Bệnh trầm cảm khi mang thai

Niềm vui biết mình có thai chưa được bao lâu, bỗng dưng bạn cảm thấy buồn. Tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Thai phụ cảm thấy mình có lỗi về tâm trạng của bản thân và càng khiến sự chán nản tăng lên. Liệu có vấn đề gì chăng?


Thông tim cần biết về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25% Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp

Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm khiến con người có thể thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài và thấy mọi điều trở nên vô vọng. Trầm cảm không những làm cho công việc và cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn dường nhưkhông thể vượt qua mà còn khiến con người cảm thấy cô đơn, trơtrọi. Hiện có khoảng 19 triệu người Mỹ sống trong trạng thái trầm cảm. (Đặc biệt phụnữsau khi sanh dễmác bệnh trầm cảm) Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp bạn nhận ra các dấu hiệu của bệnh trầm cảm để phòng ngừa.





  I. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHÂN TRẦM CẢM:

Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu

Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do.

Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.

Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.

Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.

Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.

Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.

Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO.

Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm

Trong vòng hai tuần, hầu nhưmỗi ngày

Tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:

  • Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.

  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.

  • Kích động hoặc trở nên chậm chạp.

  • Mệt mỏi hoặc mất sức.

  • Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.

  • Giảm khả năng tập trung, do dự.

  • Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Chuẩn ICD-10 F32

Theo ICD:

  • F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).

  • F32.1 Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi).

  • F32.2 Trầm cảm nặng (bệnh nhân cần được điều trị).

  • F32.3 Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.

  • F32.8 và 9 Những giai đoạn trầm cảm khác.

Nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm

Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát.Theo các thống kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn

Những bệnh nhân trầm cảm tự sát đa số ở hai nhóm chính:

  • Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.

  • Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị.

Ý đồ tự sát nhiều hơn gấp 10-12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những bệnh nhân mà bản thân hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội.

Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY TRẦM CẢM:

Các nguyên nhân gây trầm cảm có thể xếp vào 3 nhóm chính:

  1. Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.

  2. Trầm cảm do stress: Chẳng hạn nhưkhi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hưhỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột...

  3. Trầm cảm do các bệnh thực tổn:

A.Các rối loạn nội tiết:

  • Giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism)

  • Bệnh đái đường

  • Hội chứng Cushing

B.Các rối loạn thần kinh:

  • Các tai biến mạch máu não

  • Khối máu tụ dưới màng cứng (subdural hematoma)

  • Bệnh xơcứng rải rác (multiple sclerosis)

  • U não

  • Bệnh parkinson

  • Bệnh co giật

  • Sa sút trí tuệ (dementia)

Bệnh trầm cảm được xếp loại thành nguyên phát nếu như các triệu chứng xuất hiện trước và không liên hệ với bất cứ một bệnh nội khoa hoặc tâm thần có ý nghĩa nào khác. Được coi là thứ phát khi bệnh trầm cảm xảy ra sau và có liên hệ với một bệnh nội khoa hoặc tâm thần khác

III. ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM:

Dùng thuốc, liệu pháp tâm lý và sốc điện trong đó dùng thuốc là phổ biến nhất. Có các loại thuốc sau: amitriptyline, anafralil, stablon, prozac, zoloft, paroxetin, remeron, efecxor, ... Thuốc chống TC có một số tác dụng phụ nhưkhô miệng, run tay, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, bồn chồn, ảnh hưởng đến dục năng,hưng cảm, mất ngủ, ngủ nhiều.... Ngoài ra, nếu bệnh nhân mất ngủ có thể dùng: amitriptyline, olanzapin(chống loạn thần), clozapin, remeron, tiseccin,stilnox, hoặc dùng thảo dược nhưsen vông, lạc tiên, long nhãn, rotunda, mimosa.... Bệnh nhân mất ngủ, hay căng thẳng stress, lo sợ bồn chồn có thể dùng diazepam, rivotril, lexomil...(thuốc gây trạng thái thoải mái thưgiãn nên dễ bị lạm dụng nhưma túy, thuốc gây nghiện nên phải giảm liều từ từ)


Trầm cảm trong thời kì thai nghén



Trầm cảm trong thời kỳ thai nghén nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con. Dưới đây là những điều cần biết về trầm cảm khi mang thai, chứng bệnh đến nay vẫn bị nhiều người coi nhẹ.

