Phụ nữ Thần Nông hợp với cung nào nhất?
Tiêu chuẩn chọn chồng của phụ nữ thời hiện đại
Phụ nữ nên làm gì sau khi ly hôn và cách tìm ra hướng đi tốt cho bản thân
Trong quá trình cho con bú sau sinh, một số bà mẹ gặp phải các vấn đề như nứt đầu vú, cương vú, viêm ống dẫn sữa… Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không được chăm sóc kịp thời sẽ dễ xảy ra biến chứng và có thể là điều kiện thuận lợi gây ung thư vú.
Nứt đầu vú
Hiện tượng này thường xảy ra trong 2 tuần đầu khi mới cho con bú. Đây là biểu hiện khá phổ biến, khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú.
Bà mẹ cảm thấy đau đầu vú khi trẻ bú, đầu vú có vết rạn nhỏ trên bề mặt, vết nứt đau có thể rớm máu, có những vết loét ở đầu vú hay chân núm vú, núm vú đỏ rực, chảy máu mỗi khi trẻ bú.
Gặp phải hiện tượng này, bà mẹ nên để vú thoáng liên tục, tiếp xúc với không khí, nếu có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bôi thuốc mỡ chứa Vitamin E, A, bôi dung dịch Eosin 1%. Tạm ngừng cho bú bên bị đau trong 6-12 giờ và vắt sữa bằng tay, không nên dùng ống hút sữa trong khi vẫn tiếp tục cho bú bên kia.
Nếu tổn thương không đỡ cần phải khám bác sĩ để tìm nguyên nhân gây bệnh, có thể do nấm gây tưa miệng ở trẻ và phải điều trị cho cả mẹ lẫn con.
|
Ảnh minh họa. |
Cương vú
Cương vú có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% số phụ nữ cho con bú bị cương vú, trẻ bú ít, bú yếu dẫn đến nhẹ cân. Mẹ bị đau khi cho trẻ bú, nứt đầu vú khi cai sữa cho con.
Triệu chứng chính là toàn bộ vú cương to, căng tức, đau, đôi khi bị sốt nhẹ khoảng 38 độ C.
Cương vú cần điều trị bằng cách xoa bóp, chườm nóng vú, tiếp tục cho con bú, oxytocin tiêm bắp, vật lý trị liệu tia hồng ngoại và hút sữa bằng máy hút. Bà mẹ phải điều trị tốt cương sữa để tránh biến chứng nặng hơn như viêm bạch mạch vú và áp xe vú.
Viêm bạch mạch vú
Khoảng 5% phụ nữ cho con bú bị nhiễm viêm bạch mạch vú. Mầm bệnh hay gây là tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn gram âm xâm nhập qua tổn thương ở đầu vú.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh là sốt cao có thể lên tới 40 độ C, rét run, bên vú viêm sưng, nóng đỏ đau, trên da vú có những vùng đỏ khư trú, kéo dài, rất đau khi chạm vào. Hạch nách tròn, đau, di động.
Bà mẹ cần nghỉ ngơi, chườm nóng tại chỗ, giảm đau bằng Paracetemol 3g/24 giờ. Cho con bú xong phải vắt sữa, thăm khám bác sĩ.
Viêm ống dẫn sữa
Thường xảy ra sau khi cương vú và viêm bạch mạch. Triệu chứng sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Vắt sữa lên một miếng bông quan sát có những mảnh nhỏ, vàng nhạt, chứng tỏ có mủ trong sữa.
Các bà mẹ có thể nghỉ ngơi, không cho con bú bên vú bị tổn thương, vắt sữa bỏ đi. Cần đi xét nghiệm sữa tìm vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, phối hợp thuốc chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hậu quả của viêm ống dẫn sữa có thể dẫn đến áp xe vú. Đây là nhiễm trùng hậu sản gây bệnh lý cho phụ nữ và trẻ sơ sinh. Triệu chứng là sốt cao, nhiễm trùng toàn thân. Tại chỗ vú có vùng sưng nóng đỏ đau, tắc tia sữa cho bệnh nhân đau quá không cho vắt hay tắc thực sự. Hạch nách sờ thấy, đau, tuyến vú phụ ở vùng nách trước. Các bác sĩ phải tiến hành chích áp xa, dùng kháng sinh chống viêm. Trong thời gian áp xe không được cho con bú mà phải vắt bỏ sữa.
