Quyền lợi cho phụ nữ mang thai
Thuốc chống say xe cho phụ nữ mang thai và các lưu ý cho bà bầu
Phụ nữ mang thai nên tránh dùng máy tính
Từ xưa dân gian thường nói “mỗi đứa con một cái răng” - ý nói khi mang thai, răng của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Hầu như việc mang thai không gây khó chịu đến răng nhưng rất nhiều phụ nữ mang thai có vấn đề về răng miệng. Các biểu hiện thường thấy là chảy máu, sung huyết, ngứa ở lợi, đau răng. Điều này không tốt cho họ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.
Sau này, nhờ tiến bộ của y khoa, người ta hiểu rõ hơn tại sao dân gian lại nói như trên. Đó là vì trong thời gian mang thai, các bà mẹ hay gặp một số bệnh ở răng miệng như:
Mang thai là niềm hạnh phúc vô bờ của phụ nữ. Nhưng quá trình mang thai lại ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tìm hiểu những bệnh răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai dưới đây.
Những vấn đề có thể gặp ở phụ nữ mang thai:
- Sự thay đổi trong quá trình mang thai là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh.
- Trong đó bệnh răng miệng là một trong những bệnh dễ xảy ra và xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ mang thai.
- Những bệnh răng miệng thường gặp là: viêm nướu, viêm nướu cấp, viêm nướu triển dưỡng,… thường được gọi là viêm nướu do thai nghén, với các biểu hiện:
nướu sưng, đỏ, đau, dễ chảy máu….
- Đôi khi ở nướu răng bệnh nhân có thể xuất hiện những khối u (có thể từ 1 đến 2, 3 răng) gọi là u nướu, nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Sâu răng
Còn rất nhiều tranh cãi về việc có hay không sự gia tăng nguy cơ sâu răng ở phụ nữ có thai. Một số thay đổi trong hành vi có thể là nguy cơ gây nhạy cảm răng và sâu răng, những thay đổi này phải đáng kể và được duy trì trong thời gian đủ dài mới có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu răng. Phụ nữ có thai hay nôn và buồn nôn (nhất là từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ), ngoài ra các thay đổi sinh lý bao gồm cả sự thay đổi chế độ ăn như thèm ăn một số loại thức ăn đặc biệt và thường xuyên ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng, dễ gây sâu răng. Các thức ăn và thức uống dễ gây sâu răng đó là đồ ngọt và các nước uống có ga chứa carbonate. Các thức ăn này có thể làm dịu cảm giác buồn nôn, tuy nhiên nguy cơ sâu răng rất cao. (Tìm hiểu thêm tại bài viết Sâu răng và những nguyên tắc ăn uống phòng chống sâu răng). Vì vậy, để đảm bảo răng miệng khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai, chăm sóc răng miệng và quản lý đặc biệt tại nhà là cần thiết.
Bệnh viêm lợi - miệng
Viêm lợi (viêm nướu): Nướu răng của bạn sưng đỏ, ngứa, vệ sinh khó khiến bựa tích tụ ở chân răng, biểu hiện thường thấy là chảy máu lợi, đôi khi còn có thể hở chân răng. Đây là các triệu chứng của viêm lợi, do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, bệnh có thể tiến triển thành bệnh lý nướu răng và sâu răng.
Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị các triệu chứng này. Sau khi sinh, các triệu chứng này sẽ hoàn toàn kết thúc sau vài tuần. Trong trường hợp bạn không giữ vệ sinh răng miệng tốt, bệnh có thể chuyển biến thành sâu răng và nha chu.
Sự tích lũy các loại hormone ở mô lợi ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở lợi, hệ thống miễn dịch tại chỗ và phản ứng của nó với vi khuẩn trong mảng bám răng. Những thay đổi về miễn dịch trong suốt thai kỳ có liên quan đến sự giảm số lượng bạch cầu trung tính và hoạt động thực bào, giảm đáp ứng của lympho bào và làm giảm sinh kháng thể. Sự tích tụ của mảng bám răng có thể gây viêm lợi thấy rõ từ tháng thứ hai đến tháng thứ tám sau đó thì giảm xuống. Hậu quả là gia tăng sưng tấy lợi, viêm lợi. Tăng chảy máu lợi có thể thấy khi thăm khám lâm sàng trong quá trình mang thai.
Viêm quanh răng
Viêm quanh răng là một bệnh lý đa nhân tố, khởi đầu là do mảng bám vi khuẩn. Sự khởi phát và tiến triển của bệnh lý quanh răng phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của từng cá thể với sự nhiễm khuẩn. Những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh quanh răng là hút thuốc lá, hút cần sa, tuổi tác, stress, đái tháo đường và chỉ số mảng bám cao.
Mòn răng
Buồn nôn và nôn là những triệu chứng thường gặp nhất mà thai phụ gặp phải trong những tháng đầu mang thai. Nôn kéo dài có thể dẫn đến mòn bề mặt răng vì dịch trong dạ dày có tính acide cao, thai phụ được khuyên dùng nước hoặc sữa sau khi nôn và không nên chải răng ngay sau khi nôn.
Sinh non và/hoặc cân nặng sơ sinh thấp
Những phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu nặng có thể có nguy cơ cao sinh ra những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp hay sinh non (sinh trước 37 tuần). Bệnh nha chu làm xuất hiện trong máu những yếu tố viêm có vai trò kích thích quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan và mức độ liên quan rất khác nhau giữa các nghiên cứu căn cứ trên thiết kế nghiên cứu và kết luận.Giải thích cho những khác biệt này là do không có sự xác định chuẩn nào của bệnh nha chu, các nghiên cứu được bố trí ở những cộng đồng dân cư khác nhau và khả năng kiểm soát những khó khăn rất khác nhau giữa các nghiên cứu
Ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ sơ sinh
Sự tiếp xúc với các mầm bệnh vùng miệng trong thời kỳ bào thai sẽ làm tăng nguy cơ trẻ cần chăm sóc y tế đặc biệt trong thời kỳ sơ sinh. Mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng với sức khỏe toàn thân ở phụ nữ có thai củng cố quan điểm rằng phụ nữ có thai nên trải qua kiểm tra nha khoa toàn diện để phát hiện các bệnh lý nha chu.
Có thể nói, đồng thời với việc mang thai, người mẹ có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Các bệnh này không những có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy việc dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng trước khi mang thai là hết sức cần thiết.
Khoảng thời gian, vấn đề răng miệng có thể can thiệp nha khoa ở phụ nữ mang thai:
- Thời gian an toàn để điều trị ( nếu cần thiết) là sau tuần thứ 12 và trước tuần thứ 28 của thai kỳ ( trong ba tháng giữa). Đình hoãn những điều trị không cần
thiết cho tới khi sanh xong. Trong những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân có thể được điều trị vào bất cứ chu kỳ nào của bào thai.
Tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng:
- Để tránh các bệnh về răng miệng trong thai kỳ thì phòng ngừa vẫn là yếu tố quan trọng nhất, trong đó vệ sinh răng miệng đúng cách và ý thức giữ gìn vệ sinh
răng miệng của bệnh nhân tốt sẽ giúp phòng tránh các bệnh viêm nướu hoặc khắc phục nếu tình trạng viêm nướu xảy ra.
- Có thể áp dụng vài biện pháp đơn giản sau:
Đánh răng đúng cách, kỹ và nhẹ nhàng, ít nhất 2 lần một ngày sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám sau khi ăn.
Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng thay cho việc dùng tăm.
Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần để loại bỏ các mảng bám và cao răng mà việc đánh răng không thể lấy đi được. Nếu đang mang thai thì cần đi kiểm tra
thường xuyên hơn vì do ảnh hưởng của quá trình mang thai thường làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Bệnh nhân cần hợp tác tốt trong việc điều trị các bệnh răng miệng khi cần phải can thiệp phẫu thuật.
Trong thời gian mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều rất chăm chút đến sức khỏe bản thân và chế độ ăn uống nhưng lại quên một điều rằng sức khỏe răng miệng cũng góp phần quan trọng không kém. Các nhà khoa học đã kết luận rằng, bệnh răng miệng trong thời gian mang thai là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Chăm sóc răng miệng khi mang thai thế nào?
May mắn là chứng bệnh này có thể phòng ngừa và điều trị ngay từ trước khi mang bầu. Và muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe răng miệng và chăm sóc răng miệng cho thật tốt.
- Không nên bỏ qua tất cả những cuộc hẹn khám răng miệng của bác sĩ khi bạn đang mang thai.
- Hoãn lại tất cả nhứng kế hoạch làm đẹp răng miệng như nẹp răng, tẩy trắng răng, thẩm mỹ răng miệng… để đến sau sinh ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
- Sử dụng và thay bàn chải đánh răng theo sự chỉ định của bác sĩ nha khoa (thông thường là 6 tháng/lần).
- Thay vì dùng tăm làm sạch răng sau khi ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng mà không làm to kẽ chân răng.
- Cần hạn chế các thực phẩm có nhiều đường, thay vào đó, bạn có thể ăn trái cây tươi, uống nhiều sữa, bổ sung thêm canxi, ăn ít muối và lượng chất béo vừa phải.
- Cần có những hiểu biết nhất định về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng: giữ vệ sinh răng và nướu đặc biệt là khi mang thai để con bạn phát triển tốt nhất.
Thời kỳ thai nghén là khoảng thời gian phụ nữ dễ bị mắc bệnh nhất. Tuy nhiên, đa số các bà bầu đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng bởi họ không nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe và sự sinh nở sau này.
Phụ nữ nên chăm sóc đặc biệt tới răng miệng
Có một mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng của phụ nữ mang thai và thai nhi. Sự thực, các bà bầu mắc bệnh nha chu (bệnh ở vùng bao quanh răng) có thể có nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần.
BS Gopalakrishnan cho biết: “Viêm lợi (sự viêm nhiễm của các mô quanh răng) trong suốt thời kỳ thai kỳ là một căn bệnh về răng miệng phổ biến thường ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Chảy máu, sưng phồng, tấy đỏ, đau lợi hoặc thậm chí là hơi thở có mùi chỉ là một số ít triệu chứng của bệnh viêm lợi thời kỳ thai nghén. Trong thực tế, 80% các bà bầu than phiền bị mắc bệnh răng miệng. Thêm vào đó, khi không chữa trị, những triệu chứng sẽ ngày một nặng thêm.
Ông cho biết thêm: “Bệnh răng miệng có tác động tiêu cực lên răng và lợi của em bé. Nên tránh để xảy ra tình trạng này và tất cả các vấn đề về răng miệng nên được chữa trị kịp thời để tránh trẻ mắc bệnh”.
Khám răng định kỳ là rất quan trọng với các bà bầu. Ngoài ra, cũng thật cần thiết để khám răng trước và sau khi có thai. BS Radhika Raman cho hay: “Đầu tiên, bà bầu nên đánh răng với bàn chải lông mềm. Sau đó, nên súc miệng qua với nước súc miệng diệt khuẩn. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng một loại sản phẩm chăm sóc răng miệng nào đó.
Với việc vệ sinh răng miệng hợp lý, chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất phụ nữ có thai có thể đảm bảo một sức khỏe tốt trong suốt giai đoạn “bầu bí”.
Chăm sóc răng miệng
1. Hàng ngày nên chải răng ít nhất từ 3-4 phút.
2. Chải răng một góc 45 độ dọc theo lợi. Nhẹ nhàng chải bề mặt ngoài của răng với chuyển động rung qua lại. Đối với phần trong của răng nên cọ kỹ để có thể làm sạch chúng.
3. Làm sạch kẽ răng định kỳ.
4. Duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh và thường xuyên bổ sung vitamin C.
5. Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường.
Những vấn đề răng miệng hay gặp ở phụ nữ có thai
Bệnh thường gặp nhất là viêm lợi, có thể không do nhiễm khuẩn mà là do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này hay thấy từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8. Người ta thấy rằng một nửa các rối loạn kiểu này cũng như những biến đổi khác trong cơ thể khi mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để tự nhiên, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt rất có thể răng của những phụ nữ này sẽ bị sâu và bị bệnh nha chu.
Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn cùng với những viêm nhiễm nếu có đi kèm. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.
Chăm sóc răng miệng thế nào?
Trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai bạn bị các bệnh răng miệng thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai, vì vậy cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai. Điều quan trọng là luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt. Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fl uor. Nên dùng chỉ nha tơ để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm. Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.
Trong thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung và đến răng miệng nói riêng nên dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong mấy tháng đầu, nhất là khi chải răng, dịch axít trong dạ dày lưu lại dễ gây sâu răng. Hơn nữa thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng.
Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.
Thay đổi nội tiết cũng làm cho lợi dễ bị viêm và chảy máu, làm nhiều người sợ không đánh răng, nhưng như thế sẽ làm cho tình trạng này trầm trọng hơn. Khi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết người bệnh đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp.
Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, nhất là không nên sử dụng tetracyclin, vì thuốc này sẽ làm cho răng con bạn sau này có màu nâu hoặc đen. Để những đứa trẻ sẽ có hàm răng khoẻ đẹp nên ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi, cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo
Sau khi sinh: Với các quan niệm tiến bộ về dinh dưỡng nên sau khi sinh các sản phụ không phải có chế độ kiêng khem ngặt nghèo như trước, tuy nhiên đối với răng không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Cũng như trong thời kỳ mang thai luôn phải giữ gìn răng miệng thật tốt.
Khi nuôi con một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú. Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé.
Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc phải.
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Bệnh động kinh ở phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai cần đề phòng với bệnh u nang
Chữa viêm mũi dị ứng ở phụ nữ có thai
Viêm đường tiết niệu khi mang thai
(st)