kinh sớm, chủng tộc... không ảnh hưởng đến tuổi tiền mãn kinh. Ngoài ra, tuổi tiền mãn kinh và số lần sinh đẻ của phụ nữ cũng có ảnh hưởng lẫn nhau.

Làm sao nhận biết mình bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh?

Các triệu chứng hay dấu hiệu cho biết người phụ nữ bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh thay đổi mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Dấu hiệu thường gặp là sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt cũng như tính chất của kinh nguyệt. Người phụ nữ sẽ thấy tự nhiên vòng kinh thay đổi như là kinh ít, kéo dài và thưa dần, 1 tháng rưỡi, 2 tháng hoặc 3 tháng mới có kinh một lần. Có phụ nữ thì bị rong kinh, cường kinh hoặc là băng kinh. Dạng này thì thường nguy hiểm, gây rắc rối nhiều hơn dạng kinh thưa dần.

Ngoài dấu hiệu phổ biến là thay đổi chu kỳ cũng như tính chất khác của kinh nguyệt thì còn có những dấu hiệu khác cũng gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của người phụ nữ như:

- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon hay rối loạn giấc ngủ.

- Thay đổi tính tình, thay đổi tâm lý, tình cảm, dễ xúc động, hay khóc hay giận hờn, lo lắng, cáu gắt, mất bình tĩnh…

-  Rối loạn vận mạch biểu hiện bằng: nóng bừng mặt hay xuất hiện cơn bốc hỏa, toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực…

-   Đau nhức cơ, xương khớp.

-  Tăng cân, béo phì do rối loạn chuyển hóa chất mỡ.

-  Rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn khoái cảm với biểu hiện có người thì giảm ham muốn, có người thì tăng ham muốn nhưng thường thì giảm khoái cảm xuất hiện nhiều hơn và khó đạt cực khoái hơn.

-   Xuất hiện lão hóa da, tóc bạc màu và dễ rụng, gãy.

-  Xuất hiện các rối loạn chuyển hóa như: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch…

-   Có nguy cơ xuất hiện các bệnh lý của ung thư đường sinh dục nữ như: ung thư vú, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng.

Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người phụ nữ?

Bước vào thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ sẽ dứt hẳn kinh nguyệt, các dấu hiệu khó chịu ở thời kỳ tiền mãn kinh mất đi, nhưng có thể sẽ có những thay đổi bất lợi sau:

-   Vóc dáng: cột sống thay đổi làm thay đổi tư thế: lưng ngày càng còng xuống, bụng chảy xệ, các cơ trở nên mềm nhão, da trở nên nhăn nheo, kém và mất đàn hồi, tóc ngày càng bạc trắng.

- Loãng xương, dễ gãy xương thường là xương đùi và xương cổ tay.

-  Nhức mỏi cơ xương khớp.

-  Cơ quan sinh dục ngoài và trong đều bị teo nhỏ lại, giảm ham muốn hoạt động tình dục do niêm mạc âm đạo teo, khô, dễ trầy sướt và chảy máu. Sa sinh dục do cơ, dây chằng vùng chậu bị nhão hơn.

-  Xuất hiện nhiễm trùng đường tiểu do nội tiết, người phụ nữ có biểu hiện tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu không kiểm soát.

- Tim mạch: xơ cứng thành mạch, chủ yếu là tăng nguy cơ bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

- Các ung thư đường sinh dục nữ cũng vẫn còn là mối lo ngại mặc dù tỷ lệ có giảm đi ở lứa tuổi này.

Làm gì để giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa các rối loạn hoặc các bệnh lý thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh?

Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn phát triển bình thường của cuộc sống người phụ nữ mà ai cũng phải trải qua. Có người giai đoạn tiền mãn kinh ngắn, qua đi nhẹ nhàng êm ả nhưng cũng có người giai này xảy ra sớm, kéo dài gây rất nhiều sự khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe, việc làm, gia đình và hạnh phúc.

Như đã nói trên, tuổi mãn kinh không thay đổi nhưng tuổi tiền mãn kinh lại rất khác nhau. Vì vậy, để giai đoạn tiền mãn kinh ngắn ngủi, nhẹ nhàng người ta khuyên nên chuẩn bị từ lúc còn trẻ bằng một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục, duy trì một lối sống lành mạnh...

Rất nhiều phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh mặc dù không phải chịu sức ép của công việc, gánh nặng gia đình, nhưng lại có nhiều lo lắng khi một số đặc trưng của sự lão hóa bắt đầu xuất hiện. Sự lão hóa này là sự thay đổi tự nhiên do các bộ phận trong cơ thể suy giảm dần chức năng. Vì vậy, người phụ nữ ở vào thời kỳ này nên giữ được thái độ lạc quan để giúp cho tinh thần tốt, tư duy nhẹ nhàng. Người phụ nữ cũng cần tạo cho mình có một cuộc sống với môi trường vui tươi, thoải mái, tránh những lo âu phiền muộn, xây dựng một kế hoạch làm việc thật khoa học để không ngoài mục đích bảo vệ sức khỏe.

Về mặt dinh dưỡng: phụ nữ cần một chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối các chất. Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất bằng cách ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lức để bổ sung nhiều vitamin nhóm B. Ngoài ra, cần bổ sung lượng can - xi có trong sữa, trứng, yaourt giúp làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu. Ăn nhiều trái cây, rau quả để tăng lượng magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress. Nên ăn dưa hấu để cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón và đặc biệt là để cung cấp một lượng nước cho cơ thể. Tránh các thức ăn có nhiều mỡ, muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Thường xuyên tập thể dục thể thao như: khiêu vũ, yoga… để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan.

Một điều nữa mà phụ nữ cũng phải chú ý là việc đi khám phụ khoa định kì mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư.

