Lá mãng cầu: Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, thấp khớp
Tác dụng chữa bệnh của quả mãng cầu: trị viêm loét thấp khớp
Triệu chứng của bệnh thấp khớp
Lá xương sông chữa bệnh thấp khớp
Cách điều trị bệnh thấp khớp bằng một số bài thuốc thông dụng
- Axit béo hệ Omega-3: Axit này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả: khớp bớt cứng và ít đau hơn. Những loại cá giàu axit béo hệ Omega-3 gồm: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Bên cạnh đó, dầu cá có thể loại bỏ tình trạng cứng khớp buổi sáng và làm giảm số lần đau khớp ở những bệnh nhân viêm khớp mạn tính. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, bổ sung dầu cá mỗi ngày có thể giúp nhanh lành các tổn thương dây chằng nhờ vào sự thúc đẩy hình thành các tế bào mới cho các vùng bị tổn thương và nhờ vào sự thúc đẩy nhanh sự tổng hợp chất tạo keo. Tuy nhiên, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá liều cao như trên vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu (nhất là khi nhổ răng hay tiểu phẫu). Axit béo hệ Omega-6 GLA: Là axit có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh các chất prostaglandin gây chứng viêm. Hai công trình nghiên cứu cũng đã cho kết quả hứa hẹn với liều 1-3g/ngày. Tuy nhiên, không dễ tìm ra nguồn GLA. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA, nhưng giá khá cao. Ở VN, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400mg tảo khô (tên biệt dược Linaforce). Theo lời khuyên của Ripley Fox- những người đầu tiên giới thiệu tảo Spirulina cho VN, người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô mỗi ngày (tương đương 90mg axit GLA). Các vitamin Bác sĩ Nguyễn Lân Đính cho biết, tác dụng kháng oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (còn gọi là tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương- khớp. Một công trình nghiên cứu mới đây cũng chứng minh khả năng làm chậm sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương với hàm lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày. Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Còn beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có tác dụng tương tự. Như vậy, vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp. Thực phẩm giàu a-xít béo omega-3 Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những ai thường ăn cá chứa nhiều dầu dường như ít bị viêm sưng khớp và ít đau đớn hơn so với những người không ăn cá. Có thể do các a-xít béo omega-3 trong cá nhiều dầu giúp kích thích sản sinh resolvin - một loại chất béo có đặc tính chống viêm sưng. Đây quả là tin vui cho những người bị viêm khớp xương mạn tính. Thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa Các nhà nghiên cứu từng có thời gian dài nghi ngờ rằng, các phân tử gốc tự do - vốn là các phân tử không ổn định tấn công tế bào khỏe mạnh - góp phần gây viêm khớp. Và nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản đã khẳng định điều này. Theo đó, các phân tử gốc tự do phá hoại khả năng duy trì và phục hồi của sụn. Những ai bị viêm khớp có xu hướng có nhiều phân tử gốc tự do hơn và do đó, họ cần bổ sung các chất chống ô-xy hóa nhiều hơn, đặc biệt là vitamin C và beta-carotene, từ thực phẩm. Vitamin C có nhiều trong cam, quả kiwi, và zeaxanthin - một chất chống ô-xy hóa - được tìm thấy trong các loại rau xanh rậm lá cũng giúp giảm nguy cơ bị viêm khớp. Nước ép từ quả lựu Bạn bị đau đầu gối, và cả tay, hông? Hãy thử dùng nước ép lựu vì loại nước này chứa nhiều chất chống ô-xy hóa, có đặc tính chống viêm sưng. Nước ép lựu thật sự giúp bảo vệ sụn, theo các chuyên gia. Sau khi thêm một ít chất chiết xuất từ quả lựu lên các mẫu mô sụn bị mòn, hư hỏng do viêm khớp, các nhà nghiên cứu tại Đại học Case Western Reserve (Mỹ) nhận thấy rằng: nước lựu ép giúp giảm lượng hóa chất gây viêm sưng ở sụn. Gia vị chống viêm Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được nhiều gia vị chống viêm. Gừng và nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin, có tác dụng ức chế các loại enzym và protein kích thích chứng viêm sưng. Nhiều nghiên cứu cho kết quả, gừng và nghệ giúp giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp; chứa nhiều chất chống ô-xy hóa giúp trì hoãn các tổn hại ở sụn và xương do chứng viêm khớp gây ra. Trà xanh Một số cuộc nghiên cứu ở động vật cho thấy, trà xanh có thể giúp ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng viêm khớp. Và theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Mỹ, phụ nữ uống hơn 3 tách trà xanh mỗi ngày giảm được 60% nguy cơ mắc bệnh viêm khớp so với phụ nữ không uống trà. Ăn uống hợp lý sẽ giúp ta kiểm soát được sự tấn công của bệnh tật và người bệnh thấp khớp cũng không ngoài quy luật ấy. Bắp cải Loại rau này giống như một chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp. Thành phần bắp cải lại giàu vitamin C, K và đặc biệt, ăn nhiều bắp cải giúp da đẹp hơn mà không hề sợ tăng cân vì bắp cải chứa rất ít năng lượng. Hơn thế, chất sunfua có trong bắp cải do có tác dụng chống nhiễm khuẩn và tăng lượng enzim chống ôxy hoá, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải độc của gan nên cũng tốt cho người bệnh thấp khớp. Cà chua Cà chua tốt cho người bị thấp khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoit chống ôxy hoá. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với cà chua xanh vì trong thành phần của nó có chứa solanin- một ancaloit tương đối độc. Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày thực sự rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn đấy! Tỏi Tỏi là nguồn bổ sung tự nhiên hydro sunfua có tác dụng chống ôxy hoá và tăng cường sự lưu thông máu. Trong thành phần của tỏi còn rất giàu kali, các nguyên tố vi lượng, vitamin và i-ốt. Để bảo toàn cao nhất những tính năng tuyệt vời của tỏi, theo các chuyên gia, nên nghiền tỏi trước và để khoảng 15 phút trước khi cho vào nấu (mục đích giúp tạo ra các phản ứng enzym để tăng cường các hợp chất có tác dụng tốt đối với sức khoẻ trong tỏi). Các loại rau thơm Với các thành phần chống ôxi hoá, các loại rau thơm như hành, húng, mùi tây được khuyên dùng thường xuyên trong bữa cơm hàng ngày. Cà rốt, rau diếp cũng là những thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh thấp khớp. 6 nhóm thực phẩm dưới đây được xem là đầu bảng tốt cho người bệnh thấp khớp. Sau nhiều nghiên cứu, nhóm chuyên gia dinh dưỡng ở ĐH Pittsburgh (Mỹ) đã phát hiện thấy, thực phẩm không thể chữa khỏi bệnh thấp khớp nhưng nó lại có tác dụng giảm đau và giúp con người dễ chịu, trong đó 6 nhóm thực phẩm dưới đây được xem là đầu bảng. Cá béo Cá béo hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào giàu axít béo Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá trích, đậu nành, hạt lanh, dầu thực vật, dầu bí ngô đều tốt cho người bệnh thấp khớp. Sở dĩ mỡ Omega-3 tốt là do nó làm giảm quá trình sản xuất các loại hoá chất gây viêm nhiễm, xưng khuỷu khớp, ức chế các loại enzymnes làm tăng bệnh. Ngoài ra, cá béo còn chứa nhiều Vitamin D, làm giảm tấy đỏ và giúp người bệnh dễ chịu hơn. Theo nghiên cứu mang tên WHS thực hiện ở 30.000 phụ nữ trong 11 năm phát hiện thấy, những người dùng 200 đơn vị quốc tế (IU) tức khoảng 3 aoxơ cá mòi/ngày giảm được 33% khả năng phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp so với nhóm không ăn cá này. Ngoài ra, có thể uống hai cốc sữa có hàm lượng chất béo thấp cũng có thể cung cấp 200 IU/ngày nếu không ăn cá béo. Nên tắm nắng mỗi ngày 10-15 phút cũng có tác dụng tích cực. Dầu ôliu Dầu ôliu giàu hợp chất Oleocanthal ngăn chặn các enzyme tham gia vào quá trình gây viêm nhiễm. Theo nghiên cứu do Trung tâm Hoá sinh Philadelphia, Mỹ thực hiện, trung bình cứ 3 thìa cà phê dầu ôliu có tác dụng tương tự 1 liều thuốc Ibuprofen. Như vậy, tuy lượng dùng rất nhỏ nhưng giá trị lại rất lớn, ngoài ra 1 thìa cà phê dầu ôliu còn có chứa tới 119 calo. Có thể ăn bằng cách cho vào xa lát, bơ, bánh mì..., mỗi ngày ăn 1 thìa cà phê. Ớt ngọt, quả chua và trái cây giàu Vitamin C Vitamin C có tác dụng bảo vệ callagen, một thành phần chính của sụn, nếu thiếu thành phần này sụn sẽ yếu và rủi ro gia tăng bệnh rất cao. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada được thực hiện ở 1.317 đàn ông dùng 1.500mg Vitamin C/ngày bằng ăn uống đã giảm được tới 45% rủi ro mắc bệnh gút (một dạng của bệnh thấp khớp) so với nhóm dùng 250mg/ngày. Trường hợp mắc bệnh viêm xương khớp (Osteoarthritis) thì không nên lạm dụng Vitamin C liều cao (từ 1.500-2.500mg/ngày) kéo dài từ 8 tháng trở lên. Để mang lại lợi ích cao nhất nên dùng từ 200-500mg/ngày. Nên tăng cường thực phẩm giàu Vitamin C (tốt hơn là dùng thuốc bổ), các loại rau như bông cải, xúp lơ có chứa hợp chất indole 3-carbinol còn có tác dụng hạn chế rủi ro mắc bệnh ung thư đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ. Hành tỏi Kể cả hành ta, hành tây, tỏi ..., đều tốt cho người thấp khớp bởi giàu quercetin, chất chống ôxi hoá rất tiềm ẩn, có tác dụng ức chế các hoá chất gây viêm nhiễm, giống như tác dụng của thuốc aspirin và Ibuprofen. Ngoài hành tỏi, có thể ăn các loại thực phẩm khác như cải xoăn, cà chua, đào, táo... cũng rất giàu hàm lượng quercetin có lợi cho người mắc bệnh khớp. Mỗi ngày nên ăn khoảng nửa bát thực phẩm giàu quercetin sẽ mang lại lợi ích tích cực nhất. Quả anh đào đỏ (Tart Charries) Theo một nghiên cứu mới đây do các chuyên gia ĐH Michigan, Mỹ thực hiện trên động vật thì các chế phẩm từ quả anh đào (ở Việt Nam còn ít phổ biến, chủ yếu là nhập ngoại) có tác dụng giảm được tới 50% khả năng gây viêm nhiễm, còn ở người là 56%, nhất là nhóm mắc bệnh viêm xương khớp sau khi dùng viên nhộng được chiết xuất từ loại quả này trong thời gian 8 tuần. Lợi thế chính có trong quả anh đào đỏ là anthocyanins, chất tạo màu làm cho quả có màu khác với các loại quả khác. Nói cách khác đây là chất chống ôxi hoá tốt cho cơ thể. Mỗi ngày nên ăn 1/2 bát anh đào ở dạng tươi, lạnh đông, sấy khô hoặc đóng hộp, hoặc 8 aoxơ (240 gam) nước ép từ loại quả này. Chè xanh Theo rất nhiều nghiên cứu thì chè xanh giàu chất chống ôxi hoá có tác dụng giảm đau cho bệnh thấp khớp, đặc biệt là hợp chất có tên là epigallo catechin - 3 gallate (EGCG) có tác dụng hạn chế đau xương nên giúp cho người bệnh dễ chịu. Mỗi ngày nên uống 3-4 cốc nước chè xanh, nên hạn chế đồ uống giàu caffein. Chè xanh là sản phẩm có sẵn, rẻ tiền, giàu Vitamin, dưỡng chất và nhiều lợi ích khác cho con người và cho người mắc bệnh thấp khớp nói riêng. Ngoài 6 nhóm thực phẩm nên dùng nói trên, những người mắc bệnh thấp khớp nên hạn chế 3 nhóm thực phẩm không có lợi. Một, thực phẩm từ động vật có vỏ, thịt đỏ, nhất là những người mắc bệnh gout vì nó làm tăng axít uric máu, gây đau. Hai, các loại dầu hướng dương, dầu ngô và dầu đậu nành bởi giàu axít Omega-6, làm tăng viêm nhiễm. Ba là thực phẩm giàu đường, thủ phạm gây viêm nhiễm rất mạnh. Chưa hết, đường còn gây nhiều hiểm hoạ khác như tăng cân do giàu calo, làm tăng trọng lượng đè lên các khuỷu khớp, gây đau và gây biến dạng sụn.
Những cách giúp giảm đau khớp Bạn luôn cảm thấy đau đầu, đau cổ và đau lưng sau khi rời khỏi giường? Đó có thể là do bạn đã ngủ không đúng tư thế. Báo The Times of India dẫn lời các nhà khoa học cho biết, một số thói quen ngủ sau đây có thể giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ vẹo cổ, đau lưng... Đó là:
Nếu bạn ngủ ở tư thế nằm ngửa, hãy kê một cái gối nhỏ dưới đầu gối. Nếu bạn nằm nghiêng, tránh nằm ở tư thế gập như bào thai. Nếu nằm sấp, hãy kê gối phía dưới cơ thể bạn để giảm sức ép cho đầu và cổ. Ngoài ra, hãy có chế độ ăn uống khỏe mạnh để giảm nguy cơ bị viêm khớp. Hãy uống một tách trà xanh mỗi ngày vì thức uống này rất tốt cho sụn xương. Bạn cũng nên hình thành thói quen ăn một tô xà lách trộn (salad) trước khi dùng bữa chính. Cách này rất hữu ích cho tay và đầu gối của bạn. Tự dùng thuốc thấp khớp: vô cùng nguy hiểm ! Thông tin một nữ bệnh nhân 61 tuổi bị đau khớp cổ tay suýt mất cả bàn tay vì lạm dụng thuốc tiêm khớp, một lần nữa cảnh báo người bệnh về những hiểm hoạ khi tuỳ tiện dùng các thuốc trị bệnh khớp không theo chỉ định bác sĩ, hoặc theo chỉ định của những thầy thuốc không đúng chuyên khoa. Điểm mặt thuốc có nguy cơ Hiện nay thuốc thấp khớp trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, nhiều thuốc gây tác dụng phụ, do đó bệnh nhân phải hết sức cẩn thận khi sử dụng. Trước tiên là loại có chứa corticoide gồm các chất prednisolone, dexamethasone (dexa) hay beta-methasone... Thuốc này được sử dụng rất phổ biến, dùng nguyên trạng hay pha vào các loại thuốc tễ, thuốc viên của thuốc bắc hay thuốc nam dùng trị phong thấp. Do chứa corticoid nên các thuốc này giúp giảm đau rất nhanh nhưng tác dụng không lâu, do đó phải sử dụng liên tiếp và kéo dài, nếu ngưng thuốc bệnh nhân sẽ đau lại. Ngoài ra khi sử dụng lâu dài, bệnh nhân sẽ bị phụ thuộc vào thuốc, không uống sẽ thấy người bải hoải, ăn ngủ không ngon, bị béo phì (do giữ nước), mặt và ngực tròn, trong khi tứ chi bị teo nhỏ do teo cơ, có thể bị loãng xương, xương dễ gãy và cuối cùng là bị biến chứng tiểu đường.
Loại thuốc thứ hai là nhóm kháng viêm không steroid. Nhóm này gồm nhiều chủng loại do các gốc hoá học khác nhau. Loại kháng viêm không steroid cổ điển gây nhiều tác hại trên đường tiêu hoá như làm viêm loét nặng hơn, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng gây tiêu chảy; tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu. Gần đây, các nhà nghiên cứu dược đã tìm ra nhóm kháng viêm không steroid ức chế chuyên biệt COX-2 ít gây hại hơn trên gan, thận và nhất là trên đường tiêu hoá. Tuy nhiên những bệnh nhân có tiền căn viêm loét dạ dày tá tràng, các rối loạn về chức năng gan, thận và đông máu vẫn phải hết sức cẩn thận khi dùng. Không sử dụng bừa bãi Do thuốc điều trị thấp khớp có nhiều tác dụng phụ, vì vậy không nên sử dụng bừa bãi, nhất là ở những người có nguy cơ cao như trên 60 tuổi, bệnh nhân có rối loạn đông máu, rối loạn chức năng gan thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 13 tuổi. Mặt khác, bệnh thấp khớp gồm nhiều bệnh khác nhau, hơn 50 bệnh: viêm khớp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, lao khớp... tuy đều bắt đầu với triệu chứng đau nhức khớp nhưng mỗi loại có chỉ định điều trị riêng. Để chẩn đoán chính xác bệnh, có khi cần làm thêm các xét nghiệm máu, X-quang khớp, chọc dịch khớp, sinh thiết màng hoạt dịch… Do đó, khi bị đau ở các khớp, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được chẩn đoán chính xác. Không nên tự điều trị dẫu bằng thuốc tây, thuốc bắc, thuốc nam hay các thuốc gia truyền, bởi dễ gây biến chứng khôn lường, lúc đó việc điều trị bệnh và nhất là điều trị các biến chứng sẽ khó khăn, tốn kém và thời gian sẽ kéo dài hơn. |