Dù thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bà mẹ cần đi khám để các bác sĩ có hướng điều trị kịp thời, tránh tổn hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai và cho con bú dễ bị trĩ
Phụ nữ mang thai và cho con bú rất dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước... họ còn phải chịu thêm những nguyên do bất khả kháng.
Có thể nói trĩ và táo bón hầu như chẳng chừa mấy ai. Y học cổ Trung Quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ”. Táo bón và trĩ là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy không quá nghiêm trọng, nhưng nó gây sự khó chịu dai dẳng cho bạn trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.
|
Táo bón là hiện tượng thức ăn lưu cữu trong ruột lâu ngày tạo thành các độc tố, gốc tự do, chất béo bão hòa. Những chất này không chỉ ảnh hưởng đến đường ruột, gây táo bón mà còn có nguy cơ bị lên men hoặc tái hấp thu vào trong máu gây mỡ máu cao. Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở phụ nữ mang thai có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do nồng độ quá cao của progesterone trong cơ thể thai phụ; kích thước tử cung tăng lên chèn ép các cơ quan trong ổ bụng; thai phụ ít vận động.
Ở phương diện Tây y, bác sĩ chuyên khoa II về sản phụ khoa Trương Thị Thảo (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP HCM) trình bày về cơ chế gây ra chứng táo bón trong thai kỳ như sau: do tác động của thai lên hệ tiêu hóa, nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên, làm giảm trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài làm cho thai phụ dễ bị táo bón; tử cung ở thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng.
Chẳng hạn, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, ruột già bị ép lại dẫn đến các bà bầu dễ bị táo bón và cả bệnh trĩ, vì tăng áp lực ổ bụng. Bên cạnh đó, trĩ, táo bón còn có những yếu tố như, lúc mang thai ốm nghén, mệt mỏi, thai phụ hạn chế việc đi lại, vận động dẫn đến táo bón; thời gian đầu và cuối thai kỳ thường bị kích thích gây tiểu nhiều (đặc biệt vào ban đêm) nên nhiều thai phụ ngại uống nước nhiều (sợ phải đi tiểu đêm), cộng với việc nôn ói lúc mang thai (nồng độ progesterone tăng ở thai phụ làm giảm trương lực cơ trơn đã đưa đến giảm trương lực cơ vòng thực quản gây bệnh trào ngược thực quản) dẫn đến thiếu nước cũng dễ gây táo bón... Theo bác sĩ Thảo, hơn 50% số thai phụ đến với bác sĩ than phiền về chứng táo bón.
Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
Trong thời gian mang thai, bạn thường phải uống viên sắt và canxi bổ sung, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là những nguyên nhân làm gia tăng táo bón và bệnh trĩ. Vì vậy, bà bầu nên uống thuốc sau bữa ăn, uống với thật nhiều nước và vận động thể lực hợp lý.
Phụ nữ cho con bú thường mắc bệnh trĩ, táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để lại. Đồng thời trong thời gian cho con bú, họ thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.
Nếu bạn đã bị trĩ từ trước khi có thai thì cách tốt nhất là chữa khỏi hẳn bệnh trĩ rồi mới nên có thai, bởi vì quá trình mang thai và sinh nở sẽ làm cho bệnh trĩ tiến triển rất nhanh. Nhiều u phụ nữ đã rất đau đớn vì bệnh trĩ sau khi sinh em bé.
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú bị trĩ, táo bón sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Đặc biệt, nếu bệnh có kèm chảy máu sẽ làm gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này.
Nếu mắc bệnh ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bệnh nhân không nên phẫu thuật. Sau khi sinh con được khoản 4 tháng, bệnh sẽ giảm nhẹ hoặc mất đi nếu bệnh nhân có phương pháp đúng.
Vì vậy, nếu bị trĩ, táo bón trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cần chú ý: chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm. Nếu không cải thiện bệnh, dùng An Trĩ Vương để điều trị mà không cần giảm liều.
An Trĩ Vương rất an toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú do có thành phần là các cây dược liệu được sử dụng từ hàng nghìn năm nay. Một thành phần chính của An Trĩ Vương là chiết xuất ngư tinh thảo (rau diếp cá). Diếp cá là một loại rau được dùng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày. Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn "Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" cho biết diếp cá là một vị thuốc quý, dùng chữa trĩ, lở loét, mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, sưng tắc tia sữa ở phụ nữ đang nuôi con bú.
Đương quy, một thành phần khác của An Trĩ Vương, là một vị thuốc bổ rất quý. Cũng theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi, đương quy là đầu vị trong các thuốc chữa bệnh phụ nữ như kinh nguyệt không đều, suy nhược, thiếu máu sau đẻ, và các thuốc bổ đông y khác.
Rutin (flavonoid chính của hoa hòe) là một loại Vitamin P có tác dụng tăng cường sức khỏe của mao mạch, do đó hoa hòe được dùng rộng rãi để chữa trĩ, bảo vệ thành mạch, mát gan, an toàn cho phụ nữ có thai.
Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestiaca), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ. Theo kinh nghiệm dân gian, nghệ dùng để bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh, cũng là một gia vị không thể thiếu cho bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam.
Ion Magiê có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, và còn là một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Phụ nữ có thai thường hay bị thiếu magiê nên việc bổ sung magiê cho phụ nữ có thai là rất cần thiết.
Với hiệu quả cao và an toàn, không có tác dụng phụ, An Trĩ Vương là lựa chọn hàng đầu giúp xua tan nỗi lo trĩ và táo bón, để đường tiêu hóa khỏe mạnh, đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Phòng bệnh tuyến vũ ở phụ nữ
Bệnh tuyến vú phụ nữ lâu nay luôn ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữ, trong đó tăng sinh tuyến vú, ung thư vú v.v là những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ, gây đe dọa lớn đối với sức khỏe của phụ nữ. Phần lớn bệnh vú ở giai đoạn đầu đều có triệu chứng cục sưng, sưng vú, việc chẩn đoán cục sưng là nội dung quan trọng trong chữa trị bệnh vú. Giáo sư Lý Huệ Bình, Bác sĩ Chủ nhiệm của Trung tâm điều trị ung thư Bệnh viện số 3 Trường Đại học Bắc Kinh cho biết:
Bệnh tuyến vú là căn bệnh thường gặp và đa phát, làm cho phụ nữ cực kỳ đau khổ, chủ yếu phương hại tới tinh thần và sức khỏe của phụ nữ. Trong đó bao gồm viêm tuyến vú, tăng sinh tuyến vú, u xơ tuyến vú, nang tuyến vú và ung thư vú, nếu điều trị không kịp thời hoặc không thích hợp sẽ có thể xảy ra biến chứng và đe dọa tới tính mạng.
Những biểu hiện trong lâm sàng của bệnh tuyến vú chủ yếu bao gồm cục sưng ở vú, khoảng 1/3 bệnh nhân cảm thấy đau tức hoặc đau ê ẩm. Bên cạnh đó, đầu vú một bên sẽ tiết ra chất dịch, mà phần lớn xảy ra trong trường hợp phụ nữ không cho con bú.
Điều then chốt để thu được hiệu quả khá trong điều trị bệnh tuyến vú là phát hiện sớm và điều trị sớm. Mỗi chị em phụ nữ đều cần có ý thức tự chăm sóc sức khỏe và biết cách tự kiểm tra bầu vú, như vậy mới có thể phát hiện sớm bệnh vú.
Ví dụ như: Tăng sinh tuyến vú và ung thư vú là hai căn bệnh tuyến vú thường gặp, biểu hiện trong lâm sàng của chúng đều có cục sưng ở bầu vú, song tính chất cục sưng hoàn toàn khác nhau, phương pháp điều trị cũng không giống nhau, cho nên khi phát hiện vú bị sưng thì phải đi khám sớm tại bệnh viện, đồng thời tiến hành kiểm tra hữu quan, để xác định kết quả chẩn đoán và điều trị sớm. Giáo sư Lý Tuệ Bình nói:
"Cục sưng là đặc trưng quan trọng nhất trong chẩn đoán khối u. Song không phải là toàn bộ cục sưng đều là khối u. Nhất là phụ nữ trẻ tuổi, trường hợp tăng sinh tuyến vú khá nhiều, cho nên kiểm tra tuyến vú là điều hết sức quan trọng".
Tăng sinh tuyến vú là do rối loạn chức năng nội tiết gây nên, vừa không phải là tên gọi chung của chứng viêm, cũng không phải là tên gọi chung của chứng ung thư. Tăng sinh tuyến vú thường gặp ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, tại Trung Quốc, phụ nữ từ 40-49 tuổi là cao điểm phát sinh. Mặc dù tăng sinh tuyến vú không phải là ung thư, nhưng một số người bệnh có thể xuất hiện biến chứng giống như khối u, số ít bệnh nhân có khả năng diễn biến thành ung thư, cùng với tuổi tác tăng lên, xác suất biến chứng ung thư cũng có phần tăng lên, trở thành "sát thủ tiềm ẩn" trong cơ thể con người.
Nói chung, tăng sinh tuyến vú thường có những biểu hiện như mảnh cứng, cục cứng và nang mềm, ấn vào cảm thấy đau, ranh giới rõ ràng, thường thay đổi theo sự thay đổi của tinh thần, nhưng không có xu hướng to lên trong thời gian ngắn. Hình dáng của phần lớn u ác tính không giống nhau.
Dĩ nhiên, cục sưng sẽ lớn lên cùng thời gian, cục sưng to có thể to hơn 10 cen-ti-mét, cục sưng nhỏ phần lớn có kích thước khoảng 0,5 cen-ti-mét. Trường hợp u ác tính được phát hiện với kích thước 0,5 cen-ti-mét phần lớn là ung thư thời kỳ đầu.
Căn cứ vào cục sưng lớn nhỏ trong lâm sàng có thể phán đoán bước đầu thời gian sinh trưởng của nó, song cũng có sự biểu hiện ngoại lệ, ví dụ như bầu vú mọc nang đơn thuần, có trường hợp nang lớn lên rõ rệt trong thời gian ngắn và ấn vào cảm thấy đau, cũng có trường hợp nang lớn nhưng hầu như không có cảm giác gì, cho nên dễ bị chẩn đoán là u ác tính.
Tại sao bệnh tuyến vú thường xảy ra ở chị em phụ nữ? Ngoài nhân tố di truyền ra, giáo sư Lý Huệ Bình cho rằng, điều này liên quan tới lối sống không lành mạnh.
"Ví dụ như chăm sóc sức khỏe thái quá, nhất là tây hóa kết cấu ẩm thực sẽ dẫn đến xác suất ung thư vú gia tăng. Thực phẩm protein cao, nhiều dầu mỡ và lượng calo cao gây ảnh hưởng rất lớn đối với ung thư vú".
Ngoài nhân tố di truyền và thói quen ăn uống không tốt ra, rủi ro dẫn đến ung thư vú còn đe dọa tới các chị em không kết hôn, hành kinh sớm và tắc kinh sớm. Ngoài ra, bệnh tuyến vú lành tính cũng có rủi ro khá cao diễn biến thành ung thư vú. Trường hợp bị ung thư ở một bầu vú, thì bầu vú còn lại cũng tăng thêm rủi ro mắc bệnh ung thư.
Bác sĩ cho biết, kiểm tra là khâu then chốt trong đề phòng bệnh tuyến vú. Hiện nay, kiểm tra bằng cách chụp hình cần thiết bao gồm chụp X quang, siêu âm, phương pháp chẩn đoán bằng chụp hình khác gồm chụp x-quang tuyến vú, phản xạ cận tia hồng ngoại, chụp CT, chụp cộng hưởng từ v.v. Bên cạnh đó còn có thể xét nghiệm, bao gồm chẩn đoán tế bào học và mô học; kiểm tra sự chết rụng tế bào, kiểm tra bằng chọc hút tế bào hoặc sinh thiết bằng kim. Việc chẩn đoán cuối cùng ung thư vú cần phải thực hiện qua kiểm tra mô sống.
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ cần phải xây dựng phương án điều trị cho hợp lý. Ngoài điều trị bằng cách thông thường ra, cũng có thể xem xét điều trị tổng hợp bằng Trung Y, phương pháp này có thể thu được hiệu quả rõ rệt. Ví dụ như nang tuyến vú, bất kể là lớn hay nhỏ, thời gian dài hay ngắn, nói chung sẽ tiêu tan sau hai tuần dùng thuốc.
Có trường hợp tăng sinh tuyến vú qua điều chỉnh nội tiết kịp thời, còn có khả năng loại bỏ cục sưng và chứng đau tức, có trường hợp viêm tuyến vú cấp tính có thể giảm đau sau khi dùng thuốc. Giáo sư Lý Huệ Bình đặc biệt nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề phòng. Bà chủ trương chị em phụ nữ sau khi sinh con cần phải cho con bú, bởi vì cho con bú có lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em, ăn uống phải điều độ và cân bằng, nhất là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, không thể áp dụng phương pháp điều trị thay thế bằng sử dụng hoóc-môn nữ một cách mù quáng.
Bệnh tuyến vú, nhất là chứng tăng sinh tuyến vú với xác suất phát bệnh khá cao, gần 90% phụ nữ đều tăng sinh tuyến vú ở mức độ khác nhau, vậy làm thế nào để đề phòng tăng sinh tuyến vú biến chứng ung thư?
Trước hết điều trị về tâm lý là điều hết sức quan trọng. Mối nguy hại của chứng tăng sinh tuyến vú đối với cơ thể chủ yếu gây phương hại lớn đối với tâm lý con người, bởi vì rất nhiều người không có sự nhận thức đúng đắn đối với căn bệnh này. Tâm trạng không lành mạnh ví dụ như quá căng thẳng, tinh thần bị kích động, lo âu, thương xót v.v đều sẽ gây nên suy nhược thần kinh, làm cho chứng rối loạn nội tiết và tăng sinh tuyến vú trở nên trầm trọng.
Vì vậy, chị em phụ nữ cần phải tránh trường hợp bị kích thích tâm lý, những người sức chịu đựng tâm lý kém phải đặc biệt chú ý, duy trì tinh thần ổn định, tâm trạng vui vẻ và cởi mở rất có lợi cho điều trị chứng tăng sinh tuyến vú và hồi phục sức khỏe.
Hai là phải chú ý kết cấu ăn uống điều độ hợp lý, giảm béo. Ít ăn đồ rán, thịt động vật nhiều mỡ và đồ ngọt, không nên tẩm bổ thái quá; phải ăn nhiều rau quả, lương thực thô (ngô, khoai, sắn), thường xuyên ăn đỗ đen, đậu nành, óc chó, vừng đen, mộc nhĩ đen và nấm.
Chị em phụ nữ phải duy trì lối sống quy luật, làm việc kết hợp với nghỉ ngơi, duy trì sự hài hòa trong quan hệ vợ chồng, tránh rối loạn nội tiết; duy trì đại tiện bình thường cũng có thể giảm nhẹ chứng trướng tức tuyến vú.
Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên vận động, tránh béo phì, tăng cường sức miễn dịch, cố gắng tránh sẩy thai, thường xuyên tự kiểm tra tuyến vú và đi bệnh viện kiểm tra định kỳ. Đồng thời không lạm dụng thuốc tránh thai và mỹ phẩm chứa thành phần hoóc-môn nữ, tránh sử dụng thực phẩm chế biến từ thịt động vật nuôi bằng hoóc-môn estrogen.
Bệnh viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh
Viêm tuyến vú là một bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mới sinh lần đầu, đang trong giai đoạn cho con bú. Bệnh nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến chứng bại huyết, áp xe và buộc lòng phải nhờ đến sự can thiệp của dao mổ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Cùng Viet-care tìm hiểu xem Đông Y nói gì về chứng bệnh này :
Cấu tạo tuyến vú
1. Viêm tuyến vú là gì?
Viêm tuyến vú (còn gọi là nhũ ung) là một triệu chứng thường xuấn hiện ở sản phụ cho khoảng 3-4 tuần đầu sau khi sinh, đặc biệt gặp nhiều ở những bà mẹ sinh con đầu lòng và đang trong giai đoạn cho con bú. Đây là một loại bệnh viêm nhiễm gây ra do vi khuẩn xâm nhập vào mô vú.
Viêm tuyến vú (còn gọi là nhũ ung) là một triệu chứng thường xuấn hiện ở sản phụ cho khoảng 3-4 tuần đầu sau khi sinh, đặc biệt gặp nhiều ở những bà mẹ sinh con đầu lòng và đang trong giai đoạn cho con bú. Đây là một loại bệnh viêm nhiễm gây ra do vi khuẩn xâm nhập vào mô vú.
2. Biểu hiện của bệnh?
-Thời kì đầu, người bệnh sẽ bị rỉ sữa, núm vú đau và nứt nẻ, tắc ống dẫn sữa, vú sưng đau, sữa ra không đều, không thông, người sốt, sợ lạnh, đau đầu và khắp mình mẩy, tức ngực, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng,
-Đến giai đoạn phát triển sau, bầu vú có thể bị sưng to, từng đám da hoặc cả vú trở nên đỏ nóng, tăng mức độ đau, sốt cao không hạ, mưng mủ cục bộ, người bứt rứt khó chịu, miệng lúc nào cũng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
-Thời kì đầu, người bệnh sẽ bị rỉ sữa, núm vú đau và nứt nẻ, tắc ống dẫn sữa, vú sưng đau, sữa ra không đều, không thông, người sốt, sợ lạnh, đau đầu và khắp mình mẩy, tức ngực, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng,
-Đến giai đoạn phát triển sau, bầu vú có thể bị sưng to, từng đám da hoặc cả vú trở nên đỏ nóng, tăng mức độ đau, sốt cao không hạ, mưng mủ cục bộ, người bứt rứt khó chịu, miệng lúc nào cũng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến Viêm tuyến vú:
-Sữa Ứ Đọng: Do trẻ bú không hết hoặc do mẹ thiếu kinh nghiệm khiến cho lạc mạch ở vú bị bế tắc, sinh nhiệt mà thành nhũ ung.
-Can Khí Uất Trệ: tinh thần không thư thái làm cho Can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hoá thành ung.
-Vị Nhiệt Ngưng Trệ: theo học thuyết kinh lạc thì kinh Dương minh Vị chủ bầu vú. Sữa là do khí huyết sinh hóa thành. Ăn uống thất thường gây tổn thương Tỳ Vị, Vị bị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, nhũ lạc mất tuyên thông sinh vú sưng đau mà thành nhũ ung.
-Nhiễm Độc Tà : Do sau khi sinh, cơ thể suy nhược, dễ nhiễm độc tà xâm nhập nhũ lạc gây bệnh.
Khi gây bệnh, 4 nguyên nhân này đều gây ảnh hưởng lẫn nhau.
4. Cách chữa trị
-Nếu trong giai đoạn đầu kịp thời sử dụng thuốc Đông y thì bệnh sẽ được khống chế rất nhanh.
·Khí Trệ Huyết Ngưng
Triệu chứng: Vú sưng đầy đau, mầu da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt sợ lạnh, đau đầu, cơ thể đau, ngực tức, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác.
Pháp: Sơ Can, thanh nhiệt, thụng nhũ, tán kết
Viêm tuyến vú ứ trệ |
Đào nhân |
10 |
Hồng hoa |
8 |
Hoàng kì |
16 |
|
Chỉ thực |
12 |
Tạo giác |
10 |
chỉ sác |
8 |
X khung |
12 |
Cam thảo |
4 |
X sơn giáp |
8 |
Nhiệt thịnh, thêm sinh Thạch cao, Tri mẫu.
* Nhiệt độc
Triệu chứng: Sốt có khi sốt rét, vú bị sưng đau do tắc sữa, mạch nhanh rêu lưỡi vàng dầy, mạch Huyền Sác.
Phép trị: Thanh nhiêt giải độc, hoạt huyết, lợi sữa
Viêm tuyến vú nhiệt độc |
Bồ công anh |
50 |
Sài đất |
40 |
Huyền sâm |
16 |
|
Đan sâm |
12 |
Xuyên khung |
12 |
Mộc thông |
16 |
Xa tiền tử |
16 |
Thông thảo |
16 |
Ngân hoa |
16 |
Qua lâu |
12 |
Liên kiều |
16 |
Hoàng cầm |
12 |
Thanh bì |
8 |
Sài hồ |
8 |
Chỉ thực |
8 |
Tạo giác thích |
6 |
Nếu sốt cao thêm Thạch cao 40, Chi tử 12,
Viêm sưng to thêm: Tạo giác, Xuyên sơn giáp 6
-Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn:
Giai Đoạn Vỡ Mủ: Do tự vỡ hoặc rạch tháo mủ, hạ sốt, sưng đau giảm, miệng liền dần. Nếu mủ đã vỡ mà sưng đau không giảm, thân nhiệt còn cao là nhiệt độc còn thịnh, đó là dấu hiệu mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành Truyền nang nhũ ung. Nếu sữa hoặc mủ tiếp tục chảy lâu ngày không hết gọi là Nhũ lậu.
Pháp: Điều hòa khí huyết, thanh giải nhiệt độc.
Bài thuốc: Tứ Diệu Tán Gia Vị.
Bài thuốc: Thác Lý Tiêu Độc Tán (Y Tông Kim Giám) :
Bạch chỉ |
8 |
Bạch thược |
10 |
Bạch truật |
10 |
||
Cam thảo |
4 |
Cát cánh |
8 |
Hoàng kỳ |
16 |
Ngân hoa |
12 |
Đẳng sâm |
10 |
Tạo giác thích |
8 |
Đào nhân |
6 |
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các bài thuốc sau:
-Giai Đoạn Đầu: Xoa bóp (trường hợp sưng đau do sữa tắc): dùng cả lòng bàn tay vừa xoa vừa nắn theo hướng đầu vú, xem đầu vú có bị vảy sữa thì bóc đi, để thông sữa.
-Dùng bầu giác và hút sữa từ đầu vú.
-Nếu vú không đỏ nhưng tức, hơi đau, đắp Xung Hòa Cao. Nếu da đỏ nóng nhẹ, đắp Kim Hoàng Cao hoặc Kim Hoàng Tán. Da đỏ và nóng, đắp Ngọc Lộ Cao hoặc dùng 50% dung dịch Mang tiêu đắp ngoài.
-Đắp Hương Phụ Bính (Y Học Tâm Ngộ): Hương phụ 40g, Xạ hương 1,2g. Tán bột,. Dùng 80g Bồ công anh sắc với rượu, bỏ bã, lấy nước đó hòa thuốc, xào nóng, đắp nơi đau.
-Giai Đoạn Nung Mủ: Rạch da tháo mủ (theo đúng thao tác vô trùng ngoại khoa).
-Chọc hút mủ. Thuốc đắp : Thần Tiên Thái Ất Cao (Y Học Tâm Ngộ): Bạch chỉ 40g, Đại hoàng 40g, Đương quy 40g, Hoàng đơn 480g, Huyền sâm 40g, Nhục quế 40g, Sinh địa 40g, Xích thược 40g. Nấu thành cao, bôi.
-Giai Đoạn Vỡ Mủ: nếu chưa khô mủ, rắc Bát Nhị Đơn hoặc Cửu Nhất Đơn, Hoặc dùng gạc dẫn lưu, bên ngoài
5. Làm sao để phòng tránh viêm tuyến vú?
Giai đoạn mang thai
- Việc đầu tiên phòng nứt đầu vú là trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì phải vê kéo dần ra ngoài hàng ngày, nhất là từ khi mang thai 5 tháng. Bạn nên rửa sạch, sau đó bôi lên chút dầu ăn, khiến lớp da đầu vú dày và vững hơn, khi sinh nở và cho con bú sẽ không bị nứt nữa.
- Bạn nên chủ động tìm hiểu kiến thức, nghiên cứu sách báo, tài liệu nói về bệnh viêm tuyến vú để tự biết cách phòng tránh cho mình.
- Tham gia các khóa học dành cho phụ nữ mang thai chuẩn bị làm mẹ để được giao lưu, giải đáp, học hỏi kinh nghiệm, những lời khuyên bổ ích của chuyên gia về vấn đề này
.
- Bạn cũng có thể đến các bác sĩ chuyên khoa, các trung tâm y tế để được tư vấn, giúp đỡ.
Phòng bệnh sau khi sinh
- Day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
- Vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú.
- Cần cho trẻ bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10 -15 phút là đủ.
- Mỗi lần cho bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu sữa quá nhiều mà trẻ lại bú ít thì phải vắt (hút) cạn lượng sữa thừa.
- Lần kế tiếp cho bú thì lại bú bên kia trước, hết sạch rồi mới đổi sang bên này. Thay đổi kế tiếp như vậy để tránh việc sữa không được bú hết sẽ tích tụ lại.
- Không để trẻ ngậm đầu vú khi ngủ.
- Cố gắng duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, tránh bị kích động.
- Dùng các loại thức ăn làm tăng sữa như chân giò hầm hạnh nhân, đu đủ xanh hầm chân giò, cá trắm tươi hấp, canh cá chép, canh trứng, đậu vàng hầm…
- Mỗi ngày dùng khăn bông thấm nước ấm lau chùi vú 3-4 lần, xoa nhẹ để đề phòng vú căng to sệ xuống.
- Mặc áo ngực cotton rộng, thoáng, có miếng mút nhỏ để giữ cho sữa đừng rỉ ra áo ngoài
- Khi thấy vú có những biểu hiện bất thường cần sớm đi khám để chữa trị kịp thời.
Bệnh phụ nữ tiền mãn kinh
Huyết trắng ở phụ nữ
Ngứa âm hộ - Những thắc mắc thường gặp
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu khi mang thai
(st)