 6 bệnh phổ biến cần tránh trong thời kỳ tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh đối với phụ nữ là một bước đánh dấu bắt đầu quá trình lão hóa của phái nữ. Từ 50 tuổi trở đi chức năng của buồng trứng suy thoái, bắt đầu xuất hiện mãn kinh, 10-15 năm tiếp theo rất nhiều loại bệnh bắt đầu xuất hiện khiến cho cơ thể phụ nữ suy yếu. Các chuyên gia đã khuyến cáo, chị em ở tuổi tiền mãn kinh nên chú ý những loại bệnh dưới đây để chữa trị sớm, tránh những hiểm họa về sau.

1. Loãng xương

Sau 1 năm mãn kinh tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh loãng xương lên đến 22% và sau 5 năm tỷ lệ này tăng lên 45%. Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí xương chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi. Với người có tuổi thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

2. Tăng cân và béo phì

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh có thể trọng trung bình tăng từ 5 kg trở lên.Và lượng mỡ thừa chủ yếu tập trung ở phần bụng khiến cho rất nhiều phụ nữ sở hữu “thân hình trái táo”. Đồng thời, thời điểm này cũng bắt đầu phát tác của rất nhiều bệnh mãn tính như rối loạn chuyển hóa lipit máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch vành…

3. Tiểu đường

Tiền mãn kinh và bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với nhau. Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường nếu như không có tiền sử gia đình thì hầu như đều xuất phát từ thời kỳ tiền mãn kinh, xuất hiện các triệu chứng như ăn uống không điều độ khiến tăng cân nhanh, dẫn đến tăng đề kháng insulin trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiều đường.
Hơn thế đối với những người mang di truyền các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, thể trạng béo phì thì thời kỳ tiền mãn kinh lượng đường huyết tăng cao và rất khó khống chế.

4. Bệnh tim mạch

Nhờ vào sự bảo vệ của estrogen nên tỷ lệ phụ nữ trước khi mãn kinh mắc các bệnh tim mạch hay nguy cơ đột quỵ xảy ra thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Thế nhưng sau khi mãn kinh thì lại ngược lại, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch so với những phụ nữ cùng tuổi nhưng chưa mãn kinh tăng lên 2-6 lần.

5. Các bệnh phụ khoa

Do lượng estrogen thời kỳ mãn kinh suy giảm, các loại bệnh phụ khoa bắt đầu tìm đến “quấy nhiễu”. Ví dụ như hiện tượng rối loạn chảy máu tử cung, có khoảng 30% phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

6. Ung thư vú

Mãn kinh và ung thư vú có mối liên quan mật thiết với nhau. Thứ nhất phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ mắc ung thư vú tăng cao. Thứ hai những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú thì tỷ lệ xuất hiện hội chứng tiền mãn kinh càng cao.

(ST)



Tôi năm nay 42 tuổi.đã không cho con bú 2 năm. Bỗng dưng lại bị tết ra sữa ,xin cho tôi biết có cần phải đi khám không?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
năm nay tôi 49 tuổi khi ngủ tôi thường thấy ra mồ hôi trong người như vùng cổ, ngực và rất hay đau đầu vào buổi chiều đến ttói lại bi buồn nôn tôi muốn biết cần uống thuốc gì dể chữa chứng bệnh trên
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Toi nam nay 53 tuoi ,da vao thoi ky man kinh ,de duoc suc khoe cho tot toi co uong vit e ,colagen ,one the day cach uong nhu the nao va co can uong lien tuc hay uong nhu the nao .xin chi dan cho toi biet som .mong su phuc dap .xin chan thanh cam on nhịe .
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Việc dùng các loại thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ chứ không thể dugnf bừa được. Bản thân vitamin E nếu dùng không đúng còn làm tăng quá trình lão hóa
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
bo sung vitamin thoi ky man kinh
hơn 1 tháng trước - Thích
Toi nam nay 51 tuoi. da qua thoi ky tien man kinh.De chong loang xuong toi uong sua Alenina thuong xuyen. Vua qua toi nghe ban toi noi uong sua do ko duoc uong vao buoi toi se anh huong den than, nhu vay co dung ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
di khám tiền mãn kinh ở dâu nhanh nhất
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Toi nam nay 43 tuoi may thang gan day xuat Hien khi hu ra nhieu Mui Hoi k biet co Phai thoi ky man KINH khong .toi co Phai hong thuoc di khong
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
trong hai tháng gần đây tôi có kinh mỗi tháng hai lần và mỗi lần có tới 10 ngày và tôi có những triệu chứng đau lưng, nhức đầu, nóng bốc hỏa.Những triệu chứng đó có gây nên bệnh ung thư hay không
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
tôi năm nay 50 tuổi, vẫn ăn uống bình thường nhưng tăng 5 kg trong vòng 5 tháng nay. Xin hướng dẫn cách nào để không tăng cân nữa. Tôi xin chân thành cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích
Tôi năm nay 45 tuổi. Gần một năm nay có khí hư lẫn máu màu đỏ nhạt. Hiện tượng này có khi đều cả tháng,lại có tháng chỉ có mấy ngày đầu kỳ kinh và cuối kỳ kinh. Hầu như chỉ khoảng thời gian rụng trứng thì không có khí hư lẫn máu đỏ nhạt.Tôi có đi khám nội soi cổ tử cung bs kết luận polip rất to,lấy dịch tại chỗ polip xét nghiệm kq nấm 1+,siêu âm đầu dò bs kl không có gì bất thường. Vậy tôi có phải đi khám tầm soát ung thư không thưa BS ?Tôi không đau hay khó chịu gì khi quan hệ td ạ. Cảm ơn BS !
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận