Bệnh thiếu máu (biermer) là gì? Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu. Triệu chứng của bệnh thiếu máu là gì? Phòng ngừa và chữa trị thiếu máu như thế nào?
Hội chứng thiếu máu
1. Đại cương.
1.1. Định nghĩa:
Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố (HST) và số lượng
hồng cầu (HC) trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô
tế bào trong cơ thể, trong đó giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng
nhất.
Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: thiếu máu xẩy ra khi mức độ huyết
sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ
mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống. Bởi vậy, thực chất
thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành. Số
lượng hồng cầu và hematocrit là một chỉ số phản ánh không trung thành
của thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố trung bình của mỗi hồng cầu, thể
tích trung bình của hồng cầu dễ thay đổi theo tính chất thiếu máu và do
những tác động của những yếu tố khác, ví dụ: tình trạng cô đặc máu
(trong mất nước do ỉa lỏng, nôn, bỏng), hoặc máu bị hoà loãng...
Thiếu máu là một hội chứng hay gặp trong nhiều bệnh, nhất là các bệnh về
máu. Chẩn đoán hội chứng thiếu máu, phân loại và tìm nguyên nhân phải
dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, nhưng chủ yếu và quyết
định phải dựa vào các xét nghiệm.
1.2. Một số đặc điểm về sinh lý hồng cầu và huyết sắc tố:
Hồng cầu là những tế bào không nhân, xem tươi như những chiếc đĩa
lõm hai mặt, màu vàng rạ. Trên phiến kính nhuộm giemsa thấy hồng cầu
hình tròn, màu hồng, ở giữa nhạt hơn.
Kích thước: đường kính 7-7,5
micromet , dày 2,3
micromet.
Thể tích 90-100 m
3.
Đời sống trung bình: 100-120 ngày.
Nơi sinh sản: tủy xương.
Nơi phân hủy: hồng cầu già bị phân hủy chủ yếu tại lách, tủy xương,
gan. Hàng ngày có khoảng 0,85-1% tổng số hồng cầu (HC già) bị phân hủy
(huyết tán sinh lý) và một tỷ lệ tương tự hồng cầu trẻ được sinh ra để
thay thế.
Nhiệm vụ cơ bản của hồng cầu là vận chuyển oxy tới các tổ chức thông qua vai trò của huyết sắc tố chứa trong hồng cầu.
Huyết sắc tố được cấu tạo bởi heme có chứa sắt và 4 chuỗi globine giống
nhau từng đôi một (2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta). Tính chất hoá học
chủ yếu của nó là có khả năng kết hợp hai chiều với phân tử oxy, vì thế
nó đóng vai trò vận chuyển oxy tới tổ chức.
2. Triệu chứng lâm sàng.
2.1. Triệu chứng cơ năng:
+ Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế
hoặc khi gắng sức. Có thể ngất lịm nhất là khi thiếu máu nhiều.
+ Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay
cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.
+ Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim.
+ Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng hoặc táo bón.
2.2. Triệu chứng thực thể:
+ Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; có thể kèm theo vàng da, niêm mạc
nếu thiếu máu huyết tán; có thể kèm theo xạm da, niêm mạc, nếu thiếu
máu do rối loạn chuyển hoá sắt. Chú ý khám da ở vị trí da mỏng, trắng
như mặt, lòng bàn tay...khám niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng....màu
sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.
+ Lưỡi : màu nhợt, có thể nhợt vàng trong huyết tán, bự bẩn trong thiếu
máu do nhiễm khuẩn, lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer.
Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng,
(thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc). Ngoài ra cần chú ý các
nốt chảy máu ở lưỡi trong các bệnh xuất huyết, vết nứt, rộp loét, rách
hãm lưỡi trong các trường hợp thiếu vitamin (B
2, PP...).
+ Tóc rụng, móng tay giòn dễ gẫy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có
khía, bở, dễ gãy, đặc biệt hay gặp trong thiếu máu thiếu sắt mạn tính.
+ Mạch nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu thiếu máu, thường nghe rõ ở
giữa tim, có thể nghe thấy ở mỏm tim, là tiếng thổi cơ năng do máu loãng
gây ra. Thiếu máu lâu có thể dẫn đến suy tim.
3. Triệu chứng xét nghiệm.
3.1. Xét nghiệm máu:
+ Số lượng HC: người Việt Nam bình thường có số lượng hồng cầu trong khoảng 3,8 - 4,5 T/l. ở Nữ thấp hơn ở nam.
Nếu HC dưới 3,8 T/l là thiếu máu.
Nếu HC trên 5,5 T/l là đa hoặc.
+ Hình thái hồng cầu: thường người ta quan sát hình thái HC trên phiến
kính nhuộm giemsa, tại những vị trí HC trải đều không chồng chất lên
nhau. Bình thường HC hình tròn màu hồng, ở giữa hơi nhạt hơn.
Trong bệnh lý thiếu máu có thể thấy :
- Hồng cầu nhạt màu, hình nhẫn, HC bóng ma trong thiếu máu nhược sắc nặng.
- Hồng cầu đa hình thể: hình quả lê, hình bầu dục, quả chùy, răng cưa... trong thiếu máu nặng.
- Hồng cầu hình bia bắn, hình lưỡi liềm, hình bi... trong thiếu máu huyết tán bẩm sinh di truyền.
- Có những thể bất thường trong hồng cầu : như thể Jolly, vòng Cabott
là những di sót của nhân do quá trình chuyển hoá quá vội vàng của HC non
trong tủy xương, gặp trong thiếu máu huyết tán hoặc thể Heinz, hạt
kiềm... gặp trong thiếu máu do nhiễm độc một số hoá chất (nhiễm độc TNT,
chì vô cơ...).
- Có thể thấy nguyên hồng cầu trong máu ngoại vi, gặp trong thiếu máu
huyết tán, thiếu máu sau chảy máu cấp, bệnh lách sinh tủy...
+ Kích thước HC: hồng cầu bình thường có đường kính khoảng 7
micromet . Trong thiếu máu có thể thấy :
. Hồng cầu bé (microcyte) d = 5 - 6
micromet, gặp trong thiếu máu thiếu sắt
. Hồng cầu to (macrocyte) d = 9 - 12
micromet, gặp trong thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B
12.
- Hồng cầu khổng lồ (megalocyte): d > 12
micromet , gặp trong bệnh Biermer.
Nếu đường kính HC < 5
micromet thì thường là các mảnh HC vỡ.
- Định lượng huyết sắc tố: người Việt Nam trưởng thành có lượng
huyết sắc tố bình thường từ 140g/l - 160g/l, ở trẻ sơ sinh có nhiều hơn
(195g/l), ở trẻ em ít có hơn (1 tuổi: 112g/l ; 10 tuổi: 120g/l). Nếu
tính theo nồng độ phân tử thì bình thường HST = 8,1 - 9,3mcmol/l .
Thiếu máu là khi HST ở nam < 130g/l; ở nữ < 120g/l; ở phụ nữ có mang < 110g/l.
Đây là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá thiếu máu.
+ Hematocrit: là thể tích khối HC chiếm chỗ so với lượng máu đã biết,
biểu thị bằng l/l hoặc bằng tỷ lệ % giữa khối HC và máu toàn phần.
Bình thường ở nam : 0,45 - 0,50 l/l hoặc 45 - 50%.
Ở nữ : 0,40 - 0,45 l/l hoặc 40 - 45%.
Trong thiếu máu hematocrit thường giảm.
+ HC lưới: là hồng cầu trẻ vừa trưởng thành từ nguyên hồng cầu ái toan
trong quá trình sinh HC, là dạng chuyển tiếp giữa HC non trong tủy
xương và HC trưởng thành ở ngoại vi; thời gian tồn tại ở dạng chuyển
tiếp (đời sồng HC lưới) khoảng 24 - 48 giờ.
Hồng cầu lưới được nhận ra bằng phương pháp nhuộm tươi new methylen
blu hoặc xanh sáng crezyl: hồng cầu lưới là những HC có chứa các hạt
màu xanh sẫm nằm thành hình dây lưới. Đếm số lượng HC lưới cho phép
đánh giá trạng thái và khả năng sinh HC của tủy xương.
Bình thường hồng cầu lưới = 0,5 - 1% hoặc 0,025 - 0,050 T/l.
HC lưới giảm trong suy tủy..., tăng trong huyết tán, trong giai đoạn phục hồi của thiếu máu...
+ Tính toán các chỉ số HC:
Tính toán các chỉ số hồng cầu rất quan trọng, vì từ đó người ta có thể
xác định được tính chất thiếu máu (nhược sắc, đẳng sắc, ưu sắc), qua đó
sẽ giúp tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu một cách dễ dàng hơn.
- Thể tích trung bình HC (MCV: mean corpuscular volume):
Đơn vị tính là femtolit hoặc micromet khối (1 femtolit = 10
-15 lít).
Hematocrit(l/l)
Công thức tính : MCV = ´ 10
3
HC(Tera /l)
Bình thường MCV= 90 ± 5 femtolit.
Thể tích trung bình HC trên 100 femtolit là thiếu máu hồng cầu to, gặp trong thiếu máu do thiếu B
12, acid folic, thiếu máu trong ung thư.
Thể tích trung bình HC dưới 80 femtolit là thiếu máu HC nhỏ gặp trong
thiếu máu do huyết tán HC hình bi, thiếu máu do thiếu sắt...
- Lượng HST trung bình HC (MCH: mean corpuscular hemoglobin): là lượng
HST trung bình chứa trong một HC tính bằng picrogam (1pg = 10
-12 g).
HST (g/l)
Công thức tính: MCH =
HC(Tera/l)
Bình thường MCH = 30 ± 3pg . Tăng trong thiếu máu ưu sắc(thiếu B
12, acid folic), giảm trong thiếu máu nhược sắc.
- Nồng độ HST trung bình HC (MCHC: mean corpuscular hemoglobin concentration): là lượng HST bão hoà trong một thể tích HC.
HST(g/l)
Công thức tính : MCHC =
Hematocritl l/l)
Bình thường MCHC = 290 - 360g/l. Thực tế không bao giờ có tăng trên
360g/l vì đó là lượng HST đã bão hoà, do vậy người ta nói: không có ưu
sắc tuyệt đối.
Nếu giảm dưới 290g/l là thiếu máu nhược sắc.
- Xác định mức độ thiếu máu: người ta dựa vào lượng HST để xác định mức độ thiếu máu: có 3 mức độ thiếu máu:
. Thiếu máu mức độ nặng : HST £ 60g/l.
. Thiếu máu mức độ trung bình : HST: 70- 90g/l.
. Thiếu máu mức độ nhẹ : 90 g/l < HST< bình thường.
+ Sức bền HC (trong môi trường nước muối nhược trương):
Bình thường : HC bắt đầu vỡ ở nồng độ : 0,46%
HC vỡ hoàn toàn ở nồng độ: 0,34%
Nếu vỡ sớm hơn (ở nồng độ nước muối cao hơn) là sức bền HC giảm , thường gặp trong bệnh HC hình bi.
Nếu vỡ muộn hơn (ở nồng độ nước muối thấp hơn) là tăng sức bền HC thường gặp trong bệnh thalassemie.
+ Sắt huyết thanh:
Bình thường: Nam: 15 - 27 mcmol/l.
Nữ : 11 - 22 mcmol/l.
Sắt huyết thanh giảm trong thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt, tăng trong
thiếu máu do huyết tán, suy tủy, rối loạn chuyển hoá sắt ...
+ Nghiệm pháp Coombs (Coombs HC): để phát hiện kháng thể không hoàn toàn
kháng HC. Coombs trực tiếp phát hiện kháng thể đã bám vào HC, Coombs
gián tiếp phát hiện kháng thể còn tự do trong huyết thanh.
Nghiệm pháp Coombs dương tính rõ trong thiếu máu huyết tán tự miễn.
3.2. Tủy đồ:
+ Chỉ định chọc tủy:
- Các thiếu máu không thấy nguyên nhân cụ thể.
- Thiếu máu dai dẳng khó hồi phục.
- Các trạng thái giảm BC, tăng BC không do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virus.
- Các bệnh máu ác tính, hạch ác tính, các trạng thái rối loạn globulin máu (paraprotein), một số trường hợp ung thư...
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu.
+ Chống chỉ định: Tuyệt đối: không có.
Tương đối: các trạng thái đe doạ chảy máu nặng, suy tim nặng, quá sợ hãi...
- Tủy đồ bình thường ở người Việt Nam:
Trong mọi trường hợp thiếu máu, xét nghiệm tủy đồ là rất cần thiết để
tìm hiểu nguyên gây thiếu máu và đánh giá khả năng phục hồi trong và sau
điều trị (xem phần tủy đồ bình thường trong phần: một số xét nghiệm
huyết học sử dụng trong lâm sàng).
4. Phân loại thiếu máu.
* Có rất nhiều cách phân loại thiếu máu như:
+ Phân loại theo tính chất tiến triển: thiếu máu cấp tính, thiếu máu mạn tính.
+ Theo kích thước HC: thiếu máu HC to, nhỏ, trung bình.
+ Theo tính chất thiếu máu: ta có: thiếu máu nhược sắc, đẳng sắc, ưu sắc)...
Tuy nhiên cách phân loại như trên là đơn giản, dễ ứng dụng trong lâm sàng nhưng không đầy đủ.
* Cách phân loại khoa học và đầy đủ hơn cả là phân loại theo nguyên nhân
và cơ chế bệnh sinh. Theo cách này người ta chia thiếu máu làm 4 loại
sau:
+ Thiếu máu do chảy máu:
- Cấp tính: sau chấn thương, chảy máu dạ dày- tá tràng...
- Mạn tính: do giun móc, trĩ chảy máu...
+ Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu:
Các chất cần thiết cho tạo máu hay bị thiếu thường là: sắt, vitamin B
12, acid folic, vitamin C, protein, nội tiết... thường hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng.
+ Thiếu máu do rối loạn tạo máu:
- Suy nhược tủy xương.
- Loạn sản tủy xương .
- Tủy xương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thư vào tủy xương.
+ Thiếu máu do huyết tán:
- Nguyên nhân tại HC: như bất thường cấu trúc màng HC (bệnh HC hình
bi...), thiếu hụt men (G6PD...), rối loạn HST (thalasemie, bệnh HC hình
lưỡi liềm..).
- Nguyên nhân ngoài HC : như miễn dịch, nhiễm độc, nhiễm trùng, bỏng...
* Người ta cũng có thể chia thiếu máu làm 3 loại :
+ Do chảy máu
+ Do rối loạn tạo HC:
- Do thiếu yếu tố tạo hoặc.
- Do rối loạn tạo HC ở tủy xương.
+ Do huyết tán.
5. Những điểm cần lưu ý khi hỏi và khám bệnh nhân có thiếu máu.
Thiếu máu là một hội chứng gặp nhiều trong các bệnh lý nội khoa,
ngoại khoa, sản khoa và chuyên khoa, vì nguyên nhân thiếu máu là rất đa
dạng không chỉ gặp trong bệnh lý của máu và cơ quan tạo máu, bởi vậy khi
hỏi và khám bệnh nhân bị thiếu máu cần lưu ý mấy điểm sau đây:
* Hỏi bệnh:
+ Nghề nghiệp bệnh nhân: làm ruộng? (dùng phân tươi dễ bị nhiễm giun
móc); tiếp xúc các yếu tố độc hại như: benzen, chì, các bức xạ ion hoá
(tia X, gama)...
+ Chế độ ăn uống.
+ Những hoá chất, thuốc đã sử dụng?: clorocid, các thuốc chống ung thư...
+ Gia đình có ai mắc bệnh tương tự hay không?
+ Các bệnh lý đã mắc: bệnh thận, các bệnh gây tình trạng chảy máu, dạ dày- tá tràng, các bệnh phụ khoa...
* Khám bệnh cần lưu ý:
Khám một cách toàn diện có hệ thống đối với tất cả các cơ quan, nhưng đặc biệt lưu ý tới:
+ Cơ quan tạo máu.
+ Gan, lách (hay gặp thiếu máu do cường lách hoặc huyết tán).
+ Bệnh lý của thận.
+ Bệnh lý dạ dày- tá tràng (liên quan đến tình trạng chảy máu).
+ Bệnh lý phụ khoa (liên quan đến tình trạng mất máu do kinh nguyệt kéo dài)...
Tóm lại: hội chứng thiếu máu bao gồm nhiều triệu chứng lâm sàng chủ yếu
do thiếu oxy tổ chức gây nên. Muốn điều trị khỏi thiếu máu phải xác định
được cơ chế và nguyên nhân của nó bằng nhiều thử nghiệm lâm sàng và cận
lâm sàng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.
Món ăn cho người thiếu máu
|
Trứng gà nấu với hà thủ ô tốt cho người thiếu máu |
Món cháo gan lợn rất tốt cho người thiếu máu. Gan lợn 100 g, vỏ lụa hạt
lạc 50 g, gạo nếp 50 g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Ninh gạo nếp và vỏ
lạc thành cháo, cho gan lợn và gừng vào đun chừng 10 phút, nêm gia vị,
ăn nóng vài lần trong ngày.
Trong món ăn trên, gan lợn có công năng bổ gan, dưỡng
huyết, vỏ lạc tốt cho dạ dày và phổi, lại có tính bổ máu; gạo nếp, gừng
tươi nâng cao năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa và tạo cảm giác ngon
miệng. Loại cháo này thích hợp cho trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết
hư (mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi
trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế
kinh).
Các món ăn khác:
Gà hầm hoàng kỳ: Thịt gà 100 g, sinh
hoàng kỳ 20 g, đương quy 10 g, đẳng sâm 20 g, gừng tươi 15 g, đại táo 10
quả. Thịt gà chặt miếng, gừng giã nát, các vị thuốc rửa sạch, tất cả
cho vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn
vài lần trong ngày.
Trong bài, hoàng kỳ là vị thuốc chính có công dụng đại
bổ tỳ khí và phế khí, đương quy bổ huyết, hai vị phối hợp với nhau giúp
cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế
bào máu. Dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư (đầu
choáng mắt hoa, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở, dễ hồi hộp, hay chảy máu cam
và chân răng, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt).
Trứng gà - hà thủ ô: Trứng gà 2 quả,
hà thủ ô 50 g, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Bóc bỏ vỏ trứng rồi đun tiếp
khoảng 60-90 phút là được, chế thêm đường đỏ, ăn trứng uống nước trong
ngày.
Món ăn này tốt cho người thiếu máu thuộc thể can thận
hư, biểu hiện: đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi,
giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, di - mộng tinh, tiểu đêm nhiều lần,
trí nhớ giảm sút, đại tiện táo kết hoặc khó đi. Trong bài, hà thủ ô bổ
gan thận, tăng tinh dưỡng huyết; trứng gà bổ huyết.
Nhung hươu hầm thịt gà: Nhung hươu 5
g, thịt gà 100 g, gừng tươi 10 g. Ninh kỹ thịt gà và gừng trong 60 phút,
cho nhung hươu vào đun tiếp trong 120 phút, chế đủ gia vị, chia ăn vài
lần.
Món này dùng cho người thiếu máu thuộc thể tỳ thận
dương hư, biểu hiện: sợ lạnh, tay chân lạnh, gân cốt suy yếu, lưng đau
gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh
sớm, khó thụ thai, mệt mỏi, đầu nặng mắt hoa, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt,
có thể có phù nhẹ chi dưới, đại tiện lỏng loãng…
Trong bài, nhung hươu giúp ôn thận tráng dương, ích
tinh tủy, bổ khí huyết; thịt gà bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với
nhau có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu rất tốt. Nghiên cứu
hiện đại đã chứng minh nhung hươu có khả năng thúc đẩy quá trình sản
sinh hồng cầu và gia tăng lượng huyết sắc tố.
Thịt gà tam thất: Tam thất 10 g, thịt
gà 150 g, gừng tươi 10 g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái
phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín
miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần
trong ngày.
Món ăn này có công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm
máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện:
sắc mặt xám nhợt, hay bị xuất huyết dưới da, dễ chảy máu chân răng, chảy
máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có
máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Theo Sức khỏe & đời sống
Một số gợi ý khác
Bổ sung chất đạm, sắt
Khi bị bệnh thiếu máu, cơ thể cần bổ sung các acid amin. Các acid amin
này có nhiều ở thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, đậu nành…
Bên cạnh đó, việc chế biến thức ăn cho người thiếu máu cũng cần phải
phối hợp cân đối giữa thịt và các loại rau củ. Nên dùng những loại thực
phẩm chứa nhiều chất sắt và các chất khoáng vi lượng trong gan gà, heo,
bò, vịt; thận, tim, huyết của gà, vịt và heo; thịt nạc của bò, dê, heo,
gà, vịt; lòng đỏ trứng; hải sản như nghêu, sò, hến, cá và các loại đậu.
Các loại hải sản như hàu, nghêu, sò, hến chứa nhiều chất sắt và các chất
khoáng vi lượng rất tốt cho người bị bệnh thiếu máu. Ảnh: Xuân Thảo
Để cân bằng dinh dưỡng, những thực phẩm trên cần được phối hợp với các
loại rau củ, trái cây như rau dền, củ cải, cà chua, rau cần, cải cúc,
khoai tây, củ cải đỏ, khoai môn, bí đỏ, bí đao, dưa hấu… và các loại
nấm, rong biển.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều
vitamin, như: vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C
trong rau cải, trái cây tươi. Chú ý: với thực phẩm chứa vitamin C cần sử
dụng khi còn tươi, sống hoặc nấu vừa chín sẽ không bị hao mất vitamin.
Gan động vật dưỡng huyết, sáng mắt
Để chữa bệnh thiếu máu hữu hiệu, cần chế biến thực phẩm theo nhiều dạng
như hấp, xào qua, luộc vừa chín, nấu canh… sao cho hợp khẩu vị của người
bệnh. Những món ăn sau đây rất dễ chế biến và có tác dụng tốt cho người
bị thiếu máu.
- Canh gan gà, lá dâu non: Nguyên liệu gồm 100 g gan gà rửa
sạch, xắt nhỏ, ướp gia vị; 50 g lá dâu rửa sạch, để ráo. Nấu canh gan gà
với lượng nước thích hợp. Khi gan gà vừa chín thì cho lá dâu vào, nấu
sôi lại là được. Nêm gia vị vừa ăn và ăn nóng trong bữa cơm. Món canh
này có công dụng bổ huyết, bổ can thận, giúp sáng mắt, tăng cường thể
lực; rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu, suy nhược cơ thể.
- Gan heo nấu táo đỏ: Nguyên liệu gồm 60 g gan heo rửa sạch,
xắt miếng, ướp gia vị; 10 trái táo đỏ, 20 g củ khoai mài rửa sạch, để
ráo. Tất cả cho vào chén sành, chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị vừa ăn.
Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.
Người bị thiếu máu cần bổ sung nhiều chất đạm. (ảnh minh họa)
- Cháo gan heo, đậu xanh:
Nguyên liệu gồm 100 g gan heo tươi rửa sạch, xắt miếng nhỏ, ướp gia vị;
60 g đậu xanh và 100 g gạo vo sạch, thêm lượng nước thích hợp để nấu
cháo. Đun sôi cháo bằng lửa to ngọn rồi cho ngọn lửa nhỏ dần. Cháo chín
thì cho gan heo vào đun sôi, vừa chín là được. Nêm lại gia vị vừa ăn.
Dùng ăn nóng lúc đói bụng.
Gan heo rất giàu vitamin A, vitamin B12 nên không chỉ được dùng chữa
thiếu máu mà còn chữa quáng gà (nấu chung với lá dâu non), đau bụng
lạnh, tiêu chảy lâu ngày.
Khi dùng thực phẩm có hàm lượng chất sắt cao, không nên ăn chung một lúc
với các chất có vị chua như cải bó xôi, rau dền, măng tươi hoặc trà
đậm… để tránh việc chúng kết thành chất muối khó phân giải, làm trở ngại
cho việc hấp thu. Người bị bệnh thiếu máu không nên ăn các thực phẩm có
tính kích thích như rượu mạnh, tiêu, ớt và có nhiều dầu mỡ.
Món canh bổ huyết, an thần
Ngoài những món ăn chế biến từ gan động vật, một món canh phổ biến có
tác dụng bổ huyết, an thần là canh thịt gà nấu nấm và cà rốt.
Các bà nội trợ có thể lấy 500 g thịt gà nạc luộc chín, xé tơi; 10 g mộc
nhĩ đen ngâm nở, xé nhỏ; 5 g nấm hương và 100 g cà rốt rửa sạch, xắt
sợi.
Luộc thịt gà chín thì cho các loại rau củ vào, nấu sôi rồi nêm gia vị
vừa ăn. Có thể cho thêm 1 quả trứng gà, rắc hạt tiêu, khuấy đều, dùng ăn
nóng trong bữa cơm.
(St)