Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy là bệnh có phân hàm chứa trên 90% nước do chuyển hóa quá nhanh qua hệ thống tiêu hóa.Bệnh đặc trưng bởi phân lỏng,số lần đi đại tiện nhiều.Là một phản ứng đào thải những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố,các vi khuẩn có hại.Bệnh chia làm 2 loại: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính.

1.Nguyên nhân bệnh tiêu chảy cấp tính.

a).Tiêu chảy do vi trùng.

- Tiêu chảy do nhiễm trùng không xâm lấn.

+ Là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy do thực phẩm mất vệ sinh,nước uống ô nhiễm.

+ Có thể lây từ người và súc vật.

-         Tiêu chảy do Staphylococus aureus có trong thực phẩm giàu chất đạm để trong tủ lạnh nhưng không đủ lạnh dẫn đến gây độc tố.

-         Tiêu chảy dạng tả do Vibrio cholera là loại vi trùng gram âm gây mất nước nặng có thể tử vong trong 3-4h nếu không được điều trị bệnh.

-         Tiêu chảy do Escherichia coli có nhiều chủng loại.Đa số bị nhẹ,tiêu chảy nước,đau quặn bụng,buồn nôn.

-         Tiêu chảy nhiễm trùng xâm lấn do nhiễm từ thực phẩm hay nước bị ô nhiễm.Bệnh nhân bị đau quặn bụng, sốt, đi cầu nhiều lần, ít phân, có máu và chất nhầy.

-         Tiêu chảy dạng thương hàn do lây từ nguồn nước bị ô nhiễm,thịt gia cầm và trứng.Bệnh nhân bị sốt kéo dài, lách to, mê sảng, đau bụng và có các triệu chứng toàn thân.

-         Tiêu chảy do Campylobacter lây truyền từ súc vật,thực phẩm bị nhiễm độc.Bênh này ít gặp hơn với triệu chứng tiêu chảy,sốt,xét nghiệm phân có bạch cầu và hồng cầu.

b).Tiêu chảy do siêu vi trùng chủ yếu do 2 loại:

-         Rotavirus thường gặp ở trẻ em 3 đến 15 tháng,bệnh nhân tiêu chảy nước,nôn mửa,mất nước nhanh.

-         Norwalk virus với triệu chứng tiêu chảy,buồn nôn,đau bụng xảy ra trong thời gian ngắn 28-48h.

c).Tiêu chảy do kí sinh trùng

- Bệnh lây theo đường tiêu hóa,đường phân,miệng,qua thực phẩm,nước bị ô nhiễm.

d).Tiêu chảy không nhiễm trùng

- Do thuốc.do nhiễm độc,do dị ứng do rối loạn hấp thụ thức ăn, do stress, hội chứng đại tràng kích thích v.v.

2.Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy mãn tính

-         Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính kéo dài quá 2-3 tuần sẽ gọi là tiêu chảy mãn tính.

-         Được chia làm 2 loai :

+ Bệnh nhân không có tổn thương tại ruột

+ Bệnh nhân bị tổn thương như viêm đại tràng.

Phức tạp trong chuẩn đoán tiêu chảy mãn tính

Tôi 46 tuổi, bị tiêu chảy nhiều năm nay, thường vào buổi sáng trước khi ăn. Tôi đã uống thuốc (Antibo..v.v..) hoài nhưng không khỏi! Tôi đang ở Cần Thơ, xin hỏi tôi nên làm gì và đến khám ở đâu để trị?. (Dương Thị Kim Dung)

Trả lời :

- Tiêu chảy mạn tính (tiêu chảy kéo dài, hơn 3 tuần) có thể do nhiều nguyên nhân như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng kém hấp thu … Bản thân mỗi nhóm bệnh kể trên lại bao gồm nhiều nguyên nhân sinh bệnh khác nhau, do đó chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy mạn tính là một chẩn đoán khó và đa số các trường hợp đều cần phải làm thêm các xét nghiệm hỗ trợ như siêu âm bụng, nội soi đại tràng, xét nghiệm máu, phân…

Như vậy có nghĩa là người bệnh bị tiêu chảy mạn cần đến khám và điều trị ở những cơ sở có chuyên khoa tiêu hóa với tương đối đầy đủ các phương tiện thăm dò và xét nghiệm kể trên.

- Tuy là một chẩn đoán khó và phức tạp, nhưng cũng có một số triệu chứng kèm theo có thể giúp ích cho bản thân người bệnh nhận biết sơ khởi về mức độ quan trọng của nguyên nhân gây tiêu chảy (tuy chưa được bác sĩ chẩn đoán cụ thể):

o Tiêu chảy mạn sẽ đáng ngại khi đi kèm một hay nhiều các biểu hiện sau:

Sốt; Ớn lạnh về chiều; Sụt cân; Phân có lẫn máu; Tiêu chảy về đêm ngay cả sau khi đã đi ngủ; Đau bụng từng cơn kèm có khối u gò trên thành bụng sờ thấy trong cơn đau; Thiếu máu; Buốt mót (mắc đi cầu liên tục dù mỗi lần đi được rất ít hoặc không có phân)

Nếu bạn có một trong những biểu hiện kể trên thì cần khẩn trương đến khám theo chuyên khoa tiêu hóa.

o Đại đa số các trường hợp tiêu chảy mạn là không nguy hiểm nếu:

- Bạn không có tất cả các biểu hiện nguy hiểm kể trên dù bệnh đã xảy ra trong một thời gian dài.

- Nếu tiêu chảy xảy ra thành từng đợt chứ không liên tục và bạn có thể dự đoán được tình huống sẽ bị tiêu chảy (theo kinh nghiệm chúng tôi thì thường là trong giai đoạn bị stress do công việc, thi cử, hoặc sau khi ăn uống một loại thức ăn đặc biệt nào đó như sữa, rượu, nước đá lạnh …)

- Do một số biểu hiện nguy hiểm ở giai đoạn sớm có thể không rõ ràng và khó nhận biết bởi người không có chuyên môn ngành y (chẳng hạn như triệu chứng thiếu máu), thái độ an toàn nhất là bạn nên khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn về chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.

Phòng bệnh tiêu chảy

-         Luôn vệ sinh môi trường và cá nhân,thường xuyên rửa tay.

-         Không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín,uống nước lã.

-         Nước dùng rửa thực phẩm phải dùng nước sạch

-         Bảo quản thực phẩm đúng cách,không dùng thực phẩm đã hết hạn hay kém chất lượng.

-         Khi bị mắc bệnh cần phải được điêu trị ngay,uống nhiều nước để bù lượng

nước bị mất,không nên uống sữa khi bi bệnh.

-         Tránh các thực phẩm có chất sorbitol(hay có trong đồ ăn kiêng).

-         Tích cực diệt ruồi nhặng nếu có.

Điều trị tiêu chảy thế nào cho đúng cách?

Trước hết, tiêu chảy gồm hai loại: Loại viêm nhiễm và loại không viêm nhiễm. Loại tiêu chảy viêm nhiễm là do vi khuẩn, vi-rút hoặc ký sinh trùng gây nên. Còn loại không viêm nhiễm có thể bị nhiễm lạnh, suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, viêm tuyến tụy, viêm gan mãn tính…

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chứng tiêu chảy nhẹ, không nghiêm trọng sẽ tự khỏi trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Đối với những trường hợp này, thì có thể tự điều trị tại nhà. Biện pháp là lấy khoảng 500ml nước đun sôi rồi để nguội, cho 10g đường và 1,75g muối vào khuấy tan rồi uống. Lưu ý là khi khỏi tiêu chảy nên ngừng ngay lập tức việc uống dung dịch này.

Còn đối với những trường hợp bệnh nặng, hoặc chứng tiêu chảy kéo dài 3 ngày liền mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì nhất định phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm phân, xác định tiêu chảy do nguyên nhân gì và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh, nếu không thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn tốt trong đường ruột, gây nên hiện tượng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Đồng thời, phải chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh trong chế biến thực phẩm. Đặc biệt, khi chăm sóc người bệnh, cần phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nhất là phải dùng riêng bát đĩa, thìa, đũa… và trong nhà phải thường xuyên thông gió, thoáng khí…

Chữa tiêu chảy bằng cây cỏ

Rau má chữa tiêu chảy

- Tiêu chảy là do ăn phải đồ ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn hoặc do dị ứng thực phẩm, thay đổi thời tiết. Nếu rơi vào tình huống “đi nhanh về chậm” này thì làm thế nào là tốt nhất?

Dạ dày không tốt sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong người. Sau một vài ngày thì cơ thể sẽ trở lại bình thường nhưng điều quan trọng là trong thời gian bị tiêu chảy bạn cần có những biện pháp tránh bị mất nước. Để làm được điều này thì tốt nhất nên uống nước chanh pha một chút muối và đường. Hoặc sử dụng loại thuốc ozone hydrat có bán sẵn ở các hiệu thuốc pha với nước uống.

