Tử vi trọn đời tuổi Nhâm Thân nam mạng
Tuổi Nhâm Thân hợp với tuổi nào?
Tính cách người tuổi Thân qua các năm
Thần kinh mệt mỏi và mất tập trung là những dấu hiệu của bệnh suy
thận mạn Suy thận mạn là tình trạng diễn tiến suy chức năng thận rất
chậm. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tiểu đường, cao huyết áp hoặc
viêm cầu thận cấp. Cần kiểm soát huyết áp, đường huyết và chế độ ăn hạn
chế đạm để khống chế bệnh.
Các triệu chứng lâm sàng: ban đầu người
bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó là chán ăn,
buồn nôn, nôn ói... Để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch, như viêm
màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp.
Đồng
thời, người bệnh sẽ bị thiếu máu và dễ đông máu, thần kinh mỏi mệt, mất
tập trung, mất ngủ, lú lẫn bị hôn mê. Bệnh còn dẫn đến những thay đổi về
nội tiết như giảm testosterone, ít tinh trùng, vô sinh, rối loạn cương
và đồng thời gây loãng xương, gãy xương bệnh lý.
Nguyên nhân
gây suy thận mạn: gồm các bệnh gây tổn thương thận như: cao huyết áp,
suy tim, hội chứng tắc nghẽn sau thận kéo dài, dị dạng hệ niệu, các bệnh
lý tại thận như viêm vi cầu thận mãn, bệnh lý mạch máu thận và đái tháo
đường.
Cách điều trị suy thận mạn:
Nội khoa:
- Cần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như buồn nôn, rối loạn
tiêu hóa, thiếu máu..., kiểm soát huyết áp, đường huyết, và chế độ ăn
hạn chế đạm.
- Cần loại bỏ chất độc thận bằng cách:
Lọc máu ngoài thận: Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai
đoạn cuối, với hội chứng Urê huyết cao và độ thanh thải
Creatinin<10ml/phút đều phải được chỉ định lọc máu ngoài thận.
Ngoài ra, chỉ định lọc máu ngoài thận còn có thể áp dụng cho những trường hợp cấp cứu như:
+ Tăng potassium máu, điều trị nội khoa không cải thiện.
+ Toan chuyển hóa.
+ Quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo
và thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc
người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo...
Ghép thận: Đây là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
Nếu bạn có bất kể triệu chứng nào kể trên, bạn cần đến gặp bác sỹ để bác sỹ sẽ kiểm tra cẩn thận hơn và xét nghiệm chức năng thận cho bạn.
Thông
thường, bệnh thận thường không có nhiều dấu hiệu, nhưng nếu bạn có bất
kỳ dấu hiệu nào trong số dấu hiệu đã kể trên, bạn phải đến gặp bác sỹ để
xem xét cẩn thận hơn. Hãy ghi lại các dấu hiệu mà bạn đã có, theo dõi
và đưa cho bác sỹ. Hãy tìm hiểu nhiều thông tin hơn để loại trừ bệnh và
nếu có bị bệnh, khi được phát hiện sớm, bạn có thể thực hiện các cách
làm chậm tiến trình phát triển bệnh.
Làm gì để làm chậm tiến trình phát triển bệnh?
Có rất nhiều cách để làm chậm tiến trình phát triển bệnh hay ngăn chặn không để xảy ra suy thận mãn, đặc biệt là khi bệnh mới bị ở giai đoạn đầu. Những cách đó bao gồm:
Có hai loại thuốc huyết áp làm giảm hoạt động của Angiotensin (là proâtein trong máu, enzyme này làm tăng sản sinh andosterone từ vỏ thượng thận), là một chất có thể làm tăng quá trình phát triển bệnh thận. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc chữa huyếtáp ACE vàARBs có thể giúp làm chậm tiến tình phát triển bệnh thậnở bệnh nhân tiểu đường, kể cả khi họ không bị huyếtáp cao. Tên phổ biến của loại thuốc này làcaptopril, enalapril, và lisinopril. Một số loạiARBs phổ biến là losartan, candesartan, và valsartan.
Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát đường huyết chặt chẽ là cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh thận.
Bạn có thể phải tiêm insulin thường xuyên hay dùng thuốc. Hãy hỏi bác sỹ cụ thể và theo sát phác đồ điều trị.
Ở một vài trường hợp, bệnh thận có thể được chữa khỏi. Nếu bạn có một bất thường làm cản dòng chảy của nước tiểu, phẫu thuật có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bạn bị viêm nhiễm đường tiết niệu, dùng kháng sinh sẽ khỏi.
Nếu tổn thương do ảnh hưởng bởi các loại thuốc do bác sỹ kê đơn hay do bạn tự mua thuốc uống, bác sỹ có thể cho bạn những loại thuốc khác ít ảnh hưởng đến thận. Nếu bạn bị bệnh thận và cần phải uống kháng sinh, bạn có thể nói với bác sỹ và bác sỹ sẽ cho đơn thuốc không ảnh hưởng đến thận của bạn.
Một vài bệnh, như viêm thận, viêm tiểu cầu, lupus có thể làm tổn thương thận khi hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mạnh và viêm nhiễm xuất hiện. Ở một vài trường hợp, có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh bằng cách kiểm soát hệ miễn dịch với steroid hoặc/và một số loại thuốc khác.
Hút thuốc làm yếu tố nguy cơ cao và càng đẩy nhanh tiến tình phát triển bệnh, vì vậy cần bỏ thuốc lá ngay nếu bạn đang hút thuốc. Tránh dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein và phốt-pho.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn kiêng và một số loại thuốc có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh, ví dụ như:
Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp bạn giảm nguy cơ bệnh, như là giảm béo, tập thể dục đều đặn, giữ đời sống cân bằng, ăn nhạt, không uống các đồ uống có cồn.
(ST)