Bệnh rong kinh

Theo các chuyên gia y tế, rong kinh là một bệnh phụ khoa ngày càng phổ biến. Tình trạng này có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng do làm mất nhiều máu.







Chảy máu nhiều khi hành kinh ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; mất nhiều máu và đau bụng nhiều ở tất cả các lần hành kinh làm cho không thể duy trì được những sinh hoạt hằng ngày. Thuật ngữ dùng để chỉ chung những tình trạng như vậy (chảy máu nhiều hoặc kéo dài hoặc cả hai) là rong kinh.

 Mặc dù xuất huyết nặng khi hành kinh là một vấn đề thường gặp ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, nhưng một số phụ nữ mất máu nhiều đến mức có thể được xếp vào tình trạng rong kinh. Nếu lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn quá nhiều khiến cho bạn cảm thấy sợ hãi mỗi lần hành kinh, bạn có thể trao đổi với bác sĩ vì có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng rong kinh.

Phụ nữ mỗi lứa tuổi, cơ thể và sức khỏe lại có sự thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này luôn có hai mặt tốt và xấu. Em gái ở lứa tuổi dậy thì cơ thể đang dần hoàn thiện và bắt đầu phải thích ứng cũng như đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh phụ nữ nhiều hơn.

Trên 10 tuổi, các em gái chính thức bước vào một giai đoạn quan trọng, đó là tuổi dậy thì. Với hầu hết các em gái, giai đoạn này không dễ dàng. Ngoài sự thay đổi về tâm lý (vui – buồn vô cớ, lo âu, dễ xúc động…), các em còn phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý khi có kinh nguyệt. Thống kinh, rong kinh – rong huyết… là những bệnh hay gặp ở em gái khi bước vào tuổi dậy thì với các biểu hiện: xanh lướt, mệt mỏi, trí nhớ sút kém…

Thống kinh: Là triệu chứng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới (kèm thêm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy) khi hành kinh. Có khoảng 60-70% em gái trong 3 năm đầu dậy thì bị triệu chứng này. Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát).

Thống kinh không nguy hiểm, nhưng nó khiến các em thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin. Những trường hợp bị thống kinh nặng, nhiều cô bé phải nghỉ học, thậm chí phải dùng các thuốc hormon nữ progesteron, estrogen, thuốc kháng viêm không steroid… làm cho sự phát triển của niêm mạc tử cung kém đi, ức chế sự tổng hợp prostaglandin dẫn đến làm giảm đau; thuốc hướng cơ làm giảm co thắt để giảm đau. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.

Rong kinh, rong huyết: Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần. Khi kinh nguyệt kéo dài, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh, rong kinh kéo dài hơn 15 ngày, gọi chung là rong kinh-rong huyết. Sở dĩ có tình trạng này là do khi mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết chưa ổn định, như estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Tất cả khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài.

Những trường hợp bị rong kinh-rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết. Trường hợp rong kinh-rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesterone giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Trường hợp rong kinh-rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng dùng liều gấp đôi. Nếu rong kinh rong huyết nặng (máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự chảy máu cấp. Tất cả các trường hợp phải dùng thuốc nội tiết nói trên phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thiếu máu nhược sắc: Khoảng 20%-25% thiếu nữ bị thiếu máu nhược sắc, hay còn gọi là “chứng xanh lướt thiếu nữ”. Đó là biểu hiện của chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở thiếu nữ vào khoảng 2,4ml/ngày (gấp đôi bé trai).

Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng không cân đối, thậm chí thiếu chất, cộng với sự mất máu khi có kinh nguyệt, khiến các cô bé bị mất chất sắt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Những em gái có vấn đề bất thường về kinh nguyệt như đã nêu trên thì tình trạng thiếu máu do thiếu sắt càng nặng hơn nữa. Chứng thiếu máu nhược sắc còn do các bệnh đường ruột, do bị nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc (80% – 100% lứa tuổi học sinh bị nhiễm giun).

Để phòng tránh chứng thiếu máu nhược sắc, các em gái cần tẩy giun theo định kỳ; điều trị tốt chứng thống kinh, rong kinh – rong huyết (nếu có). Đặc biệt, các em cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng như ăn uống đủ chất, không bỏ bữa, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C (vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn) trong bữa ăn, nhất là ở giai đoạn có kinh nguyệt. Nên bổ sung thêm thuốc chứa chất sắt phối hợp với acid folic (rất cần cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này).



Nguyên nhân

Nguyên nhân gây rong kinh được chia ra làm hai loại: rong kinh cơ năng và rong kinh do nguyên nhân thực thể.
Rong kinh cơ năng: Thường gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh (chu kỳ kinh nguyệt thưa dần, hành kinh nhiều huyết, kéo dài,…). Trong vòng hai năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, các thiếu nữ thường có vòng kinh không đều vì không có phóng noãn.

Chu kỳ thường từ 21 đến 40 ngày, lên xuống 10 ngày từ chu kỳ này qua chu kỳ sau. Rong kinh đôi khi kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó có một vòng kinh dài bất thường. Trong chu kỳ không phóng noãn, estrogen tăng lên kéo dài, không có hoàng thể và cũng không có hiện tượng bong nội mạc tử cung. Nội mạc cứ dày lên mãi trong khi mạch máu không tăng trưởng kịp nên không đủ máu nuôi, dẫn đến hoại tử và bong ra từng mảng, gây ra huyết nhiều và kéo dài.

Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Là do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,…





Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai. Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Một số bệnh ẩn dưới có thể gây rong kinh, như u xơ tử cung. Nếu bạn lo ngại về tình trạng rong kinh của bạn, hãy đi khám bệnh để loại trừ khả năng u xơ tử cung.

Các bệnh khác có thể gây rong kinh bao gồm:

· Không rụng trứng trong chu kỳ kinh

· Polyp nội mạc tử cung

· Ung thư nội mạc tử cung

· Tăng sản nội mạc tử cung

· Chức năng tuyến giáp hoặc tuyến yên bất thường

· Thay đổi nồng độ hóc-môn, chẳng hạn khi bị mãn kinh

· Thay đổi thuốc tránh thai

· Bệnh viêm tiểu khung hoặc các nhiễm trùng khác

Những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống, stress, tăng hoặc giảm cân nhiều, đi du lịch, tập luyện quá mạnh, phẫu thuật hoặc mới bị chấn thương cũng có thể gây rong kinh.

Một số phụ nữ có thể bị rong kinh sau khi sinh một hoặc vài con.

 Triệu chứng

Ở chu kì kinh nguyệt bình thường:

  • Hành kinh sau mỗi 21 đến 35 ngày.

  • Kéo dài từ 4 đến 5 ngày.

  • Lượng máu mất di động từ 2 đến 3 muống canh (30 đến 44 ml).

Kinh nguyệt không xảy ra theo một cách giống nhau ở tất cả mọi phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyêt của bạn có thể đều hoặc không, hành kinh ít hoặc nhiều, đau hoặc không đau, thời gian ngắn hoặc kéo dài nhưng tất cả đều vẫn có thể được xem là bình thường. Rong kinh là khi lượng máu mất khi hành kinh lên đến 5,5 muỗng canh (81 ml) hoặc nhiều hơn.
Những dấu hiệu và triệu chứng rong kinh bao gồm:

  • Lượng máu kinh làm thấm ướt từ 1 băng vệ sinh hoặc tampon trở lên trong mỗi giờ trong vòng 6, 7 giờ kế tiếp nhau.

  • Cần phải dùng đến băng vệ sinh đôi để kiểm soát máu kinh chảy ra ngoài.

  • Cần phải thay băng vệ sinh trong đêm.

  • Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.

  • Máu kinh chảy ra có những cục máu đông lớn

  • Máu kinh chảy ra nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

  • Mệt mỏi, khó thở (là những triệu chứng của thiếu máu)

Biến chứng

Rong kinh có thể dẫn đến những rối loạn về sức khỏe, bao gồm:

  • Thiếu máu thiếu sắt. Đây là loại thiếu máu thường gặp nhất, là tình trạng máu có nồng độ hemoglobin thấp, hemoglobin là một chất giúp các hồng cầu có thể mang oxy đến cho các mô. Nồng độ hemoglobin thấp có thể là kết quả của tình trạng thiếu sắt. Rong kinh làm giảm nồng độ sắt đủ để gia tăng nguy cơ bị thiếu máu thiêu sắt. Những dấu hiệu và triệu chứng bao gồm xanh nhợt, yếu ớt và mệt mỏi. Mặc dù chế độ ăn cũng đóng vai trò trong bệnh thiếu máu thiếu sắt, nhưng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu có rong kinh. Hầu hết những trường hợp bị thiếu máu đều nhẹ, nhưng ngay cả khi bị thiếu máu nhẹ cũng có thể gây yếu ớt và mệt mỏi. Thiếu máu từ trung bình đến nặng có thể gây khó thở, tăng nhịp tim, choáng váng và nhức đầu.

  • Đau nhức nặng. Rong kinh thường đi kèm với đau bụng kinh. Đôi khi cơn đau xuất hiện kèm với rong kinh có thể nặng đến mức bệnh nhân cần phải được bác sĩ cho thuốc hoặc phẫu thuật.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ:


Thông thường các bác sĩ hay khuyên tất cả những phụ nữ đang trong độ tuổi hoạt động tình dục và những phụ nữ trên 21 tuổi đi khám phụ khoa hằng năm và làm Pap định kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình bị chảy máu âm đạo nặng hoặc không đều, hãy lên lịch gặp bác sĩ  và ghi nhận lại những thời điểm bị chảy máu trong tháng của mình. Nếu bạn bị xuất huyết âm đạo nặng – thấm ướt ít nhất là 1 băng vệ sinh trong 1 giờ và tình trạng này kéo dài hơn vài giờ – hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Hãy gọi cho bác sĩ bất cứ khi nào bạn bị xuất huyết âm đạo nặng sau khi đã mãn kinh.



Rong kinh gây ảnh hưởng gì?


Rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu trứng mệt mỏi, khó thở... Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh còn có thể là triệu chứng của một số bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng. Do đó khi bị rong kinh, người phụ nữ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.   
Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải là kinh nguyệt, kéo dài hơn 1 tuần. Rong kinh kéo dài hơn 15 ngày gọi là rong huyết. Lúc này thường gọi là rong kinh-rong huyết.



Rong kinh có ảnh hưởng đến sinh con?





 Rất nhiều chị em băn khoăn về việc bị rong kinh – rong huyết có ảnh hưởng đến việc thụ thai và sinh con hay không? Dưới đây là tư vấn của bác sĩ Thu Hằng về vấn đề này.

Bác sĩ Thu Hằng thân mến, mỗi lần sạch kinh, em thấy ra một chất lỏng màu nâu hoặc hơi hồng như máu (đôi khi quánh lại như keo). Hiện tượng này kéo dài cho đến kì kinh lần sau. Khi quan hệ, âm đạo thường bị khô, đau rát. Xin hỏi em bị làm sao và chữa bằng cách nào? Có ảnh hưởng gì đến sinh con không?

Trả lời: Trường hợp của chị có thể nói là bị rong kinh – rong huyết. Theo tây y, rong kinh – rong huyết có thể do nguyên nhân tổn thương thực thể nhưng cũng có thể do mất cần bằng hóc môn sinh dục. Rong huyết lâu ngày có thể gây thiếu máu, hoặc dễ bị nhiễm trùng.

Theo đông y, phụ nữ bị rong huyết và khô âm đạo thường có nguyên nhân do khí huyết nóng.

Vì vậy, theo tôi chị nên đi khám bác sĩ sản phụ khoa, hoặc đến bệnh viện y học dân tộc hoặc thầy đông y giỏi để tìm được nguyên nhân và hướng điều trị cụ thể.để điều trị cụ thể.

Hiện tượng này nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì ít có ảnh hưởng đến việc sinh con.

Chúc chị sớm điều trị khỏi chứng bệnh này.