 Một số cách để điều trị tiêu chảy:

 1. Một cách chữa rất đơn giản là nhai lá ổi sống. Lấy hai đến ba lá ổi rửa sạch và nhai sống. Thông thường nó sẽ giúp dạ dày bạn ổn định lại trạng thái cân bằng nhanh chóng. Nhưng nếu sau 5 giờ bạn cảm thấy chưa ổn lắm thì nên nhai tiếp một vài lá nữa.

 2. Cách chữa khác rất nhanh để trị tiêu chảy là dùng hạt cỏ cà ri (một loại cỏ thuộc họ đậu có hạt thơm dùng để chế cà ri). Lấy 5gam (một thìa cà phê) hạt cà ri rang lên sau đó cho vào nửa cốc nước ấm đã pha sẵn và uống. Sau 4giờ bạn sẽ thấy thoải mái ngay.

 3. Bệnh tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng đầy hơi nên bạn có thể dùng lô hội (có tác dụng giải độc để loại arsenic ra khỏi cơ thể).

 Trong trường hợp dạ dày bạn gặp phải một số trục trặc thì nhờ bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên dùng kháng sinh sẽ làm mất vị giác của miệng và gây cảm giác chán ăn cho người bệnh. Đặc biệt trong quá trình điều trị tiêu chảy cần tránh cho cơ thể khỏi mất nước và uống nhiều dung dịch bù điện giải.

 Tốt nhất nên dùng thuốc chữa tiêu chảy từ dược thảo thiên nhiên để tránh phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Nhưng nếu sau hai ngày tự điều trị mà dạ dày bạn vẫn cảm thấy không “ổn” thì cần đến gặp bác sĩ để tránh cho niêm mạc dạ dày và ruột bị tổn thương nặng.

Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây ổi

Búp ổi

Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.

Xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể các vị thuốc từ cây ổi để chữa bệnh.

Tiêu chảy

Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước còn 100ml, trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1lần; người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.

- Với tiêu chảy do lạnh dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 19g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, giềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g, và hoắc hương 18g, sắc uống.

- Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt) dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 8 phần, bột gạch non 2 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần.

- Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

- Với trẻ đi lỏng dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.

Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính

Lá ổi non, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.

Cửu lỵ: Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống.

Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: trẻ từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.

Tác dụng của ổi với một số bệnh thường gặp khác

Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.

Băng huyết: Quả ổi sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước ấm.

Tiểu đường: Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần hằng ngày; mỗi ngày ăn vài quả ổi (chừng 200g); hoặc lá ổi khô 15-30g, sắc uống hằng ngày.

Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.

Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

Vết thương do trật đả:
Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.

Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g, sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.

Dùng kháng sinh trong bệnh tiêu chảy cấp

Ảnh minh hoạ

Bệnh nhân tiêu chảy nặng do vi khuẩn thường được cấp cứu bằng cách bổ sung nước và điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hoá, giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, đó chỉ mới là chữa triệu chứng. Muốn trị tận gốc thì phải dùng kháng sinh.

Một số lưu ý khi dùng kháng sinh chữa tiêu chảy cấp:

Chọn dùng kháng sinh đặc hiệu: Khi có trường hợp sốt, mót rặn, có máu mủ trong phân, bác sĩ tiên đoán bệnh có khả năng kéo dài thì nên làm xét nghiệm vi sinh. Dựa vào các chẩn đoán lâm sàng, kết quả xét nghiệm và hỏi kỹ về các thức ăn đồ uống đã dùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một kháng sinh đặc hiệu nào đó. Hiện nhiều bệnh nhân hỏi người bán thuốc hoặc tự mò mẫm dùng một kháng sinh thông dụng (như chloramphenico, bactrim, berberin) mà không dùng đúng kháng sinh đặc hiệu, khiến không khỏi, gây lây lan trong cộng đồng.
Một số trường hợp bệnh khỏi nhưng đó là nhờ cơ thể tự đào thải độc tố hoặc vi khuẩn chứ không phải do dùng thuốc.

Không dùng kháng sinh cho mọi trường hợp: Một sai lầm thường gặp trong điều trị tiêu chảy cấp là cứ dùng kháng sinh bất kể do nguyên nhân gì. Đối với người nhiễm Escherichia Coli sinh độc tố Shiga, việc dùng kháng sinh sẽ làm tăng sự phóng thích độc tố, dẫn đến hội chứng tán huyết – urê huyết cao. Thwjc ra trong trường hợp này chỉ cần dùng các biện pháp nâng đỡ. Đối với các trường hợp tiêu chảy do virus, kháng sinh không đem lại tác dụng gì mà chỉ làm bệnh nhân mệt mỏi thêm; lúc này điều quan trọng nhất là bù đủ nước, chất điện giải.

(St)