Mẹo vặt chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em cực hay
Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Thống kê tại Bệnh viên Nhi đồng cho thấy bệnh thủy đậu xảy ra tập chung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3 với những biến chứng khó chữa.
Thủy đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến
nhất của bệnh là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da có thể
dẫn đến sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài dễ làm trẻ mất tự tin khi
lớn lên. Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm
trọng đến đời sống của trẻ trong thời thơ ấu như viêm não, viêm phổi
thậm chí có thể tử vong do thủy đậu. Riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thủy đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.
Thủy đậu lây lan cao
Trẻ bị thủy đậu khi nói, ho, hắt hơi, khóc… các virus sẽ phát tán trong
không khí. Thậm chí có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, đồ
chơi, quần áo của bạn… có chứa virut gây bệnh. Bệnh thủy đậu rất dễ lây
lan, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo,
trường học, văn phòng,…
Sự hối hận muộn màng
Một số trẻ không được quan tâm chăm sóc kỹ, nên khi trẻ gãi móng tay
vào mụn nước, chúng vỡ ra gây nhiễm trùng. Lẽ ra con siêu vi trùng này
chỉ gây tổn thương sâu da của trẻ, khi lành bệnh có thể tạo thành sẹo.
Lúc ấy, với các bà mẹ là "sự hối hận muộn màng” còn trẻ sẽ mất tự tin
khi lớn lên.
Trường hợp hiếm, nhưng xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém là siêu vi trùng không ở lớp da bên ngoài, chạy thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, quờ quạng tay chân, co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thủy đậu.
Bệnh thủy đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là
biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh (ảnh
minh họa)
Phòng ngừa
Bệnh thủy đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là
biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm
ngừa 2 liều để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hai liều vắc-xin thủy đậu là
cần thiết cho trẻ.
Sử dụng vắc xin
Nên tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ em và người lớn nên tiêm ngừa 2 liều vắc xin thủy đậu để được bảo vệ phòng tránh thủy đậu một cách tối ưu, giảm tỷ lệ mắc thủy đậu mặc dù trước đó có chủng ngừa. Liều thứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần.
Tiêm ngừa nên được thực hiện trước khi mùa bệnh xảy ra để tránh nhu cầu tăng cao gây khan hiếm thuốc chủng ngừa. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh, do đã bị nhiễm bệnh mà vắc xin chưa kịp có tác dụng.
Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viên Sản, Nhi, Trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa thủy đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêm ngừa để được bảo vệ khỏi bị thủy đậu, tránh lây lan trong cộng đồng khi bùng phát dịch.
Bệnh thủy đậu: những điều nên biết.
Hình ảnh thủy đậu. |
Bệnh thuỷ đậu, bà con ta quen gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam). Thủ phạm gây bệnh là virut Varicella zoster. Nguồn lây duy nhất là người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc.
Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu nhân gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa... Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2-3 ngày sau đậu mọc. Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương; nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Đậu thường thưa. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại nốt đậu độ tuổi khác nhau: nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, nốt phỏng, nốt đã đóng vẩy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.
Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường triến triển lành tính: đậu thường thưa, sức khỏe của trẻ ít thay đổi; đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy, vẩy có màu nâu sẫm. Một tuần sau vẩy bong và không để lại sẹo. Bệnh khỏi.
Những trường hợp nặng, đậu mọc dày chi chít, tới hơn một nghìn nốt; đậu mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Năm nay, người lớn cũng mắc, bệnh thường nặng: người bệnh thường sốt cao 39-40oC, có người còn trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng dày hơn có khi có máu. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn và có thể tử vong.
Phụ nữ có thai trong nửa đầu của thai kỳ nếu mắc thuỷ đậu thì não bộ... bào thai có thể bị dị dạng; nếu trước sinh một tuần lễ người mẹ bị thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.
Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, nốt phỏng có thể bị bội nhiễm gây viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận cấp tính hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu.
Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, cần cách ly với những trẻ khác. Ảnh: Thu Hương |
- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.
- Nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.
- Hạ sốt bằng paracetamol (không được dùng aspirin).
- Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm.
- Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir.
- Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.
Để phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vaccin phũng bệnh thủy đậu.
- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất (tiêm dưới da 0,5 ml).
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần.
Về lâu dài, đây cũng là biện pháp giúp mọi người chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu.
Chú ý: Chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, sau khi tiêm vaccin cần áp
dụng ngay một biện pháp tránh thai tin cậy (như dùng bao cao su, uống
viên thuốc tránh thai) trong vòng 3 tháng.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu là loại bệnh lý lây nhiễm thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng ban đầu là nổi mụn đỏ và phát nhanh khắp người, kèm theo sốt, sổ mũi, ho…
Diễn tả bệnh trạng – Triệu chứng ban đầuBệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi khuẩn gây ra. Siêu vi bệnh thủy đậu còn gọi là siêu vi bệnh trái rạ. Nó cùng loại siêu vi gây bệnh “giời ăn”. Bệnh thủy đậu thường bắt đầu từ một mụn đỏ, nhưng nhiều mụn sẽ phát rất nhanh, kèm với nóng sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho và cảm thấy rất mệt. Các mụn đỏ bắt đầu nổi trên ngực và sau lưng, rồi lan lên mặt, da đầu, cánh tay và chân. Mụn đỏ có thể phát ra khắp người, bên trong lỗ tai, trên mí mắt, bên trong mũi và ngay trong âm đạo, khắp mọi chỗ. Mụn đỏ tiếp tục lan trong ba hay bốn ngày. Những mụn này thường rất ngứa.
Chỉ sau vài giờ các mụn nổi phồng lên thành mụn nước. Nó có thể chứa đầy nước vàng. Sau chừng một ngày, chất nước trở nên màu đục. Các mụn nầy dễ vỡ ra và đóng vảy. Các mụn sẽ lần lượt lành theo giai đoạn khác nhau, có mụn lành nhanh hơn những mụn khác, do đó người bệnh có thể bị các mụn đỏ trong các giai đoạn khác nhau cùng một lúc. Có người bị bệnh lướt qua nhẹ với chỉ vài mụn thôi. Có người khác bị khủng khiếp đến hàng trăm mụn ngứa . Trong gia đình có nhiều con, bệnh có thể kéo dài đến nhiều tuần, vì bệnh phải qua thời gian ủ khá lâu.
Thời gian ủ bệnhCha mẹ thường không biết lúc nào con em gặp phải bệnh thủy đậu. Có em có thể tiếp xúc với bệnh thủy đậu mà không bị lây. Nhưng nói chung thì bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện từ khoảng 1O đến 21 ngày sau khi trẻ em có tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.
Thời gian lây nhiễmBệnh thủy đậu là một bệnh thông thường của trẻ em và rất dễ bị lây nhiễm. Trẻ em bị nhiễm trùng từ hai ngày trước khi mụn đỏ nổi lên và tiếp tục lây cho đến khi tất cả các mụn nước đóng thành vảy. Thông thường, việc này kéo dài 7 ngày. Các em phải tránh đến nơi giữ trẻ hay trường học trong lúc bệnh đang lây. Siêu vi khuẩn nầy dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi .
Ngoài ra, có thể bị lây bệnh thủy đậu từ quần áo có dính chất mủ tươi từ các mụn của người mang bệnh. Một khi tất cả các mụn đóng thành vảy thì người này không còn là mầm lây bệnh nữa. Trẻ em có thể đi học lại 7 ngày sau khi những mụn đỏ đầu tiên phát hiện, miễn là các mụn đều đóng thành vảy.
Bệnh thủy đậu thường xảy ra cho trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. Nếu có một người trong nhà bị bệnh thủy đậu thì người khác chưa từng mắc qua bệnh ấy hầu như chắc chắn sẽ là người kế tiếp mắc bệnh.
Cách chữa trịLoại nhiễm vi trùng cấp hai có thể gây ra do các em gãi các mụn ngứa, làm thành sẹo.
Để tránh mang sẹo:Điều trị thủy đậu cho trẻ tại nhà.
Khi trẻ bị thủy đậu, trẻ thường cảm thấy nhàm chán, cô lập và cảm giác như đang mang một “tội lỗi” hoặc mang căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn lo hậu quả của bệnh thủy đậu sẽ làm con trở nên xấu xí. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn lo hậu quả của bệnh thủy đậu sẽ làm con trở nên xấu xí.
Dưới đây là những cách phổ biến nhất để điều trị thủy đậu ở nhà mà các mẹ nên biết:
- Dùng dầu Vitamin E: Vitamin E được cho là rất tốt cho da. Dùng dầu vitamin E bôi lên da sẽ đẩy nhanh hiệu quả khỏi bệnh.
- Uống nước Neem luộc: Lá cây neem là một loại thảo mộc được trồng nhiều ở Ninh Thuận. Đun sôi lá cây neem với nước trong 10 phút và lọc lấy nước uống. Loại nước này nên được uống lúc đói và uống trong vòng 3 ngày sau khi bị bệnh.
- Uống nhiều nước:Uống nhiều nước để tránh mất nước mà là việc hết sức cần thiết trong quá trình bị thủy đậu.
- Uống sữa đầy đủ:Con bị thủy đậu, các mẹ đừng bắt con nhịn uống sữa, mà trái lại, nên cho con uống nhiều sữa như nước lọc.
- Tránh ăn nhiều đồ ăn có bơ, gia vị, dầu và muối: Muối, ớt, bơ, dầu, gia vị là những thành phần cần phải thể tránh ít nhất 15 ngày sau khi bị thủy đậu bởi các thành phần này thường là nguyên nhân gây ra các phát ban và gây ngứa.
- Dùng mật ong: Nên cho trẻ uống một chút mật ong sẽ giúp giảm các tổn thương và mau chữa lành bệnh.
- Dán lá neem: Lấy lá neem giã nát rồi đắp trực tiếp lên các vết thương.
- Cho giấm nâu vào nước tắm: Hãy thêm một chút giấm nâu vào nước tắm của con để giúp con giảm bớt ngứa ngáy.
- Tắm nước yến mạch đun sôi: Đun sôi 2 cốc bột yến mạch trong 2 lít nước cho khoảng 20 phút. Lọc nước yến mạch đun sôi trong một miếng vải và cho vào trong bồn nước tắm. Bột yến mạch giúp giảm ngứa.
- Dùng nước soda để thấm: Một số bệnh nhân khi khi bị thủy đậu sẽ được bác sĩ khuyến cáo là không được tắm. Biện pháp duy nhất là thấm các vết thương. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng nước soda để thấm vết thương, sau đó thấm lại bằng nước sạch.
- Uống trà thảo dược: Uống trà thảo dược từ hoa cúc, húng quế, cúc vạn thọ, chanh, quế và mật ong một hoặc hai lần một ngày. Các loại trà này giúp tăng tốc chữa bệnh.
-Tiêu thụ hạt giống rau mùi và súp cà rốt: Lá rau mùi và súp cà rốt còn được cho là có lợi ích trong việc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Một số người phàn nàn về những vết sẹo còn lại sau khi khỏi bệnh. Vì vậy, tốt hơn là các mẹ hãy chữa lành các vết thương càng sớm càng tốt.
(ST)