Bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào? Làm gì khi trẻ em có triệu chứng sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virut dengue gây ra. Virut gây bệnh được truyền từ người bệnh sang người lành. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường rộ lên vào đầu mùa mưa.
Trẻ bị sốt xuất huyết nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng có thể tử vong do mất máu hoặc do sốt không hồi phục.
Bệnh thường xảy ra đột ngột, trẻ sốt cao 39-400C kéo dài liên tục từ 2 đến 7 ngày. Xuất huyết thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc 3 của bệnh. Có thể có nhiều dạng xuất huyết như các chấm nhỏ, đám bầm tím dưới da, chảy máu cam, máu chân răng, hoặc nôn, đi ngoài, đi tiểu ra máu.
ở thể nặng, có thể xảy ra sốc ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, trẻ vật vã, bứt rứt, đau bụng, tiểu ít, lạnh ở da, các đầu chi. ở giai đoạn này nếu trẻ không được điều trị tốt có thể tử vong do sốc.
Thể nhẹ, có thể trẻ không xuất huyết mà chỉ có sốt, đau đầu, mỏi toàn thân, dễ bị chẩn đoán là cúm.
Các bậc cha mẹ khi thấy trẻ sốt mà không có các biểu hiện khác cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thầy thuốc khám và chẩn đoán, điều trị đúng. Nếu trẻ bị sốt xuất huyết thể nhẹ, không có chảy máu nội tạng, không có dấu hiệu đe dọa sốc, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống oresol, nước trái cây, ăn lỏng dưới sự theo dõi của thầy thuốc. Khi có các dấu hiệu như đau bụng, nôn máu, tiểu ít hoặc đi ngoài ra máu, đi giải ra máu, thân nhiệt hạ đột ngột, chân tay lạnh, bứt rứt, vật vã hoặc li bì... thì phải được theo dõi trong bệnh viện.
Mùa hè, mùa mưa là mùa sinh trưởng của muỗi nên dễ mắc bệnh do muỗi truyền. Biện pháp tốt nhất là phòng chống bị muỗi đốt bằng nằm màn, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đặc biệt là nơi ẩm thấp, cống rãnh, chuồng trại gia súc... Cho trẻ uống đủ nước và nếu trẻ sốt cần đưa đi khám tại cơ sở y tế. Không tự mua thuốc điều trị tránh bị nguy hiểm tính mạng do điều trị sai hoặc chậm trễ.


Nhận biết và xử trí bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết:

- Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.

- Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.

- Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.

- Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).

- Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

Biến chứng

Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, phần lớn tự khỏi. Tuy nhiên, khoảng 1/4 số bệnh nhân có biến chứng sốc, xuất huyết tiêu hoá. Tỷ lệ tử vong ở những người bị biến chứng sốc là 2-3%.

Xử trí

Khi phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết, gia đình cần:

- Theo dõi sát.

- Cho trẻ uống nhiều nước (bất kỳ nước gì mà trẻ thích).

- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho uống thuốc hạ nhiệt như Paracetamol (tuyệt đối không dùng Aspirin vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu).

- Cần đưa trẻ đến viện ngay nếu thấy có dấu hiệu nặng như chảy máu cam, lừ đừ, kêu đau bụng.

- Nếu nhà xa, cần đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất. Tại đây, trẻ có thể được truyền dịch theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện sau.


Sốt xuất huyết ở trẻ em - Phòng chống và chăm sóc

TẠI SAO BỊ SỐT XUẤT HUYẾT? 

SXH là một bệnh  nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Dengue  gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn cái hút máu truyền siêu vi trùng từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Do đó trẻ bị sxh là do muỗi vằn cái chích

  ĐẶC ĐIỂM CỦA MUỖI VẰN

Muỗi nhỏ khoảng 5mm,màu đen,trắng có sọc ở chân và lưng(còn gọi là muỗi vằn).

Trứng nở sau 3-5 ngày, sạu 5-8 ngày lăng quăng thành muỗi và sau 2-3 ngày có thể truyền bệnh.Chỉ có muỗi cái đốt người.

Thường sống trong và quanh nhà. Muỗi cái đẻ trứng ở tất cả những nơi có nước sạch. Muỗi vằn thường đậu trên quần áo, màn, bàn, ghế, tủ và ít khi đậu ở tường.Muỗi đốt nhiều lần đến khi no, thường vào khoảng7-9 giờ sáng và 6-7 giờ chiều.Nhiệt độ thuận lợi chomuỗi phát triển là trên 26oC từ11-18 ngày.

