Bệnh suy thận nên ăn gì?

Người bị suy thận nên ăn gì thì tốt? Biểu  hiện của bệnh suy thận là gì?

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận

Người bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia… Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn.

Về nước uống, bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200-300 ml.

Những thức ăn nên hạn chế

- Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.

- Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.

- Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim….

Những thức ăn nên dùng

- Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang.

- Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.

- Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải.

- Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.

Các món ăn có lợi nhất:

- Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.

- Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.

- Bột sắn dây nấu chè.

- Bánh bột lọc.

- Khoai tây, khoai lang rán.

Lượng thực phẩm dùng trong một ngày

- Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ.

- Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.

- Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai lang, khoai sọ.

- Nước mắm 1 thìa.

- Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.

- Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g.

Người bệnh thận nên tránh ăn gì?

Những người mắc bệnh thận cấp, có tiền sử mắc bệnh thận không nên ăn khế, uống nước khế ép (nhất là khi đang đói); nếu lạm dụng có thể gặp nguy hiểm.

Năm 2006, tạp chí Nephrology của Mỹ có đưa tin một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận đã phát sinh phản ứng nguy kịch sau khi ăn khế, khiến chức năng thận giảm và dẫn đến tình trạng thận bị hỏng hoàn toàn. Năm 2009, một phụ nữ 76 tuổi người Hồng-kông mắc bệnh thận đã phải nhập viện với sự cố tương tự sau khi ăn 2 quả khế, gây buồn ngủ, nhịp tim đập nhanh. Hiện tượng thường gặp khi trúng độc khế là nấc (thể nhẹ), nôn mửa, suy nhược thần kinh, mất ngủ, thay đổi ý thức, co giật và huyết áp hạ vv...

Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia chuyên trị bệnh thận ở Bệnh viện Shijianzhuarg (Trung Quốc) nói về những loại thực phẩm nhóm người mắc bệnh thận không nên ăn.

Nguyên tắc chung

Những người mắc bệnh thận tránh ăn hải sản, thực phẩm chứa nhiều gia vị và chất gây kích thích như rượu bia, cay nóng và các loại thức ăn gây cảm ứng. Nên tránh tất cả các loại thực phẩm làm tăng nhiệt bên trong cơ thể. Những người mắc bệnh phù nề nên giảm ăn muối, những người không mắc chứng phù nên cũng nên hạn chế muối ăn. Riêng những người suy thận, tăng kali huyết cần tránh xa thực phẩm có hàm lượng kali cao. Bệnh nhân tiểu tiện máu (huyết niệu) và axit uric cao nên tránh ăn phủ tạng động vật.

Đối với đồ uống, thuốc lá và thuốc chữa bệnh:

- Chỉ nên uống một lượng nhỏ rượu bia, bệnh nhân suy thận nên tránh hẳn rượu.

- Chè có thể uống được nhưng chè đặc nên tránh. Đơn giản, những hợp chất có trong chè, nhất là caffein có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Trong số những loại chè thì chè xanh được xem là tốt nhất vì có hàm lượng caffein thấp, giàu polyphenol có tác dụng khử caffein và lợi tiểu.

- Không nên dùng cà phê vì nó có thể làm tăng huyết áp và cholesterol, làm xơ cứng động mạch và có hại cho thận.

- Tuyệt đối không được hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipit và gây co thắt động mạch. Tất cả những yếu tố này đều làm trầm trọng thêm cho bệnh gan và thận.

- Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc trong điều trị bằng liệu pháp hóa trị liệu, các loại thuốc kháng viêm steroid và các loại thuốc giảm đau , thuốc gây mê và các tác nhân làm co giãn tĩnh mạch.

Đối với các loại thịt:

- Nhóm người mắc bệnh thận mãn tính và suy thận không nên ăn thịt gà, bởi thịt gà giàu protein, nếu ăn quá nhiều sẽ tạo ra hiện tượng tăng urê huyết và gây suy thận.

- Không nên ăn thịt ngỗng

- Không nên ăn thận lợn vì nó giàu cholesterol và purin, nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây hiện tượng tăng lipit huyết và tăng axít uric-huyết, cả hai hiện tượng này đều làm cho bệnh thận thêm trầm trọng. Vì lý do trên những người mắc bệnh thận, đặc biệt là nhóm có hàm lượng mỡ máu cao cần tránh xa món ăn khoái khẩu này.

Nhóm hải sản cần tránh:

Cá sú vàng (yellow croaker),  cua, cá cơm, cá trích, sò..  là nhóm thực phẩm không có lợi cho người mắc bệnh thận, vì chúng có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng, tạo gánh nặng cho thận...

Hoa quả, trái cây cần tránh:

- Tránh ăn chuối vì chuối có hàm lượng natri cao, vì những người bệnh thận, phù nề, cao huyết áp cần hạn chế muối. Ăn chuối thường xuyên có thể tạo gánh nặng cho thận, gây bệnh viêm thận cấp hoặc mãn tính.

- Tránh ăn dưa hấu vì giàu hàm lượng kali.  Ở những người khỏe mạnh không có vấn đề gì nhưng những người mắc bệnh thận, suy thận có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.

- Đường và enzyme có trong dứa là thuốc lợi tiểu có lợi cho người viêm thận và cao huyết áp, nhưng nó lại giàu bromelain làm hòa tan hemaleucin và casein nên những người mắc bệnh thận không nên ăn quá nhiều dứa.

- Quýt là vị quả giàu vitamin C, làm tăng quá trình chuyển hóa vitamin C thành oxalate làm cho bệnh tình thêm nặng nên người bệnh thận không nên ăn quá nhiều quýt.

- Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu nên ăn thực phẩm mát không nên ăn lựu mặc dù nó rất tốt cho nhóm người khỏe mạnh.

Các loại rau cần tránh:

Gồm rau bina, gừng, măng tre. Ăn nhiều rau bina có thể làm tăng quá trình kết tinh muối trong ống nước tiểu. Bệnh nhân nhiễm trùng nước tiểu viêm bàng quang không nên ăn quá nhiều gừng. Măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Những người bị suy thận cũng nên tránh ăn đậu đỗ vì chúng rất giàu protein, làm tăng quá trình tiết protein qua đường tiểu.

Suy thận mãn phải hạn chế ăn đạm

Dinh dưỡng trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề điều trị bảo tồn suy thận mãn.

Mức độ hạn chế chất đạm tùy theo mức độ suy thận của bệnh nhân, trung bình khoảng 0,6g chất đạm/kg cân nặng/ngày.

Lượng đạm này nên được chia nhỏ thành 4 - 5 bữa ăn trong ngày và phải tính cả đạm động vật lẫn đạm thực vật. Nên chọn các loại đạm có giá trị sinh học cao, có nghĩa là phải cung cấp đầy đủ và cân đối 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể.

Loại đạm có giá trị sinh học cao là các loại trứng, sữa, thịt bò, thịt heo nạc. Bệnh nhân suy thận có thể áp dụng chế độ ăn chay có trứng và sữa.

Bệnh nhân suy thận có thể áp dụng chế độ ăn chay có trứng và sữa.

Khi thận đã bị suy không thể loại bỏ được lượng nước dư thừa gây giữ nước trong cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy hoặc nôn ói, cần cung cấp nhiều nước hơn.

Khi bệnh nhân bị sốt, có thể cung cấp thêm cho bệnh nhân 100ml nước mỗi khi cơ thể tăng thêm 1oC ngoài nhiệt độ nền là 37oC.

Ngược lại trong trường hợp bệnh nhân bị phù nhiều, lượng nước uống phải ít hơn, lúc này chỉ nên cung cấp còn khoảng 2/3 lượng nêu trên...

Bệnh nhân suy thận mãn nên áp dụng chế độ ăn nhạt, đặc biệt khi có phù, cao huyết áp, suy tim.

Muối chỉ cung cấp từ 1 - 2g/ngày (khoảng 1/3 thìa cà phê muối), không ăn nhiều bột ngọt, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa nhiều natri, hàm lượng natri tối đa cho phép trong khẩu phần phải nhỏ hơn 2.300mg mỗi ngày.

Người suy thận mãn phải tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều kali, đặc biệt là các loại trái cây nhiều kali như lựu, mít, cam, chanh, bưởi,  chuối, đào, nho, dâu, dừa, cam và nước cam ép, các loại dưa, quả mơ, kiwi.. cũng như các loại hạt trái khô như nhãn khô, vải khô, hạt điều, hạt dẻ, hạt đậu phụng, chocolate, cà phê...

Các loại rau quả tươi phần lớn đều chứa nhiều kali. Đặc biệt là các loại rau dền, rau muống, rau mồng tơi, nấm, củ cải trắng, đậu cove, su hào, khoai tây, cà chua, khoai lang.

Nếu muốn sử dụng các loại rau trên thì nên cắt nhỏ ngâm nước rồi đem luộc từ 2 - 3 lần mới ăn,  đồng thời bỏ nước luộc rau chỉ lấy xác.

Có thể sử dụng các loại ít kali như các loại rau quả họ bầu bí, susu, mướp, súp-lơ, bông cải xanh cũng như các loại trái cây ít kali như lê, quýt, vú sữa, dưa hấu, táo và nước táo ép, nước quất ép, mía, mận, dứa.

Hàm lượng kali tối đa mà bệnh nhân suy thận mãn có thể cung cấp là 1.500 - 2.000mg/ngày...

(ST)

than yeu an thit bo co tot ko
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Thịt bò là thịt đỏ rất giàu protein động vật. Đối với người bình thường giúp bổ máu và tăng cường sức khoẻ. Nhưng đối với bệnh nhân suy thận chúng tôi khuyên không nên sử dụng vì việc này làm tăng lượng protein trong máu. Khiến thận làm việc nhiều hơn việc này kích thích lượng reatenin trong máu làm bệnh trở nên trầm trong. Chào thân ái .
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Thịt bò chứa nhiều protein không tốt cho thận yếu. Nên hạn chế ăn thịt bò hoặc có thể thay thế bằng Tôm và đậu phụ
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Dang loc than nhan tao co an duoc sau rieng khong
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
tot nhat la ko nen an
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
e bj vjem gan sjeu vj b va bi suy than,vay e dag chua trj beh than bag thuoc bac co tac haj j cho gan ko
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
sao con nguoi nhiu benh tke
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh viêm gan B và suy thận(dạng tiêm và uống). Tuy nhiên, mọi chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân phải được bác sĩ đưa ra, vì thế bạn cần được khám và theo dõi định kỳ. Chữa trị viêm gan B là quá trình rất khó khăn, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ lâu dài giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Cho đến nay, chưa có kết quả nghiên cứu nào công bố về hiệu quả của thuốc Bắc đối với bệnh viêm gan B. Đối với việc chữa bệnh thận bằng thuốc Bắc có tác hại gì cho gan hay không, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ tư vấn tốt nhất. Chúc bạn chóng khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Em dang chay than nhan tao uong sua dau nanh co tot khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Không nên uống sữa đậu nành. Hàm lượng đạm rat cao, gay ton thuong than. Ng bi suy than mãn tính hạn chế ăn các laoij đạm thực vat ban a,,.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
tot
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
tai sao nguoi benh suy than man khong duoc an chuoi?
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
theo minh biet thi an chuoi khong tot cho nguoi suy than vi trong chuoi co rat nhiue kali va mot so chat khac khong co loi cho than
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
thức ăn cho người suy thận, cóp py cái này như thế nào.
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
con em bi u willm.phau thuat cat u va than phai,bay gio dang hoa tri va xa tri.nhung co the lai gay om 7,5kg.vay chau phai an uong nhu the nao de len can va nen kieng nhung thu gi de ko anh huong denh benh cua chau.Em xin cam on!
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Chẳng hiểu bài viết này kiểu gì, trên thì bảo nên ăn, dưới lại bảo ăn, dưới lại bảo OK nên hoặc ngược lại. Mẫu thuẫn nhiều chỗ,
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Mình cũng đang thắc mắc thế^^
hơn 1 tháng trước - Thích
Em gái em bị suy thận độ III bay giờ còn chữa khỏi được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
bai viet nhieu cho mau thuan
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
y hoc bay gio tien bo chac co the chua khoi
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
suy thận dộ 2 an bún co được không
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Ăn tốt mà bạn! Ăn thoải mái nếu thấy ngon miệng nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
nen an gi la tot nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
suy than do 2 co an dua muoi duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Ko pít sao thử vài phương pháp đã
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
suy than an cu cai duong duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
bệnh suy thận có ăn giá đỗ sào không
hơn 1 tháng trước - Thích
Bị suy thận có ăn chuối được không
hơn 1 tháng trước - Thích
mau thuan ghe.luc thi an dc luc thi ko an dc .nhu dua chuoi ggia do...
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Bài viết ý trên phản bác ý bên dưới. Nguồn này không tin đc
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Gửi hỏi đáp - bình luận