Những muộn phiền có thật

Khỏi phải nói là Shannon đã mừng vui thế nào khi biết mình đã mang thai sau ba năm chiến đấu với vô sinh. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang bởi cô mệt mỏi đến mức gần như chỉ nằm bẹp một chỗ, không ăn được, ngủ cũng chập chờn. Sau ba tháng Shannon sút mất ba ký. Cô thậm chí ước giá như mình đừng có bầu! “Tôi không còn nhận ra mình nữa”, Shannon kể. “Tôi nói với chồng rằng tôi không thiết có con nữa. Anh ấy cũng bối rối. Còn tôi thì cứ khóc suốt. Sau bao nhiêu cố gắng để có thai, điều này quả là cú sốc với tôi”.

Tôi mất niềm tin vào bác sĩ bởi ông ta cũng chẳng giúp được gì. “Khi được 10 tuần, tôi nói với bác sĩ rằng tôi cảm thấy rất lo lắng với những gì đang diễn ra, nhưng ông ấy vân cho rằng tôi ổn”, cô kể. Phải chờ đến tuần thứ 14 Shannon mới thấy đỡ hơn, nhưng cô vẫn dằn vặt vì cảm thấy mình thật tệ khi gần như đã ghét bỏ đứa con trong bụng. Mãi đến lúc sinh nở xong, Shannon mới thật sự thanh thản.

Câu chuyện kiểu Shannon không phải là hiếm. “Thực ra, chứng trầm cảm này là một trong những rắc rối phổ biến nhất khi mang thai, và nó là nhân tố rủi ro số một dẫn đến trầm cảm sau khi sinh”, tiến sĩ y khoa Kulkarni Misri, tác giả cuốn Những phiền muộn khi mang bầu, nói. Theo nghiên cứu của Trung tâm Trầm cảm Michigan thì có ít nhất 10% phụ nữ mang bầu bị chứng phiền muộn trong lúc mang thai và nhiều người trong số đó sẽ tiếp tục trầm cảm sau sinh, nhưng có đến 2/3 bệnh nhân không được chữa trị.





Đừng xem nhẹ triệu chứng

Tương tự như trầm cảm sau sinh, những phụ nữ bị trầm cảm khi mang bầu thường có các biểu hiện như: khóc lóc, mất ngủ, cơ thể suy nhược, tinh thần trì trệ, khẩu vị thay đổi, hay bị ám ảnh, cảm thấy lo âu, tuyệt vọng, hết hứng thú với đứa con trong bụng. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai hoặc là “điếc không sợ súng” hoặc là không dám bộc bạch. Đơn giản là họ sợ bị chê cười, chỉ trích bởi đa số vẫn quan niệm rằng việc mang thai sẽ đem lại cho người phụ nữ niềm vui được làm mẹ nên nếu họ phiền muộn thì họ hoặc là “làm trò”, hoặc là vô liêm sỉ.

Trong khi đó y tế cộng đồng ngay ở một đất nước phát triển như Hoa Kỳ cũng chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng trầm cảm ở phụ nữ có mang. Họ chỉ chú trọng đến việc bà bầu và thai nhi có khoẻ mạnh về thể chất hay không mà bỏ qua việc trầm cảm có ảnh hưởng lên sức khoẻ tổng thể của thai phụ. “Cả bác sĩ lẫn bệnh nhân thường bỏ qua những triệu chứng của trầm cảm. Những hậu quả về tâm lý chỉ được chú ý khi chúng trở nên nghiêm trọng”, tiến sĩ Misri nói.

Nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con

Giấu stress trong lòng hay chạy trốn nó đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những thai phụ trầm cảm không được chăm sóc đúng mức có thể “cậy nhờ” đến rượu, thuốc lá, ma tuý, cá biệt, họ có thể bỏ thai hoặc tự vẫn, tiến sĩ tâm lý Diana lynn Barnes cho hay.

1/3 phụ nữ bị chẩn đoán là trầm cảm sau khi sinh đã từng mắc stress thời mang bầu. Một người đã khổ sở suốt thời kỳ mang thai do trầm cảm mà không biết, chị Centimano ở Kansans nhớ lại: “Tôi đã khóc mỗi lần đi khám thai. Còn bác sĩ bảo rằng đó là do hoóc môn thay đổi. Nhưng tình trạng càng tồi tệ hơn sau khi tôi sinh con. Suốt bảy tuần đầu tôi suy sụp đến mức không thể chăm sóc con gái cũng như bản thân”. Sáu năm sau, Centimano nói rằng chị nhớ rất ít về những tháng đầu đời của con mình. “Cuối cùng phải điều trị bằng thuốc tôi mới qua khỏi”, Centimano nói.

Các chuyên gia tin rằng có thể tránh được trầm cảm sau sinh nếu những triệu chứng trầm cảm trước khi sinh được quan tâm điều trị. Và khi đó sức khoẻ thể chất và tinh thần của người mẹ mới không bị đe doạ. Các nghiên cứu cũng cảnh báo tình trạng trầm cảm của mẹ với sự gia tăng của hoóc môn stress sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng và làm gia tăng nguy cơ sinh con. Ngoài ra, trẻ được sinh ra bởi một bà mẹ muộn phiền cũng có nguy cơ bị “lây” chứng bất an sau khi ra đời. Trầm cảm khi mang thai còn làm ảnh hưởng đến mối gắn kết mẹ - con, là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về ứng xử của đứa trẻ thời thơ ấu.





Bạn có nguy cơ?

Bản thân việc mang thai có thể không là thủ phạm gây trầm cảm, nhưng có thể là động lực thúc đẩy khuynh hướng này. Dễ “dính đòn” nhất là những phụ nữ đang có vấn đề trong cuộc sống riêng hoặc đã từng bị stress. Một người vợ đơn thân, một phụ nữ có thai ngoài ý muốn, người đã trải qua nhiều đợt điều trị vô sinh hay từng gặp rắc rối về sinh nở (như sảy thai, chửa ngoài dạ con…) là đối tượng có nhiều nguy cơ. Cũng cần nói thêm rằng hoóc môn đóng vai trò khá quan trọng ở đây – tình trạng trầm cảm thường “trội” hơn trong thai kỳ thứ nhất và thứ ba, khi hoóc môn tăng cao. Ingram ở Pennsylvania kể rằng trước đây cô từng bị stress và đến khi mang thai đứa con thứ hai, nhất là ba tháng đầu, cô lại rơi vào tình cảnh ấy. Cô cảm thấy người cứ mệt lả đi và mất hứng thú với mọi thứ, kể cả đứa con đầu lòng đang tuổi chập chững. “Suốt ngày tôi chỉ muốn ngủ. Tôi cáu gắt với mọi người và chẳng quan tâm gì đến đứa con gái nhỏ. Tôi cũng không thiết tha gì với đứa con trong bụng”, Ingram nói. Cũng may là chồng Ingram nhận thấy sự bất thường của vợ, luôn an ủi cô và đã đưa cô đến gặp bác sĩ tâm lý. Nhờ vậy, cô đã trở lại bình thường trước khi sinh một tháng.

Cần được điều trị

Do hầu hết phụ nữ đều bị mệt mỏi, trái tính khi mang bầu nên họ cũng khó mà biết mình có bị trầm cảm hay không. Nhưng nếu các triệu chứng nói trên diễn ra ít nhất hai tuần, gây phiền toái cho bạn thì bạn nên đến gặp bác sĩ, và nếu vị bác sĩ nào phán rằng “chỉ tại hoóc môn” thì bạn hãy tìm đến một bác sĩ khác biết quan tâm hơn. Họ sẽ khám cho bạn và loại trừ các vấn đề khác về sức khoẻ rồi hướng dẫn bạn đến gặp một bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Nếu chỉ là những triệu chứng nhẹ, bạn có thể được hướng dẫn để tự điều chỉnh. Nhưng trong những trường hộp nghiêm trọng thì bạn phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nghe đến thuốc, bạn ái ngại? Nhưng thực ra có những loại thuốc hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai và những ảnh hưởng của nó là nhỏ hơn rất nhiều so với việc bạn bị trầm cảm.