Điều trị


Nếu đã loại trừ các bệnh khác và bạn vẫn bị rong kinh, có một số lựa chọn mà bạn nên cân nhắc. Hãy hỏi bác sĩ liệu bạn thay đổi lối sống và thói quen ăn uống có làm giảm rong kinh không hoặc cân nhắc dùng thuốc. Có nghiên cứu cho rằng viên progestogen đường uống thường được dùng để điều trị rong kinh. Sẽ hiệu quả hơn nếu phân phối hóc-môn progestogen levonorgestrel tổng hợp qua dụng cụ tử cung (IUD). Nghiên cứu khác cho thấy dùng thuốc chống viêm không steroid không cần đơn như ibuprofen và naproxen, có thể làm giảm 60% lượng máu mất trong chu kỳ kinh.

Một lựa chọn mới có kết quả tương tự dùng các thuốc chống viêm không steroid là axít tranexamic, được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn cuối năm 2009. Tuy nhiên, axít tranexamic có một số tác dụng phụ, nên chỉ được dùng sau khi đã thảo luận và có đơn kê của các bác sĩ sản-phụ khoa.

Trường hợp rong kinh nặng, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cắt tử cung (nếu bạn đã có con và không muốn sinh thêm con), cắt đốt nội mạc tử cung (nếu bạn không dự định có con trong tương lai). Cả hai phương pháp điều trị này đều rất nghiêm trọng nên bạn và bác sĩ phải cân nhắc rất cẩn thận.


Điều trị rong kinh nguyệt


Rong kinh do những nguyên nhân rất nguy hiểm như: dấu hiệu sẩy thai, u xơ tử cung, viêm xương chậu… vì vậy khi gặp hiện tượng này phụ nữ phải điều trị dứt điểm.

Các triệu chứng của rong kinh nguyệt

- Kinh nguyệt có cục máu đông lớn

- Băng vệ sinh được thay liên tục trong một giờ hoặc trên ngày.

- Liên tục đau ở bụng dưới trong thời kỳ kinh nguyệt

- Mệt mỏi, khó thở

- Kinh nguyệt vẫn tiếp tục xuất hiện dai dẳng trong hơn một tuần

- Thiếu máu

Nguyên nhân

- Do cường độ estrogen tăng cao.

- Dấu hiệu bất thường khi mang thai như sẩy thai

- Có vấn đề về thận, gan hoặc bệnh tuyến giáp

- U xơ tử cung

- Cường độ hóa chất giúp làm giãn mạch máu tăng cao

- Bệnh viêm xương chậu

- Rối loạn tiểu cầu hoặc chảy máu

- Sự mất cân bằng hormone (thường xuất hiện ở thanh thiếu niên lần đầu xuất hiện kinh nguyệt hoặc ở phụ nữ gần mãn kinh)

- Rối loạn hệ thống tuyến giáp và máu rối loạn đông máu.

Chẩn đoán

- Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tử cung và buồng trứng.

- Đôi khi, một mẫu niêm mạc tử cung được lấy trong quá trình khám âm đạo.

- Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định thiếu máu và các xét nghiệm khác như hormon tuyến giáp và sinh sản.

- Định lượng các nội tiết tố.

- Nạo buồng tử cung sinh thiết.

- Chụp buồng tử cung

- Phiến đồ âm đạo nội tiết.

- Siêu âm: Là biện pháp thăm dò có kết quả, đặc biệt trong phát hiện các khối u.

Điều trị

- Một sự kết hợp của estrogen và Progestogen được các bác sỹ sử dụng để giảm chảy máu kinh nguyệt.

- Thuốc giảm đau có tính giảm viêm và hạ nhiệt như Mefenamic axit ponstan làm giảm chảy máu và hết đau.

- Có thể sử dụng Tranexamic axit (cykloklapron) làm giảm 50% sự đông máu và chảy máu. Tuy nhiên chúng có tác dụng phụ là chuột rút chân, buồn nôn và rủi ro lớn hơn là sự nghẽn tĩnh mạch sâu.

- Bổ sung sắt được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu

- Dùng Que cấy ghép cấy dưới da ở bên trên cánh tay. Điều này có thể kiểm soát chảy máu tối đa 3 năm. Nếu bạn muốn mang thai, thì phải gỡ bỏ que cấy ghép này.

- Tiêm hormon nữ tổng hợp Acetate vào sâu trong cơ bắp mỗi 3 tháng/lần vào cánh tay hoặc phía trên mông.

- Cắt bỏ màng trong tử cung, áo niêm mạc tử cung khoảng 5-6 mm

- Thủ thuật cắt bỏ tử cung để dừng hiện tượng kinh nguyệt vĩnh viễn. Trong nhiều trường hợp, cổ tử cung cũng được cắt bỏ cho những bệnh nhân đã qua thời kỳ sinh đẻ. Nói chung việc lựa chọn điều trị phẫu thuật này phụ thuộc vào kích thước tử cung hoặc bệnh nhân muốn giữ lại tử cung.



Thuốc điều trị rong kinh


Với rong kinh do rối loạn hormon thì điều trị nội khoa.
- Nếu ở mức độ nhẹ (máu ra ít) không thiếu máu: Không cần điều trị.
- Nếu máu ra ít nhưng thiếu máu: Dùng viên ngừa thai (loại 21 viên). Viên ngừa thai (loại 21 viên) chứa estrogen và progesteron theo tỷ lệ giống như khi có thai. Ngoài ý nghĩa ngừa thai, còn làm cho chu kì kinh nguỵệt ổn định. Thường dùng trong 3 tháng. Sau đó chuyển sang dùng progesteron (tiêm vào ngày 14-28 chu kì kinh).


+ Nếu rong kinh rong huyết nhiều hơn (máu ra nhiều, thiếu máu): Vẫn dùng viên ngừa thai trên nhưng liều dùng gấp đôi (sáng 01 viên, tối 01 viên). Khi dùng liều cao như thế thì lần hành kinh đầu tiên sau đợt dùng thuốc sẽ ra nhiều máu nên phải uống ngay vỉ  thuốc ngừa thai thứ hai sau khi thấy kinh ngày đầu tiên.


+ Nếu rong kinh rong huyết nặng (máu ra nhiều, gây mất máu cấp tính): Tiêm estrogen hay uống estradiol. Dùng thuốc này sẽ làm ngừng sự chảy máu cấp tính. Nếu tiêm hay uống các thuốc này sau 24 giờ mà vẫn ra máu thì  cần nghĩ đến nguyên nhân khác để xử lí.  Sau đó, tiêm progesteron hay testosteron. Tiêm progesteron là làm cho việc giảm progesteron không quá đột ngột, tiêm testosteron là dùng một hormon nam trung hoà hormon nữ. Cả hai đều cùng cho kết quả là làm cho việc chảy máu ít đi.

Ở những người cường progesteron thường bị hành kinh dài và ra nhiều máu, tiêm testosteron sẽ làm giảm bớt progesteron nên việc hành kinh sẽ ngắn lại, không ra nhiều máu. Thời điểm và liều lượng  tiêm progesteron cũng như testosteron do thầy thuốc quyết định tuỳ theo bệnh cảnh  từng người.


Ngoài các hormon chính trên còn:


+ Dùng viên sắt (bổ sung sắt, giúp cho việc tạo máu).
+ Dùng các kháng viêm không steroid giảm đau (khi cần thiết).
+ Truyền máu (nếu có sự mất máu cấp tính nghiêm trọng).


Hiện nay để chữa rong kinh rong huyết do rối loạn hormon người ta còn dùng một dụng cụ tử cung (IUS) gọi là MIRENA. MIRENA phóng thích ra levonorgestrel (mỗi ngày 20 microgam). Mỗi lần đặt có hiệu quả trong 5 năm.
Ưu điểm của MIRENA là phóng ra hormon tổng hợp có nồng độ ổn định, không có tình trạng nồng độ tăng lên hay giảm xuống quá mức như khi dùng uống, giảm  mất máu, vừa tránh thai, vừa điều hoà được chu kì kinh nguyệt, dung nạp tốt, thuận tiện cho người dùng.


 Với người lớn tuổi rong kinh rong huyết còn dùng các biện pháp điều trị khác như cắt bỏ nội mạc tử cung hay cắt bỏ tử cung. Đây là phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng chỉ áp dụng khi thật cần thiết, dùng các phương pháp khác không đạt yêu cầu (vì cần phải tính đến việc bảo tồn sinh sản, vì phẫu thuật lớn thường gây lo lắng cho người bệnh và có một tỉ lệ tai biến nhất định).
Khi cho trẻ dậy thì dùng viên thuốc tránh thai chữa rong kinh rong huyết cần giải thích cho trẻ và phụ huynh biết rõ để có thái độ hợp tác tốt với thầy thuốc.



Chế độ ăn uống cho người bị rong kinh



 Không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,chị em  nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hằng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá..
Một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 - 5 ngày. Máu kinh có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 - 80 ml/ chu kỳ).


Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Bệnh giang mai
Chữa bệnh cho phụ nữ
Triệu chứng của bệnh nấm âm đạo
Bênh phụ khoa
Thuốc trị bệnh viêm âm hộ
Nguyên nhân gây bệnh viêm âm hộ

(st)


TOI SINH MO DUOC 3 NAM NHUNG BI RONG KINH VA RA MAU RAT NHIEU
hơn 1 tháng trước - Thích
Trước tiên bạn nên đi siêu âm Ổ bụng nhé. Nếu kết quả: Bình thường, thì bạn bị Rong kinh do Rối loạn nội tiết tố. Bạn có thể tham khảo cách chữa(điều hòa nội tiết) tại trang web: rongkinh.vn
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Toi lay chog duok may tuan ruj Vc tuj wh nhju lan nkg tkag ne toj k den hah kjh cko hoj toj co phaj co tkaj k?
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Tôi sinh be' đã được 1tháng rồi nhưng vẫn bị rong máu va ra sản dịch.cho hỏi tôi có bị sao không va bao lâu thì tôi không bị như vậy nữa?
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Tôi sinh be' đã được 1tháng rồi nhưng vẫn bị rong máu va ra sản dịch.cho hỏi tôi có bị sao không va bao lâu thì tôi không bị như vậy nữa?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
benh xuat huyet giua chu ky keo dai co phai la rong kinh khong? co anh huong toi viec sinh con khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Bạn bị rong kinh do xuất huyết nang buồng trứng giữa kì trứng rụng. Nguyên nhân: Do rối loạn nội tiết tố. Chữa trị: Nhà thuốc nam Ông tôi chữa trị theo nguyên tắc sau- Điều hòa nội tiết buồng trứng + Cầm máu + Bổ sung Vitamin. Bạn tham khảo cách chữa trị tại trang web: rongkinh.vn - Hoặc liên lạc về số máy 0914784474 để Ông tôi hướng dẫn chi chi cho bạn.
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Rong kinh có nhiều nguyên nhân. Để tìm ra nguyên nhân xuất huyết của bạn không nên băn khoăn nhiều mà hãy nhanh chóng đi khám phụ khoa để điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
toi co kinh tu dau thang den khoang mung6 thi het,sau do den giua thang lai ra dich mau nau keo dai khang6 ngay sau do lai ra tiep mau trong 6 ngay tiep theo.vay xin hoi toi bi benh gi?loeu co bi vo sinh khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Bạn tham khảo cách chữa trị Rong kinh tại: http:// rongkinh.vn
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Xin hoi bs toi nam nay 32t moi ky kinh cua toi khoang 35 ngay cung co khi dai hon hoac ngan hon noi chung la khong deu, toi co kinh khoang 4-5 ngay thi sach nhung khoang 2 ngay sau thi toi lai thay co kinh lai lan nay keo dai khoang 1 tuan nhung luong mau ra rat it va mau thi tham den chu khong do tuoi nhu lan truoc.vay xin hoi bs co phai toi bi rong kinh k?va cach dieu tri nhu the nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
triệu chứng của Bạn là Rong kinh do rối loạn nội tiết tố. Cách chữa: Tuân thủ theo nguyên tắc sau đây. - Điều hòa nội tiết buồng trứng + Cầm máu + Bổ sung Vitamin = Khỏi bệnh Rong kinh. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo cách chữa trị Rong kinh tại nhà thuốc nam của Ông tôi nhé: Wwb: rongkinh.vn
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Chị như vậy là bị rong kinh nhẹ rồi. Chị cần đi kiểm tra nguyên nhân thì mới tìm hướng điều trị đúng được. Thường nếu rong kinh nhẹ không cần điều trị
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Gửi hỏi đáp - bình luận