Bệnh phụ nữ tuổi 40

Đây là một số những hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phụ nữ độ tuổi 20, 30 và 40 đăng tải trên tạp chí Parents của Mỹ dựa trên các nghiên cứu của chuyên gia ở Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC).

ĐỘ TUỔI 20

Đây là giai đoạn cơ thể phát triển hoàn thiện, có thể đảm nhận chức năng làm mẹ, cần chú ý tới một số loại bệnh:

Bệnh lây lan qua con đường tình dục (STD)

Theo số liệu thống kê của CDC thì mỗi năm có tới trên 19 triệu phụ nữ mắc phải căn bệnh này. Một nửa ở độ tuổi dưới 24. Phổ biến là bệnh Herpes mụn rộp, chalamydia, virus HPV... và nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều loại bệnh nan y như ung thư cổ tử cung, vô sinh và nhiều biến chứng khác.

Ung thư da

Khối u ác tính (Melanoma) là dạng ung thư da thường gặp ở nhóm người từ 25 - 29 tuổi. Mỗi năm tại Mỹ có tới trên 900.000 ca phát hiện mới. Lý do: phụ nữ trẻ ít quan tâm đến việc bảo vệ da, nhất là khi ra ngoài trời nắng hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại.

Sức khỏe xương

Cuối những năm 20 trở ra, hệ xuơng của phụ nữ phát triển mạnh, nhưng nếu ăn uống thiếu khoa học thì sức khỏe xương sẽ giảm sút, gây chứng loãng xương sớm.

Giải pháp phòng bệnh

Nên bổ sung 1000mg canxi và 200 đến 4000 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D để giúp xương phát triển tốt. Nhất là từ nguồn thực phẩm, thức ăn hàng ngày, nên dùng sữa có hàm lượng mỡ thấp (3 cốc/ngày).

Tăng cường luyện tập và duy trì cuộc sống hoạt động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại, ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, ngủ nhiều. Hạn chế ra ngoài trời khi nắng to và nên mang theo kem chống nắng (SPF phải đạt trên 30).

Áp dụng một số phép thử test như kiểm tra huyết áp, cholesterol (mỡ máu), kỹ thuật PAP Smear để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung, bệnh STD và kiểm tra da để phát hiện nguy cơ về ung thư da.

Ảnh minh họa.

ĐỘ TUỔI 30

Một số rủi ro về sức khỏe khi bước vào tuổi 30:

Trầm cảm và stress

Theo nghiên cứu của Viện Thần kinh quốc gia Mỹ thì đến tuổi 32, phụ nữ dễ mắc phải căn bệnh thần kinh như trầm cảm và stress, nhất là khi đã có gia đình, con cái thì áp lực của cuộc sống ngày càng lớn.

Hội chứng tiền mãn kinh

Sang tuổi 30, cơ thể bắt đầu có những thay đổi, xuất hiện nhiều hiện tượng về sức khỏe có liên quan đến tiền mãn kinh (PMS).

Tăng cân, béo phì

Có tới trên 33% phụ nữ tuổi 30 mắc chứng dư thừa trọng lượng so với 23% ở tuổi 20. Lý do: chuyển hóa của cơ thể bắt đầu giảm, thiếu ngủ và rất nhiều nguyên nhân khác làm cho cơ thể phàm ăn.

Giải pháp phòng bệnh

Ngủ đủ: Mỗi ngày nên ngủ từ 7 - 8 tiếng, kể cả giấc ngủ trưa. Ngủ đủ là liều thuốc tốt giảm bệnh. Ngoài ra, có thể tập dưỡng sinh, nghỉ ngơi thích hợp, nên luyệt tập thể thao mỗi ngày 20 phút.

Một số phép thử test cần làm: Kiểm tra huyết áp, hàm lượng cholesterol, tư vấn bác sĩ về bệnh trầm cảm, stress. Kiểm tra kỹ thuật PAP Smear, tự kiểm tra nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, hàng năm nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể.

ĐỘ TUỔI 40

Một số rủi ro về sức khỏe dễ mắc ở phụ nữ tuổi 40:

Hội chứng tiền mãn kinh

Do quá trình trao đổi chất giảm, ảnh hưởng của hoócmôn, dao động của estrogen và progesterone nên xuất hiện nhiều hiện tượng lạ như bốc hỏa, thay đổi tâm lý, ra mồ hôi, suy giảm trí nhó, rối loạn giấc ngủ...

Bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê có tới trên một nửa phụ nữ tuổi 45 mắc chứng cao huyết áp, thủ phạm làm gia tăng bệnh tim. Ngoài ra, do hàm lượng estrogen đột ngột giảm, hàm lượng cholesterol tăng cao nên rủi ro mắc bệnh rất lớn.

Tiểu đường type 2

Theo CDC có tới 1,7% phụ nữ độ tuổi 20-39 mắc bệnh tiểu đường type 2, tăng 6,6% vào đội tuổi 40-59. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có lý do béo phì, cao huyết áp, ít vận động...

Ung thư vú

Có tới 18% phụ nữ tuổi 40 chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, tăng 77% ở tuổi trên 50, nhất là nhóm người có tiền sử mắc bệnh, béo phì, dư thừa trọng lượng và ăn uống thiếu khoa học.

Giải pháp phòng bệnh

Hạn chế thực phẩm chế biến quá kỹ, thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ, không nên uống rượu, đồ uống kích thích, không hút thuốc lá và duy trì trọng lượng thích hợp bằng thực đơn ăn uống khoa học và tăng cường luyện tập.

Các phép thử test cần làm: Kiểm tra huyết áp, cholesterol. Sang tuổi 45 nên đi kiểm tra lượng đường máu để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, kiểm tra bằng kỹ thuật PAP Smear. Hàng năm nên đi chiếu chụp X-quang, kiểm tra da và thử test chức năng tuyến giáp.


Phụ nữ ngoài 40 dễ mắc bệnh gì?

Trên 40 tuổi là thời kỳ phụ nữ dễ mắc một số bệnh như ung thư vú, loãng xương, tim mạch…

Hiểu được nguy cơ của những bệnh này để để phòng bệnh bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực là điều rất quan trọng.

1. Ung thư vú

Phụ nữ nên đi siêu âm tuyến vú định kỳ mỗi 6 tháng, nhất là với những người trên 40 tuổi, nhằm phát hiện sớm những khối u ở ngực, các triệu chứng ung thư vú để có những biện pháp năn chăn và điều trị kịp thời.

2. Chứng loãng xương

Những dấu hiệu xương yếu đều là vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe của tất cả phụ nữ. Nếu gia đình bạn có tiền sử về bệnh loãng xương, thì nên đến bác sĩ để kiểm tra.

3. Bệnh tim

Phụ nữ cần đi khám và kiểm tra về vấn đề huyết áp, cholesterol thường xuyên, đặc biệt đối với những người có gia đình bị tiền sử bệnh tim mạch.

4. Có thai ngoài ý muốn

Phụ nữ trên 40 tuổi thường có tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo thai rất cao, chỉ sau thanh thiếu niên. Đây cũng là nguy cơ đáng báo động. Mọi phụ nữ đều phải hiểu được tầm quan trọng của việc sinh đẻ có kế hoạch, để có phương pháp phòng ngừa.


Những điều phụ nữ nên làm trong thời kỳ này là:

1. Theo dõi việc ăn kiêng để duy trì mức cân nặng hợp lý vì phụ nữ sau 40 tuổi thường dễ tăng cân.

2. Tăng cường bổ sung canxi. Nên ăn uống nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa, tôm, cua…

3. Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện các bệnh về tim và giúp xương cứng chắc. Có thể bắt đầu các bài tập thể dục với gia đình hoặc bè bạn.

4. Tránh hút thuốc: Ở phụ nữ, hút thuốc thường làm gia tăng các bệnh về tim mạch và các loại ung thư.

5. Khám sức khỏe định kỳ: Các bác sĩ tư vấn và có lời khuyên hữu ích cho việc bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Một số thông tin tham khảo về bệnh phụ nữ tuổi 40

Chị em bước qua tuổi tứ tuần phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe: xương khớp đau nhức, da khô tóc rụng, lúc nào cũng như hồi hộp căng thẳng... Có người đến cả bệnh viện tâm thần để khám vì lo lắng.

Sức khỏe chị Hương (43 tuổi, ngụ tại Thủ Đức, TP HCM) suốt mấy tuần qua bỗng nhiên sụt giảm một cách nghiêm trọng. Mọi thứ như ồ ạt đổ xuống, lúc nào chị cũng trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, đôi khi còn khó thở và nhói tim. Đêm xuống, hễ ngả lưng được một lúc là y như rằng người hết nóng rồi lạnh, mồ hôi túa ra và trằn trọc mãi đến mệt nhừ... Mỗi sáng trở dậy, chị bơ phờ, xương khớp đau nhức. Chưa kể, mỗi khi ngồi soi gương là chị lại thừ ra: da sao mà khô khốc và các vết nám cứ nổi lên dần, rồi tóc thì rụng nhiều đến xót xa...

Tình trạng này xuất hiện ngày một nghiêm trọng hơn khiến chị Hương hoảng hốt. Lo sợ bị bệnh nặng, chị lại dùng dằng không dám đi khám, mãi đến mới đây chị quyết tâm tìm bác sĩ.

Bị bác sĩ “trả về” nhưng tâm trạng chị Hương như trút được một nửa núi đá. Bởi, sau khi khám và xét nghiệm, hóa ra chị gặp phải vấn đề khá quen thuộc mà y học gọi là hội chứng tiền mãn kinh - mãn kinh ở nữ giới. Theo đó, triệu chứng và mức độ tác động của hội chứng này đối với mỗi phụ nữ là khác nhau, song rõ ràng có ảnh hưởng rất nặng nề đến chất lượng cuộc sống.

Sau tuổi 40, phụ nữ thường gặp nhiều bệnh lý do sự suy yếu của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng.

Đơn cử như chị Ngọc (46 tuổi, ngụ tại Tân Phú, TP HCM), các biểu hiện bệnh lý không xuất hiện đột ngột giống chị Hương, mà mỗi ngày mỗi “bồi” thêm, càng về sau càng nặng hơn. Khoảng 3-4 tháng nay, trí nhớ của chị có những dấu hiệu giảm đi một cách bất thường. Mới hẹn với khách hàng hôm trước mà hôm sau chị đã quên, rồi ngày sinh nhật ông xã thì đến mấy ngày sau mới nhớ ra.

Chị Ngọc cũng không tập trung vào công việc được như trước, mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân. Nhiều lúc chị không hiểu tại sao mình hay cau có, nổi cáu bất thường với mọi thứ và thu mình lại với cả chồng con lẫn đồng nghiệp. Chiều, giờ tan tầm thường là lúc đầu chị đau buốt, ngực căng tức... Bị hàng loạt khó chịu trên, nhưng lạ lùng là chị cứ tăng cân vù vù. Nhờ bạn bè tư vấn, chị tìm đến với bác sĩ... tâm thần.

Còn chị Thảo (41 tuổi, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương), cứ đến công ty, bước vào phòng riêng là chị đóng ngay cửa lại vì sợ mọi người “to nhỏ” về nét hốc hác của mình. Bị mất kinh gần 2 tháng qua là chuyện xưa nay chị chưa bao giờ gặp. Khổ nhất là mỗi lần gần chồng, chị lại đau rát đến tận hôm sau và rơi vào trầm cảm... Chị gầy đi thấy rõ. Cuối cùng, chị đến bệnh viện Từ Dũ để cầu cứu bác sĩ...

GS, BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP HCM lý giải, phụ nữ độ tuổi sau 40 gặp nhiều bệnh lý khó chịu là tất yếu, khi mà cơ thể trải qua một thời gian dài hoạt động, đồng thời phải hứng chịu nhiều tác động từ cuộc sống bên ngoài (áp lực công việc, lối sống hiện đại, môi trường ô nhiễm...). Từ đó mà hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng suy yếu dẫn đến những trục trặc của cơ thể.

Lepidium Meyenii là thảo dược có trong Sâm Angela giúp não bộ - tuyến yên - buồng trứng duy trì tốt hoạt động.

Theo BS Phượng, não bộ kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH có tác dụng lên hoạt động chức năng của buồng trứng, giúp cơ quan này trực tiếp sản xuất ra các hooc mon cần thiết nhằm duy trì sức khỏe, sắc đẹp và điều hòa sinh lý. “Phong độ” của hệ trục đạt đỉnh điểm ở tuổi 30, sau đó dần yếu đi và bắt đầu có những phối hợp bớt nhịp nhàng, khiến cơ thể người phụ nữ xảy ra hàng loạt bệnh lý gây nên “giông tố tuổi trung niên”.

Tuy vậy, BS Phượng cho rằng, cơ thể con người không bao giờ dễ dàng bị khuất phục. Não bộ - tuyến yên - buồng trứng suy yếu thì hoàn toàn có thể tác động đến chúng để duy trì sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý trở lại. Điều quan trọng là chọn được phương cách tối ưu để tác động đến hệ trục này một cách an toàn, hiệu quả.

"Hay hơn nữa là tác động làm sao để cơ thể tự điều chỉnh lại những trục trặc một cách tự nhiên mà không để lại những tác dụng phụ ngoài mong muốn", BS Phượng nói.

Theo GS,TS Nguyễn Đức Vy - Chủ tịch Hội Sản phụ khoa Việt Nam, sử dụng thảo dược có thể làm tươi trẻ và duy trì hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Từ đó giúp chấm dứt các cơn bốc hỏa, giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm, loãng xương, da khô.., giúp người phụ nữ yêu đời và tự tin trở lại.

GS Vy cũng nhấn mạnh, việc dùng thảo dược để cải thiện các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh chính là dựa trên nguyên lý đem lại sự thống nhất trong cơ thể con người trên cơ sở luôn luôn phải duy trì được việc điều hòa thống nhất của thần kinh - thể dịch và nội tiết.

Theo BS Lê Hùng, nguyên Viện phó Y Dược học Dân tộc TP HCM, ngoài xây dựng một lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, việc bổ sung thảo dược sẽ giúp nữ giới bước qua tuổi trung niên một cách nhẹ nhàng hơn. Một trong những vấn đề quan trọng là người phụ nữ cần phải có kiến thức về tâm sinh lý và bệnh lý theo tuổi tác của mình, để phòng bệnh và điều trị từ rất sớm.



Sức khỏe cho phụ nữ tuổi 40


Bạn cảm thấy cơ thể có những thay đổi bất thường về sức khỏe, tâm sinh lý khi bước vào tuổi 40? Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang ở bước ngoặt của cuộc đời, chuyển từ trạng thái sung sức sang giai đoạn "tuột dốc nhanh dần đều" của cơ thể.

Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia giúp bạn có thể hạn chế đến mức tối đa quá trình đi xuống của cơ thể, duy trì phong độ dẻo dai và tự tin trong cuộc sống.

Bước vào tuổi 40 là thời kỳ bắt đầu chứng kiến sự tuột dốc của cơ thể. Đây cũng là giai đoạn tiền mãn kinh đối với chị em phụ nữ với nhiều triệu chứng khác nhau như chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, ít hơn hoặc nhiều hơn. Một số người đột ngột tắt kinh còn một số khác thì chu kỳ kinh có thể kéo dài 7 ngày trong tháng này nhưng sang tháng sau lại chỉ có 3 ngày... Một dấu hiệu khác của hiện tượng lão hóa đó là gia tăng lớp chất béo.

Bắt đầu từ tuổi 35, mỗi năm trung bình cơ thể tích lũy khoảng 0,7kg chất béo. Tại sao chúng ta lại tích tụ chất béo? Chất béo có xu hướng tăng lên cùng với sự giảm sút của hệ cơ. Sau tuổi 35, mỗi năm có thể sẽ mất khoảng 200g cơ. Cơ là dạng mô rất năng động, 500g cơ có thể tiêu hao 35 calo/ngày chỉ với nhiệm vụ giúp cơ thể tồn tại. Cơ không bao giờ nghỉ, thậm chí khi bạn ngồi xem tivi hoặc ngủ gật thì cơ vẫn liên tục đốt cháy năng lượng. Do vậy, mất cơ đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiêu thụ ít calo đi và tích tụ thành chất béo. Chất béo là "trọng lượng chết" vì 500g chất béo chỉ tiêu hao có 2 calo/ngày.

Nhu cầu về thể chất

Ở lứa tuổi trung niên, các yếu tố về gen vẫn ảnh hưởng lớn tới khối lượng và sự phân bổ lượng chất béo trong cơ thể. Trong số các yếu tố dẫn tới tình trạng béo phì, lười vận động có vai trò quan trọng hơn so với lượng thức ăn hấp thu cũng như thành phần của bữa ăn. Phụ nữ ở độ tuổi này nên duy trì chế độ tập luyện ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các bài tập aerobie có tác dụng tiêu hao năng lượng, giảm mỡ rất tốt và nó cũng đồng thời giúp tăng cường cơ tim. Tuy nhiên, một điều ít ai biết đến là chính nó cũng là thủ phạm gây mất cơ.

Nếu bạn vừa muốn tiêu hao năng lượng vừa muốn tránh mất cơ thì bạn nên tập luyện với các vật nặng (nâng tạ chẳng hạn). Việc nâng vật nặng sẽ có tác dụng giảm cân theo 2 cách: tiêu hao lượng calo thừa trong khi nâng và khối lượng cơ bổ sung sẽ giúp tiêu hao năng lượng và do vậy sẽ giúp bạn có được tỷ lệ tuần hoàn trao đổi chất ở mức của những người trẻ tuổi. Nâng vật nặng cũng có tác dụng trong việc tạo mô xương, chống lại hiện tượng loãng xương, là bệnh rất phổ biến liên quan tới lão hóa.

Nhu cầu dinh dưỡng

Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên hằng ngày nên ăn ít chát béo. Bên cạnh đó, các nguồn cung cấp canxi như ngũ cốc, cá hầm nhừ đóng hộp các loại hạt, rau xanh cũng rất tốt. Nếu bạn cần phải bổ sung canxi thì một lượng 500-600mg/1-2 làn trong ngày là phù hợp. Vitamin D cần thiết cho phụ nữ cao tuổi không có điều kiện tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Ngoài ra, bạn nên bổ sung lượng protein nghèo trong khẩu phần ăn vì nó sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu.

Tích cực ăn nhiều cá sẽ giúp giảm cân. Một nghiên cứu đối với những béo phì cho thấy những người ăn cá hằng ngày (cá giàu acid béo omega-3) trong quá trình tập luyện giảm cân sẽ giảm cân nhanh hơn và gia tăng lượng cholesterol tốt (HDL) so với những người chỉ ăn cá 1 lần/tuần.

Ăn nhiều cá sẽ giúp giảm lượng mỡ cũng như trung hòa lượng mỡ bạn ăn hằng ngày. Loại cá tốt cho sức khỏe gồm cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp, cá thu... Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều chất béo như kem, bơ, may-one... thay vào đó tăng cường căn các loại salát hoa quả.

Nên tăng cường căn nhiều chất xơ. Chất xơ không chỉ cho bạn cảm giác no lâu mà nó còn giúp duy trì mức năng lượng và đường trong máu ở ngưỡng ổn định. Nó cũng rất tốt trong việc hạ tỷ lệ cholesterol và nâng cao sức khỏe. Chất xơ cũng đóng vai trò tích cực trong việc giúp bạn giảm béo vì nó có tác dụng lấy đi một lượng calo nhất định thông qua hệ tiêu hóa trước khi chúng tích tụ trở thành "săm lốp" quanh vòng 2 của bạn. Nếu bạn tăng gấp đôi lượng chất xơ trong phần ăn hàng ngày, bạn sẽ giảm đi được 120 calo/ngày.

Hãy sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là ngũ cốc, rau và hoa quả để cung cấp đủ cho cơ thể lượng vi chất cần thiết. Một khẩu phần ăn giàu vitamin A, C và E sẽ giúp giảm tỷ lệ ung thư vú. Một lượng cao vitammin E cũng tốt cho những người bị các bệnh về tim mạch. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, có trong thành phần của nhiễm enzyme và giúp ổn định màng tế bào, chống lại quá trình oxy hóa. Việc thiếu kẽm sẽ gây ra các hiện tượng như giảm quá trình tổng hợp protein, giảm sức đề kháng của cơ thể thông qua các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, gia cầm... Tuy nhiên, lượng hấp thụ không nên vượt quá 25mg/ngày.

Hạn chế các loại đồ uống có cồn. Giảm thiểu việc sử dụng các loại thực phẩm đã qua xử lý. Bạn có thể bổ sung một chút lượng chất béo quá các nguồn không tạo ra cholesterol như dầu oliu, cá, ngũ cốc, các loại hạt và đậu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên duy trì một chế độ ăn quá ít chất béo và có tác dụng giảm cân tức thì vì nó sẽ gây ra hiện tượng cơ thể bạn gầy rộc đi và rất có thể gây ra hiện tượng tăng cân trở lại sau đó. Tốc độ giảm cân nên ở mức bình thường.

Nhu cầu tâm lý

Có mối quan hệ qua lại giữa trầm cảm, hình dáng cơ thể, tăng cân và chế độ ăn. Việc duy trì một chế độ vận động hợp lý và chế độ ăn đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần. Luyện tập thể dục đều đặn giúp giảm trầm cảm, mệt mỏi, tăng cường sự hoạt động "trôi chảy" của cơ thể, giúp bạn trở nên năng động trong cuộc sống hằng ngày. Đảm bảo ăn đầy đủ bữa sang giúp tăng cường trí nhớ và sự uyển chuyển của cơ thể, tăng cường năng lượng và sự bình tĩnh.


Đàn ông tuổi 40

Bệnh ung thư vú

Bệnh gây vô sinh ở phụ nữ

Bệnh phụ nữ tiền mãn kinh

Tuổi mãn kinh

Bệnh vú lành tính

(st)