Triệu chứng


Sự thay đổi tâm lý của thai phụ là hiện tượng rất bình thường, đôi khi nó là tín hiệu tốt cho thấy hocmon có sự thay đổi theo chiều hướng thuận cho thai kỳ.

Nhưng đối với khoảng 10% của bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai có thể trở thành một vấn đề quan trọng với khủng hoảng tiền sản.

Các triệu chứng của trầm cảm tiền sản

Mỗi thai phụ có một sự thay đổi tâm trạng khác nhau, tuy nhiên cũng có một số thay đổi phổ biến trong cảm xúc của thai phụ, như thay đổi cảm xúc, lo lắng, hứng thú… Vậy, vấn đề bạn cần quan tâm là những thay đổi nào trong tâm trạng của bạn nằm ngoài những biến đổi bình thường?

Một người phụ nữ có thể bị trầm cảm trước sinh nếu họ cảm thấy một số triệu chứng sau đây trong quá trình mang thai:

• Không có khả năng tập trung và khó nhớ.

• Khó đưa ra quyết định.

• Qúa lo lắng trong thai kỳ hoặc lo lắng về tương lai làm mẹ của mình.

• Cảm thấy tê liệt cảm xúc.

• Thường cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh.

• Gặp những vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến mang thai như thường mộng du, ác mộng…

• Cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

• Luôn luôn thèm ăn và ăn quá nhiều hoặc chán ăn không muốn ăn bất cứ thứ gì.

• Giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến thai kỳ.

• Mất hứng thú tình dục.

• Một cảm giác rằng không có gì thú vị hoặc cảm thấy vui nữa, kể cả việc mang thai.

• Cảm thấy như thất bại, cảm giác tội lỗi.

• Nỗi buồn dai dẳng.

• Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

Một số triệu chứng hay gặp:
 
+ Thay đổi về giấc ngủ: khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thuờng nhưng khi ngủ dậy lại thấy mệt mỏi, ngủ không đủ.
 
+ Thay đổi về ngon miệng: thường giảm ngon miệng nhưng cũng có khi lại ăn uống rất nhiều, do đó có thể sụt cân hoặc tăng cân bất thường.
 
+ Mất khả năng tập trung và khả năng tự quyết định.
 
+ Mất năng lực.
 
+ Mất sự quan tâm thích thú.
 
+ Tự ti.
 
+ Cảm giác tuyệt vọng.
 






Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm


Nguyên nhân bệnh trầm cảm: Có rất nhiều nguyên nhân, nhiều bệnh nhân lại tự nhiên mắc bệnh mà không thấy có liên quan gì tới bất kì một khủng hoảng nào trong cuộc sống. Tuy nhiên có một nguy cơ liên quan đến bệnh trầm cảm như: di truyền, những biến cố sang chấn tinh thần, sự lạm dụng rượu hay thuốc..., thậm chí cả nhân sinh quan của bệnh nhân đối với cuộc sống cũng có thể góp phần hình thành căn bệnh này.

Nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn.

Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới trầm cảm là sự phức tạp trong các mối quan hệ, đặc biệt nếu hai vợ chồng đang trục trặc hoặc thai phụ đang mâu thuẫn với gia đình nhà chồng.

Mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặc mới sinh con được 1 thời gian cũng có thể gây ra trầm cảm cho mẹ hoặc cho cả bé. Tài chính khó khăn cũng có thể góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ.

Một số nguyên nhân khác:

- Bản thân hay gia đình có tiền sử trầm cảm: Nếu trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân có bệnh thì cũng rất dễ trầm cảm khi mang thai.

- Gặp sự cố: Bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly dị hay mất việc đều có thể gây ra trầm cảm.

- Cô độc: Bạn hay chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai? Bạn đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? Bạn sống xa người thân và thấy nhớ họ? Cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ... đều có thể dẫn tới trầm cảm.

- Có vấn đề về thai sản: Từng gặp vấn đề về thai sản như nghén lên nghén xuống hoặc cảm thấy mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sĩ.

- Khó thụ thai hay đã từng sẩy thai: Nếu đã từng bị sẩy thai trong quá khứ, thai phụ sẽ tự nhận thấy mình đang lo lắng cho sự an toàn của lần mang thai này như thế nào. Những lời khuyên giữ gìn, cẩn thận… của chồng, người thân và bạn bè cũng góp phần làm thai phụ thêm lo lắng.

- Từng bị lạm dụng: Mang thai có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm không vui mà người phụ nữ đã từng trải qua liên quan tới tình dục. Cơ thể đang thay đổi vượt tầm kiểm soát và nó có thể “xới tung” mọi thứ tưởng đã được “chôn sâu, giữ chặt”


Sự hay đổi hocmon trong thai kỳ có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến trầm cảm. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.

Tuy nhiên nhiều yếu tố khác có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh trầm cảm trong thai kỳ. Một số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, hoặc họ chưa sẵn sàng mang thai trong thời điểm hiện tại, hoặc việc mang thai mang lại cho họ quá nhiều phiền toái trong cuộc sống như những vấn đề về mối quan hệ, công việc, tài chính…

Cũng có những phụ nữ cảm thấy không chắc chắn về vai trò mới của mình, nỗi lo sợ về mang thai, cũng như làm thế nào để họ sẽ đối phó với việc sinh nở hoặc có một vài người cảm thấy không hài lòng về những đặc điểm của thai nhi mà họ đang mang như cân nặng, giới tính… điều đó góp phần làm tăng hiện tượng trầm cảm trong thai kỳ.

Bên cạnh đó một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến trầm cảm tiền sản bao gồm:

Bản thân hoặc gia đình có người đã từng mắc bệnh trầm cảm: Nếu trong gia đình người phụ nữ có người đã từng mắc bệnh trầm cảm hoặc trước thời gian mang thai chính người phụ nữ đó đã từng mắc bệnh trầm cảm thì họ có thể có nhiều khả năng bị trầm cảm.

Mối quan hệ khó khăn: Nếu trong mối quan hệ với chồng, với người thân trong gia đình gặp khó khăn, mâu thuẫn hoặc việc mang thai của người phụ nữ không được sự đồng tình, quan tâm, giúp đỡ của người thân đặc biệt là chồng thì người phụ nữ rất dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai.

Cuộc sống nhiều sự kiện gây căng thẳng: Trong thời gian mang thai nếu cuộc sống của thai phụ có nhiều sự kiện gây căng thẳng như chuyển nhà, xây nhà, mất mát người thân, mất việc làm, ly hôn… có thể góp phần tạo nên trầm cảm.

Vấn đề xảy ra với thai nhi: Một thai kỳ khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm như thai nghén xảy ra quá nhiều triệu chứng khó chịu, động thai, thai nhi phát triển chậm…

Vô sinh hoặc sẩy thai trước đó: Nếu người phụ nữ đã trải qua những khó khăn cố gắng để có thai, hoặc đã bị sẩy thai trong quá khứ, họ có thể luôn lo lắng về sự an toàn của thai kỳ này.

Những ký ức buồn: Mang thai gây ra những ký ức đau đớn cho thai phụ như ký ức trước đây đã bị lạm dụng tình cảm, lạm dụng tình dục, bị mẹ đẻ của mình bỏ rơi…

Thiếu sự hỗ trợ xã hội. Mọi người cần cảm thấy được hỗ trợ bởi những người xung quanh họ, và đặc biệt là khi một người phụ nữ đang đối mặt với những thay đổi do việc lập gia đình mang lại. Xã hội cô lập có thể đóng góp vào khả năng của bệnh trầm cảm.

Tài chính khó khăn: Vấn đề tài chính có thể tăng số lượng căng thẳng khi mang thai.






Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai

Chứng trầm cảm khi mang thai ngoài việc gây ra những hậu quả không tốt với thai phụ thì đối với thai nhi chứng trầm cảm ở mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi phát triển không tốt, sau khi sinh có thể thai nhi gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.

Điều gì sẽ xảy ra đối với thai phụ bị trầm cảm sau sinh? Trầm cảm khi mang thai không có nghĩa là một người phụ nữ sẽ có trầm cảm sau khi sinh, tuy nhiên khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng trong khi mang thai tiếp tục phát triển bệnh trầm cảm sau sinh. Điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau khi sinh phát triển đáng kể. Việc đưa ra một mạng lưới hỗ trợ của gia đình, bạn bè, bác sĩ, và bác sĩ trị liệu và các nhóm hỗ trợ trước khi sinh sẽ làm cho thời kỳ sau sinh dễ dàng hơn nhiều.

Điều trị trầm cảm tiền sản

Đối với những thai phụ bị trầm cảm cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, việc chẩn đoán và điều trị bao gồm:

Cần cho thai phụ được giãi bày tâm sự với một người đáng tin cậy như người bạn thân, gia đình, kêu gọi mọi người xung quanh tích cực hỗ trợ thai phụ vượt qua những khó khăn này.

Người có vai trò quan trọng nhất trong việc điều trị trầm cảm cho thai phụ chính là chồng của họ, khi phát hiện vợ có dấu hiệu trầm cảm trong thai kỳ thì người chồng cần quan tâm đến vợ nhiều hơn, chia sẻ với vợ, tìm cách giúp vợ vượt qua khó khăn.

Nếu bạn mắc chứng trầm cảm thì bạn không nên quá lo lắng vì không phải chỉ có mình bạn mắc chứng này, rất nhiều thai phụ trải qua trầm cảm và cũng rất nhiều người đã vượt qua để sinh con khỏe mạnh, xinh xắn. Việc trước mắt của bạn là cần nghỉ ngơi, thư giãn, tốt nhất bạn nên nghỉ làm trong thời gian này.

Nếu thai phụ mắc chứng trầm cảm mà không có người xung quanh để giúp đỡ hoặc sự giúp đỡ của người thân không đem lại hiệu quả thì tốt nhất thai phụ nên gặp bác sỹ tâm lý để được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Thay đổi hoạt động: Thai phụ có thể chăm sóc vườn, đọc sách, hoặc đi bộ, đi matxa, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp… những việc làm đó sẽ giúp thai phụ quên đi những lo lắng trầm cảm, lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Khi người phụ nữ cần phải tìm sự giúp đỡ nhanh chóng: Nếu thai phụ có ý định là tự tử hoặc cảm thấy mất phương hướng và không thể xử lý cuộc sống hàng ngày, hoặc nếu thai phụ có cơn hoảng loạn, nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe và bác sỹ tâm lý của cô ngay lập tức. Đó là một dấu hiệu cho thấy cô đang thực hiện các bước cần thiết để giữ cho mình và con mình an toàn và khỏe mạnh.

Ứng phó như thế nào?

- Đơn giản hóa vấn đề: Đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì lau nhà, dọn cửa, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.

- Nói ra: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.

- Thiết lập sự ủng hộ: Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.

- Thư giãn: Các thai phụ thường được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hằng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.

- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.

- Ăn sô cô la đen: Nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô cô la sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô cô la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn các miếng sô cô la nhỏ được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.

- Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Nếu được hướng dẫn bởi một người tập yoga chuyên nghiệp, thai phụ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ và giảm bớt căng thẳng.



Trầm cảm bao gồm những rối loạn định kì về cảm xúc, tập trung, giấc ngủ, hoạt động, sự ngon miệng và thái độ cư xử về xã hội. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tự tử. Tuy nghiêm trọng là vậy, nhưng trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị được một cách hữu hiệu.
 
Trầm cảm là một bệnh lí của não bộ chứ hoàn toàn không phải là một cảm giác buồn bã hay chán nản, thất vọng thông thường thoáng chốc mà ai cũng có thể trải qua trong cuộc sống. Trầm cảm là một bệnh lí nghiêm trọng, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ cư xử và sức khỏe bệnh nhân; chứ không phải là một sự yếu đuối. Nó có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất kì độ tuổi nào; ở mỗi đối tượng khác nhau có những biểu hiện khác nhau.
 
 
 
Các loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm


 
Các thuốc được sử dụng phổ biến là loại thuốc chống trầm cảm ba vòng và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI). Thuốc phát huy tác dụng chậm, thông thường phải sau khoảng hai tuần thuốc mới có tác dụng, trừ một số loại nhanh là sau một tuần, vì vậy điều trị thuốc phải kiên trì, nhất là trong 1, 2 tuần đầu. Rất nhiều người bệnh khi thấy uống thuốc khoảng một tuần mà các triệu chứng chưa cải thiện hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc thường bỏ thuốc và không điều trị tiếp. Chính vì vậy mà bệnh không khỏi.
 
Đối với loại thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin) tác dụng phụ hay gặp nhất là có thể gây ra nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế, gây khô miệng, táo bón, bí tiểu, rối loạn chức năng tình dục và bệnh nhân có thể có xuất hiện nhìn mờ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng an dịu, gây ngủ. Đây là một tác dụng tốt vì phần lớn bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ.
 
Loại thuốc chống trầm cảm SSRI là những thuốc mới, ít tác dụng phụ hơn đối với hệ tim mạch nhưng cũng có một số tác dụng phụ cần phải lưu ý là gây tăng cân, nhất là đối với phụ nữ. Thuốc này còn có tác dụng trên chức năng tình dục, làm mất khả năng cương cứng dương vật và làm giảm khả năng tình dục đối với cả bệnh nhân nam và nữ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân thường bỏ điều trị. Khi gặp các tác dụng phụ này, bệnh nhân phải đến bác sĩ điều trị khám lại và sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý tác dụng phụ này.
 
Dùng thuốc như thế nào?
 
Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm phải dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 - 12 tuần, sau đó cần phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 16 - 20 tuần. Nhiều bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc. Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần…
 
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc.
 
Bệnh trầm cảm là một bệnh có tỷ lệ mắc cao, những yếu tố thúc đẩy bệnh hoặc tái phát bệnh thường là những sang chấn tâm lý trong cuộc sống như tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, làm ăn thua lỗ… Bệnh này dẫn đến mất khả năng về mặt xã hội của con người như học tập, giao tiếp, công việc… Việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường.

Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị:

 
+ Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.
 
+ Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.
 
+ Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị.
 
+ Không nên ngưng việc.
 
+ Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào.
 
+ Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
 
Thời gian điều trị
 
Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng thời gian điều trị.
 
Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này.
 
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ, việc điều trị cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điểu trị bệnh.
 
Theo các bác sỹ, mỗi người trong chúng ta nên cố gắng có một cuộc sống cân bằng, vui vẻ và hài hoà. Có như vậy những căn bệnh như stress, trầm cảm… mới không tấn công chúng ta được.



Dinh dưỡng khi mang thai
Chống chọi với bệnh thông thường khi mang thai
Những điều kiêng kị khi mang thai
Viêm đại tràng khi mang thai
Bà bầu cẩn trọng khi uống thuốc cúm
Mẹ bị cúm, thai nhi dễ tử vong


(st)





e mang thai lần 2, khoảng 3 tháng nay e có triệu chứng của bệnh trầm cảm, e có đi khám bác sĩ tâm lí nhưng bác sĩ không cho em dùng thuốc,có ngày em thoải mái 1 ít, có ngày thì rất tệ có khi em sngi tới cái chết . giờ em không biết phải làm sao đây.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận