Bài thuốc chữa bệnh táo bón đơn giản hiệu quả cao
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi
Bệnh táo bón có nguy hiểm không?
Táo bón có thể xen kẽ với tiêu chảy. Dạng này thường là một trong những dấu hiệu thường thấy của hội chứng ruột kích thích (IBS). Cực điểm của táo bón nén chặt phân, tình trạng phân cứng trong trực tràng và chặn đường phân ra.
Số lần đi tiêu thường giảm dần theo tuổi. Ở 95% người lớn, mỗi tuần thường đi tiêu từ 3 đến 21 lần được coi là bình thường. Dạng thông dụng nhất là mỗi ngày đi tiêu một lần, nhưng dạng này chỉ gặp ở dưới 50% số người táo bón. Ngoài ra, hầu hết là không theo quy tắc nào và không đi tiêu mỗi ngày hay có cùng số lần đi tiêu giữa các ngày.
Theo ngôn ngữ y khoa, táo bón thường được định nghĩa là có dưới 3 lần đi trong một tuần. Táo bón nặng được định nghĩa đi tiêu dưới một lần mỗi tuần. Không có lý do y khoa nào cho thấy cần phải đi tiêu mỗi ngày một lần.
Khi khỏi nhà mà không đi tiêu trong 2 hoặc 3 ngày không gây ra khó chịu thể chất nào, trừ ra những lo lắng về tinh thần ở một số người. Trái với quan niệm của một số người là không có bằng chứng nào cho thấy “độc chất” tích tụ khi số lần đi tiêu ít hay táo bón lâu ngày dẫn đến ung thư.
Phân biệt táo bón cấp (mới khởi phát) với táo bón mạn tính (kéo dài) là rất cần thiết. Táo bón cấp cần được đánh giá khẩn cấp bởi có thể do nguyên nhân tiềm tàng bên dưới như mắc bệnh nặng nề (ví dụ u đại tràng).
Táo bón cũng cần đánh giá ngay lập tức nếu có kết hợp với các triệu chứng gây ra lo lắng như xuất huyết trực tràng, đau bụng và co thắt, nôn, buồn nôn, giảm cân tự phát. Trái lại, có thể không cần quan tâm đánh giá ngay lập tức thể táo bón mạn tính , đặc biệt nếu chỉ là những đánh giá đơn thuần làm giảm đau.
Các nguyên nhân thường gặp gây bệnh táo bón:
Thuốc
Nguyên nhân thường gây táo bón được tìm thấy là do thuốc. Các nguyên nhân tác dụng do thuốc bao gồm:
- Các thuốc giảm đau gây nghiện như codeine (Ví dụ Tylenol #3), oxycodone (ví dụ như Percocet), hdrophormone (Dilaudid)
- Các thuốc chống trầm cảm như amitriptylene (Elavil) và imipramine (Tofranil).
- Các thuốc chống động kinh như phenytoin (Dilantin) và carbamazepine (Tegretol).
- Sắt bổ sung.
- Các thuốc chặn kênh calci như diltiazem (Cardizem) và nifedipine (Procardia).
- Các thuốc antacid có chứa nhôm như Amphojel, phosphalugel và Basaljel
Ngoài danh sách ở trên, còn nhiều thuốc khác có thể gây táo bón. Vài xử trí đơn giản đối với những những nguyên nhân gây táo bón do thuốc như chế độ ăn nhiều chất xơ thường có hiệu quả, và không cần thiết phải ngưng dùng thuốc.
Nếu những xử trí này không hiệu quả, có thể cần thay thế bằng thuốc ít gây táo bón hơn. Ví dụ, thuốc kháng viêm không steroid có thể thay thế cho các thuốc giảm đau an thần. Hơn nữa, có thể thay thế amitriptylene và imipramine bằng một trong những thuốc mới và ít gây táo bón hơn (như fluoxetine hay Prozac).
Thói quen
Phản xạ đi cầu có thể điều chỉnh được theo ý muốn. Có nghĩa là một người bình thường có thể ngăn cảm giác thúc bách muốn đi tiêu. Dầu vậy, ngăn cảm giác đi tiêu thường xuyên sẽ dẫn đến mất cảm giác thúc bách và dẫn đến táo bón.
Chế độ ăn
Chất xơ rất quan trọng để duy trì phân to, mềm. Do đó, các chế độ ăn ít chất xơ có thể gây táo bón. Nguồn chất xơ tự nhiên tốt nhất là trái cây, rau và các loại hạt.
Thuốc nhuận tràng
Một trong những nguyên nhân nghi ngờ gây táo bón nặng là lạm dụng các chất kích thích nhuận tràng (như cây keo, dầu thầu dầu, và vài loại thảo mộc). Sử dụng chất kích thích đại tràng làm xuất hiện chu kỳ bất thường, sau đó tổn thương có thể gây táo bón và phải cần dùng lượng chất kích thích nhuận tràng nhiều hơn nữa.
Kể từ đó, người ấy chỉ đi tiêu được khi sử dụng chất kích thích nhuận tràng. Cần giới hạn sử dụng các chất kích thích nhuận tràng do mối liên quan với tổn thương đại tràng lâu dài. Các loại chất nhuận tràng khác không gây nên tổn thương này.
Thuốc chữa táo bón cho người lớn.
Thuốc chữa táo bón cho người lớn.
Thuốc hút nước vào lòng ruột: Do uống ít nước, nước lại được cơ thể hấp thu nên trong lòng ruột có ít nước, phân ít nhưng khô cứng, vón lại, khó thải ra, nếu cố rặn ra được thì thấy có máu (do làm rách hậu môn). Lúc này cần dùng các chất kéo nước vào lòng ruột, giữ nước tại đó, làm cho phân mềm nhão, ra dễ dàng. Nhóm này có các thuốc:
Magie sulfat ngậm nước: Hút nước vào ruột, làm nhuận tràng. Dạng ngậm nước (MgSO4, 7H2O) có tinh thể hình lăng trụ, không màu, vị hơi chát đắng, mát, dễ mất nước trong không khí khô trở thành dạng khan (MgSO4), bột vụn.
Sorbitol: Có tính lợi mật, tăng tiết mật, dẫn tới tăng ngấm nước vào chất chứa trong ruột, làm nhuận tràng. Không dùng cho người viêm đại tràng, tắc ruột, đau bụng chưa rõ lý do.
Macrogol: Là một nhóm chất có phân tử lượng lớn, tên mỗi chất riêng có ghi kèm thêm số phân tử lượng (ví dụ macrogol-4000). Nó hút nước vào đường ruột, làm nhuận tràng. Thuốc forlax, mỗi gói chứa 10g macrogol-4000 dùng nhuận tràng. Thuốc fortrans mỗi gói có 64g macrogol-4000 và 5,7g natrisufat, dùng thụt rửa trước khi chụp Xquang. Thuốc cũng không dùng cho người viêm đại tràng, tắc nghẽn ruột, đau bụng chưa rõ lý do.
Thuốc tăng thể tích phân: Dùng loại chứa nhiều chất xơ. Khi vào ruột, các chất này hút nước, trương nở, tăng thể tích phân ở trực tràng tạo ra sự kích thích tự nhiên, làm cho người bệnh muốn và đi ngoài dễ dàng. Nếu không uống kèm đủ nước, thuốc sẽ không có hiệu lực mà còn có thể gây tắc ruột. Nhóm này có các thuốc:
Thạch (agar- agar): Dùng thạch hay rau câu (một loại chứa thạch) nấu với nước cho thạch hay rau câu trương nở hết, rồi ăn.
Normacol: Là chất nhầy thiên nhiên có tính chất hút và giữ nước cao, dùng dưới dạng cốm (hộp 375g), khi dùng thuốc chú ý uống đủ nước. Không dùng cho người hẹp ống tiêu hóa, viêm đại tràng, tắc ruột.
Thuốc gây kích thích: Dùng các chất gây kích thích, làm tăng nhu động ruột, tăng khả năng lưu thông thức ăn. Thuốc thường dùng: Bisacodyl: biệt dược: bisalaxyl (Việt Nam), contalax, ducolax (Pháp): gây kích thích làm tăng vận động kết tràng, tăng tiết nước, làm nhuận tràng. Dùng viên 5mg (uống) hay thuốc đạn (nhét hậu môn). Thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim (xoắn đỉnh) khi dùng chung với một số thuốc tim mạch, huyết áp. Không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Thận trọng với người ruột dễ bị kích thích (vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa). Không dùng dạng viên uống cho người viêm đại tràng, tắc ruột.
Thuốc làm trơn phân: Dùng chất dầu khoáng (như dầu paraphin). Chất này
sẽ bao lấy phân làm cho phân trơn dễ đi ngoài. Cũng có loại chứa glycerol (biệt
dược: rectiofar) hay chứa docusat (biệt dược: norgalat) nhưng đều dùng dưới
dạng thụt vào trực tràng, khó dùng ở nhà.
Khi bị táo bón cần ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, tăng cường vận động. Nếu làm như vậy mà không cải thiện được mới dùng thuốc. Tránh dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ nhỏ.
(ST)