Muỗi vằn có thể bay xa khoảng 250m và cao khoảng 2m có thể theo các phương tiện vận chuyển dichuyển đi các vùng khác nhau.Với khả năng đó muỗi vằn dễ dàng làm SXH tăng nhanh thành dịch.

VÌ SAO SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM? 

Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thểthành dịch

Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.

AI DỄ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT?

Trẻ em từ 1-15 tuổi đều có thể bị bệnh, nhiều nhất là lứa tuổi 5-9 tuổi. Đôi khi người lớn và trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng có thể mắc bệnh 

LÀM SAO BIẾT BỊ SỐT XUẤT HUYẾT?

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau: 

1Sốt cao liên tục trên 2 ngày.

2     Có một trong các dấu hiệu xuất huyết:

 --> SỐT CAO LIÊN TỤC 2 NGÀY TRỞ LÊNPHẢI ĐƯA ĐI KHÁM BỆNH VIỆN NGAY

LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT?

  Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh ngay.

- Hạ sốt bằng cách: cho uống thuốc paracetamol,lau mát bằng nước ấm.

- Uống nhiều nước( nước chín, nước trái cây, nước biển khô)

- Theo dõi thường xuyên và đưa trẻ đến BV ngay khi thấy các dấu hiệu sau: 

+ Lừ đừ,bứt rứt.

+Tay chân nhốp lạnh, Da nổi bông

+ Ói nhiều.

+ Đau bụng nhiều.

+Chảy máu bất thường

 KHÔNG NÊN :

- Cạo gió,cắt lễ.

- Uống thuốc Aspirine.

- Quấn kín,mặc quần áo dài tay khi sốt.

- Ăn uống kiêng cữ.

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT? 

1.Không để muỗi chích:

-Ngủ mùng kể cả ban ngày.     

-Mặc áo quần dài tay.

-Sử dụng nhang muỗi,thuốc xịt muỗi,vợt điện      

2. Diệt muỗi và lăng quăng:

- Đậy kín hồ,lu, dụng cụ chứa nước xử dụng và súc rửa thường xuyên.

(ST)


tại sao sốt xuất huyết gan lại to?
hơn 1 tháng trước - Thích
con tôi 5 tuổi sốt từ mồng 5 tháng 2 đến mồng 10 hết sốt nhưng 11 thang 2 .tôi thấy chân trái và phải phần mắt cá chân bị bầm tím sung quanh và sưng.chau kêu đau từ bắp chân trở xuống.hôm nay cháu lại xuất hiện nốt bầm tim trên 2 bàn tay và trên mấu tay .nó cũng sưng và đau .gia dinh rất lo vi ngày nghỉ tết không biết cho cháu khám ở đâu và cháu như vậy là do sao?xin hởi những lúc như thế này tôi phải làm sao và khám cho cháu ở đâu ?
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Tôi là Chiến ở p.tân biên tp biên hòa tôi xin hỏi.con tôi khi ngủ gáy hơi to.đi khám bác sĩ có noi.cổ họng cháu có cục avidan to.xin hỏi bác sĩ.vậy tôi phải làm jì.và để vậy lâu dài về sau có ảnh hưởng gì về sức khỏe cháu không.nếu nhờ đến bệnh viện.chi phí này là bao nhiêu.tôi chân thành cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Chỉ nên cắt amidan khi bé hơn một lần bị viêm amidan cấp, amidan nhiễm trùng và có mủ. Bé được bác sĩ chẩn đoán viêm amidan mãn tính, khó nuốt khi ăn, ngủ ngáy, khó thở và có khả năng ngừng thở khi ngủ vì amidan sưng quá to. Amidan viêm sưng tái phát nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe của bé (trên 5 lần/năm). Chỉ định cắt amidan phải được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa Tai – mũi – họng và bé cần phải được khám lâm sàng thật kỹ trước khi quyết định cắt amidan. Phẫu thuật cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản nhưng cũng có khá nhiều biến chứng tiềm ẩn bên trong vì khu vực amidan liên quan đến nhiều dây thần kinh quan trọng và thường ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Chi phí cắt khoảng >1tr
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
con em đã được hơn 4 tuổi, vừa rồi bị sốt cao co giật, bs khám nói bị sốt xuất huyết, nay đã đc 7 ngày, bé đã khoẻ hơn nhưng em k thấy nốt dỏ dưới da như nhiều bệnh nhân khác. vậy có ổn k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận