Bệnh thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh đối với phụ nữ là một bước đánh dấu bắt đầu quá trình lão hóa của phái nữ. Từ 50 tuổi trở đi chức năng của buồng trứng suy thoái, bắt đầu xuất hiện mãn kinh, 10-15 năm tiếp theo rất nhiều loại bệnh bắt đầu xuất hiện khiến cho cơ thể phụ nữ suy yếu. Các chuyên gia đã khuyến cáo, chị em ở tuổi tiền mãn kinh nên chú ý những loại bệnh dưới đây để chữa trị sớm, tránh những hiểm họa về sau.


Tuổi thọ của nữ giới ngày một gia tăng. Các nhà khoa học ước tính phụ nữ trung bình sẽ sống khoảng 30 - 50 năm ở tuổi mãn kinh. Vì thế, sức khỏe tuổi trung niên của phụ nữ đang ngày càng được quan tâm để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Trong buổi nói chuyện tại Trung tâm Truyền thông và giáo dục sức khỏe TP.HCM cuối tháng 3/2005, bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên (Bệnh viện Từ Dũ) đã đề cập đến những kiến thức về sức khỏe phụ nữ tuổi U.40.

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA PHỤ NỮ THỜI KỲ MÃN KINH

Người phụ nữ trong thời kỳ phát triển, cơ thể liên tục tiết ra estrogen - nội tiết tố nữ - để tạo ra các đặc tính của phái nữ. Sang tuổi mãn kinh, buồng trứng trong cơ thể phụ nữ không phát triển, nội tiết tố không tiết ra nữa, bắt đầu thiếu hụt estrogen. Vùng khung chậu bị ảnh hưởng, rất dễ sinh ra các bệnh viêm âm đạo, ngứa âm hộ, rong kinh, âm đạo khô, giao hợp khó khăn... có thể dẫn đến bệnh sa sinh dục, sa bàng quang, són tiểu. Thiếu estrogen cũng ảnh hưởng tới tâm thần kinh, tuyến nội tiết, hệ vận mạch, gây ra nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, bị bốc hỏa từng cơn, chóng mặt, hồi hộp không lý do, đau nhiều nơi trên cơ thể, dễ cáu gắt, sinh ra những lo âu, dễ buồn tủi...

Phòng ngừa: Có thể uống estrogen thay thế nội tiết buồng trứng khi mãn kinh để điều hòa cơ thể song phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

MỘT SỐ BỆNH LÝ HAY GẶP Ở TUỔI MÃN KINH

* Loãng xương: Tuổi mãn kinh phụ nữ rất dễ bị loãng xương, đặc biệt những người nhỏ bé, người tiền căn gia đình bị loãng xương, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng. Loãng xương dễ dẫn đến gãy cổ xương đùi, xương cườm tay, bị đau lưng và còng lưng do cột sống bị sụp.

Phòng ngừa: Cần có chế độ ăn uống tăng canxi ngay từ tuổi vị thành niên, vận động và tập thể dục vừa sức đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc corticoides. tiểu đường, những người ít vận động, thường xuyên căng thẳng thần kinh, người uống thuốc viên ngừa thai quá lâu và phụ nữ bị giảm estrogen. Khoảng 70% phụ nữ béo phì dẫn đến bệnh suy động mạch vành, bệnh cao huyết áp và tiểu đường.

Phòng ngừa: Cần loại trừ các yếu tố nguy cơ. Hãy giữ chỉ số cơ thể BMI ở mức độ từ 18,8-25. Nên tới bệnh viện kiểm tra cholesterol trong máu. Những người có trên 260mg/dl (6,7mM) là có nguy cơ cao suy động mạch vành; từ 240-259mg/dl: nguy cơ trung bình. Ổn định huyết áp ở mức trung bình. Nên bỏ thuốc lá, vận động nhiều, chế độ ăn ít muối, ít chất béo.

* Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung có liên quan đến sinh đẻ nhiều, có chồng sớm, quan hệ tình dục không an toàn, viêm nhiễm cổ tử cung kéo dài, nhất là nhiễm siêu vi Herpès simplex II...

Phòng ngừa: Để chữa trị kịp thời, phụ nữ có chồng cần đi khám phụ khoa định kỳ 3 năm một lần hoặc ngay khi thấy có rong huyết sau giao hợp, dù rất ít.

* Ung thư nội mạc tử cung: Bệnh thường gặp ở phụ nữ béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hoặc có tiền căn vô sinh, rối loạn kinh nguyệt. Để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất, cần khám phụ khoa định kỳ, nếu có rong huyết ở tuổi mãn kinh.

* Ung thư vú: Đây là nỗi ám ảnh của phụ nữ tuổi trung niên - căn bệnh âm thầm mà rất nguy hiểm. Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trung niên: Gia đình có người từng bị ung thư vú, nguy cơ tăng gấp 3-5 lần; Béo phì: nguy cơ gấp 3 lần; Không cho con bú sữa mẹ hoặc không sinh con, hoặc có con đầu lòng quá muộn; Dậy thì sớm và mãn kinh muộn. Mọi phụ nữ nên tự khám mỗi tháng xem có gì bất thường ở ngực, nhũ hoa... đồng thời cần được khám định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa mỗi năm một lần.

Loãng xương

Sau 1 năm mãn kinh tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh loãng xương lên đến 22% và sau 5 năm tỷ lệ này tăng lên 45%. Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí xương chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi. Với người có tuổi thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Tăng cân và béo phì

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh có thể trọng trung bình tăng từ 5 kg trở lên.Và lượng mỡ thừa chủ yếu tập trung ở phần bụng khiến cho rất nhiều phụ nữ sở hữu “thân hình trái táo”. Đồng thời, thời điểm này cũng bắt đầu phát tác của rất nhiều bệnh mãn tính như rối loạn chuyển hóa lipit máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch vành…


Tiểu đường


Tiền mãn kinh và bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với nhau. Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường nếu như không có tiền sử gia đình thì hầu như đều xuất phát từ thời kỳ tiền mãn kinh, xuất hiện các triệu chứng như ăn uống không điều độ khiến tăng cân nhanh, dẫn đến tăng đề kháng insulin trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiều đường.

Hơn thế đối với những người mang di truyền các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, thể trạng béo phì thì thời kỳ tiền mãn kinh lượng đường huyết tăng cao và rất khó kh��ng chế.


Bệnh tim mạch


Nhờ vào sự bảo vệ của estrogen nên tỷ lệ phụ nữ trước khi mãn kinh mắc các bệnh tim mạch hay nguy cơ đột quỵ xảy ra thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Thế nhưng sau khi mãn kinh thì lại ngược lại, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch so với những phụ nữ cùng tuổi nhưng chưa mãn kinh tăng lên 2-6 lần.


Các bệnh phụ khoa


Do lượng estrogen thời kỳ mãn kinh suy giảm, các loại bệnh phụ khoa bắt đầu tìm đến “quấy nhiễu”. Ví dụ như hiện tượng rối loạn chảy máu tử cung, có khoảng 30% phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.


Ung thư vú


Mãn kinh và ung thư vú có mối liên quan mật thiết với nhau. Thứ nhất phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh thì nguy cơ mắc ung thư vú tăng cao. Thứ hai những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú thì tỷ lệ xuất hiện hội chứng tiền mãn kinh càng cao.'


THỰC PHẨM CHO CÁC TRIỆU CHỨNG MÃN KINH (béo phì, đổ mồ hôi, rối loạn giấc ngủ)

Cây đậu: Loại cây giàu estrogens

Một chế độ ăn uống hợp lý với lượng đậu tương được chứng minh sẽ làm giảm các triệu chứng mãn kinh nhưng cần ăn uống điều độ, trong trường hợp thỉnh thoảng bạn mới uống một ly sữa đậu thì kết quả sẽ không như mong muốn.

 Đậu là loại cây rất giàu estrogens, cung cấp lượng estrogen tự nhiên cần thiết cho cơ thể chúng ta .Để estrogen phát huy được tác dụng, bạn cần ăn ít nhất là 20gram đậu mỗi ngày.

Các loại thức ăn khác từ loại cây giàu estrogens

Tuy các loại cây này không giàu estrogens (phytoestrogens) như cây đậu nhưng việc kết hợp các loại khác nhau như đậu, rong biển, táo…có thể tạo nên tác dụng tuyệt vời.

Những thực phẩm bạn cần hạn chế ăn

Tuy bạn không phải kiêng tất cả các loại thức ăn để làm giảm các triệu chứng mãn kinh nhưng có một vài loại thức ăn mà phụ nữ nên tránh dùng như: cafein, cồn và các loại gia vị cay nóng khác. Thêm nữa, nếu bạn gặp vấn đề với giấc ngủ thì nên hạn chế đến mức thấp nhất lượng caffeine từ cà-phê, trà, cola, đồ uống tăng lực. Giảm lượng muối ăn xuống (chọn lọc những loại thực phẩm chế biến và đóng gói ít muối) cũng có thể giúp hạn chế việc tích muối trong cơ thể.

THỨC ĂN CHO SỨC KHỎE DÀI LÂU (dành cho tuổi mãn kinh và các bệnh khác)

Không có gì là lạ khi các chế độ ăn uống cơ bản ở tuổi mãn kinh cũng giống với chế độ dinh dưỡng cho các bộ phận khác trên cơ thể: các loại hoa quả nhiều màu sắc, rau xanh, thịt có chứa nhiều đạm, ít chất béo và các thực phẩm giàu chất xơ. Ở độ tuổi mãn kinh, yêu cầu về chế độ ăn uống luôn thay đổi. Chúng ta cần phải tăng cường các loại thức ăn để bảo vệ trái tim cũng như hệ thống xương của mình. Dưới đây là môt số hướng dẫn cơ bản mà bạn nên biết:

Cho trái tim khỏe mạnh

Tăng cường lượng omega-3 cho cơ thể. Thường xuyên ăn dầu cá (như cá hồi, cá thu) hoặc ăn dầu cá viên hàng ngày (1,500 – 2,000mg/ngày).

Cho xương khỏe

Cung cấp từ 1,200-1,500mg can-xi mỗi ngày. Đừng chỉ dựa vào các chất bổ sung, hãy chọn những thức phẩm ít chất béo, giàu can-xi và các loại rau xanh và sử dụng thường xuyên. Hạn chế ăn các lọai thực phẩm bổ sung trên 500mg một lần để hạn chế tối đa hấp thụ của cơ thể.

Điều chỉnh trọng lượng cơ thể

Để tăng cân rất dễ, bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể để đảm bảo cơ thể luôn đủ năng lượng để hoạt động. Bạn hãy nhớ các số đo cơ thể mình và bắt đầu tiến hành tập luyện (2.500 bước đi bộ là khoảng 100 calo bị mất đi) và theo dõi chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Bạn cũng nên tăng cường một số thực phẩm khác để cơ thể khỏe mạnh lại giúp tăng trọng lượng cơ thể.

Một điều nữa bạn “phải” làm là: hoạt động thể lực. Việc này rất quan trọng để giúp bạn giữ sức khỏe khi bước vào tuổi mãn kinh, quan trọng như chế độ ăn uống của bạn vậy. Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tim, xương, cân nặng và tâm trạng của bạn thay đổi đáng kể. Nếu bạn cho rằng việc tập luyện này nên thực hiện sau cùng vì nó được đề cập đến cuối cùng thế này thì lời khuyên cho bạn là, bạn hãy đưa nó lên đầu trang. Tiến hành tập luyện càng sớm, bạn càng dẻo dai và có sức khỏe, giảm đáng kể các triệu chứng của căn bệnh mãn kinh.

Bệnh phụ nữ tiền mãn kinh
Mãn kinh sớm
Phương thuốc cho thời kỳ mãn kinh
Chu kì kinh nguyệt cuối
Mãn kinh và mãn dục

(st)