Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản
Làm sao để hết bệnh trầm cảm không phải ai cũng biết
Vì sao đàn ông mắc bệnh trầm cảm nặng hơn đàn bà
Bệnh Trầm Cảm Của Đàn Ông: Nguy Hiểm Chết Người
Đàn ông vẫn thường được gọi là phái mạnh và từ nhỏ báo giờ cũng được khuyến khích
phải tỏ ra cứng cỏi, mạnh mẽ bằng những câu như: “Không được khóc! Con trai
mà.”
Nhưng dần dần, người ta nhận ra rằng đã là con người, ai cũng có những xúc cảm
như nhau, bất kể là đàn ông hay đàn bà. Càng cố gắng đè nén tình cảm của mình
để tỏ ra mạnh mẽ, nội tâm người ta càng bị bức xúc dễ đưa đến những hậu quả tại
hại từ những dồn nén trong tâm thần. Những tin tự tử của các nhân vật đàn ông
nổi tiếng vẫn thường được đưa lên trang nhất: văn hào E.Hemingway, giải Nobel;
văn hào Kawabata, giải Nobel, tác giả cuốn Ngàn Cánh Hạc; luật sư Vincent
Forrest, bạn thân ông bà Clinton...Còn rất nhiều nữa.
Các em con trai tuổi teen hay tuổi 20 cũng có tỉ lệ tự tử chết cao hơn còn gái,
dù còn gái có thể tự tử hụt nhiều hơn.
Mỗi năm, bác sĩ định bệnh trầm cảm cho 6 triệu đàn ông và 12 triệu phụ nữ trên
toàn quốc Hoa Kỳ. Nhưng những còn số này có thể không đúng mà số người đàn ông
bị bệnh này có thể còn cao hơn nữa vì đàn ông thường ít chịu đi khám bệnh, đó
đó không được định bệnh. Và khi đi khám bệnh, họ thường chỉ nhấn mạnh đến những
triệu chứng của thể xác như nhức
đầu, bệnh tiêu hóa, đau kính niên...thay vì nói tới những đau khổ về tình thần.
Ngay cả khi bác sĩ của họ nhận biết bệnh trầm cảm nơi họ, họ cũng thường không
chấp nhận và không muốn đi chữa bệnh tâm thần vì những hậu quả kèm theo với
việc bị định bệnh trầm cảm.
Triệu Chứng Bệnh Trầm Cảm Nơi Đàn Ông
Nơi đàn ông lẫn đàn bà, những triệu chứng thông thường của bệnh trầm cảm gồm
có:
tâm hồn bị xuống thấp, nặng nề; mất ngủ, cảm thấy buồn bã, tội lỗi, không đáng
kể.
Nhưng đàn ông trầm cảm ít có những cơn khóc như đàn bà. Ngược lại, họ có thể có
những triệu chứng sau:
• Nổi giận, bực tức
• Bạo động
• Làm những việc nguy hiểm như lái xe bạt mạng, ngoại tình
• Tránh mặt gia đình, người thân. Không muốn làm những việc vẫn thích
• Hay than mệt
• Không còn hứng thú làm việc, giải trí hay tình dục.
Ngoài ra, đàn ông bị bệnh trầm cảm thường có thêm chứng nghiện rượu hay ma túy.
Tuy nhiên, người ta vẫn còn bàn cãi là trầm cảm gây ra chứng nghiện này hay
chính chứng nghiện đã gây ra trầm cảm. Dù sao, chứng nghiện cũng làm cho bệnh
trầm cảm khó được nhận diện hơn.
Nếu bạn có những triệu chứng kể trên, nên đi gặp bác sĩ và kể bệnh rõ để được
chữa trị.
Ảnh Hưởng Của Căng Thẳng Nghề Nghiệp
Tất cả mọi người, năm cũng như nữ, đều có thể rơi vào một cơn trầm cảm sau một
biến cố lớn trong đời sống như sự đổ vỡ của một mối liên hệ tình cảm, cái chết
của một người thân. Nhưng đối với phái nam, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những căng
thẳng đưa đến từ công việc hơn thí dụ như:
• Không kiểm soát được những quyết định ảnh hưởng đến trách nhiệm của họ
• Đòi hỏi quá đáng và không ngừng của công việc
• Thiếu sự liên hệ hay sự giải quyết những xung đột giữa những người làm việc
cùng nhau hay với người chủ.
• Việc làm không được bảo đảm
• Làm cả đêm hay phải làm giờ phụ trội nhiều
• Không được ở gần người thân và gia đình nhiều
• Lương thấp hơn công việc đòi hỏi.
Đàn ông dễ bị đe dọa bởi những thay đổi quá nhanh của xã hội, chính trị hay
kính tế hơn đàn bà. Khi những thay đổi kể trên ảnh hưởng đến vai trò xã hội và
gia đình được đặt để từ ngàn xưa của đàn ông, họ dễ cảm thấy bị mất đi nhân
diện, địa vị và danh dự của họ.
Điều này dễ đưa đến trầm cảm và những bệnh tâm thần khác. Trong sự thay đổi từ
chế độ cộng sản qua chế độ dân chủ ở các quốc gia Đông và Trung Âu vào thập
niên qua, sự căng
thẳng và bệnh tâm thần đã xẩy ra rất nhiều cho phái nam tại các quốc gia này.
Tuổi thọ của họ bị giảm tới 13 năm trong khi tuổi thọ của đàn bà không bị giảm.
Trong những năm Suy Thoái Trầm Trọng (Great Depression) vào thập niên 30, tỉ lệ
tự tử của đàn ông tăng vọt khi con số đàn ông thất nghiệp quá lớn.
Tự Tử Và Bệnh Trầm Cảm Của Đàn Ông
Bệnh trầm cảm gây ra ảnh hưởng trên mọi phương diện của đời sống. Đối phó với
sự căng thẳng lâu ngày sẽ gây ra bệnh tim và những cơ quan khác, và làm giảm
tuổi thọ.
Những hành động ngụy hiểm của những người đàn ông bị trầm cảm như uống rượu ,
lái xe bạt mạng hay tự tử có lẽ đã đóng góp nhiều vào chuyện làm giảm tuổi thọ
này.
Đàn bà dễ bị bệnh trầm cảm gấp hai lần đàn ông nhưng đàn ông lại dễ bị ảnh
hưởng ngụy hại nhất của bệnh này: đó là tự tử. Hơn 90 % những người tự tử đã
từng bị trầm cảm hay những bệnh tâm thần khác hoặc bị những chứng nghiện. Từ
tuổi dậy thì trở đi, đàn ông tự tử nhiều hơn đàn bà gấp bội. Đàn ông da trắng
lớn tuổi hơn 85 có tỉ lệ tự tử cao nhất.
Đàn bà hay tự tử nhưng ít khi chết. Đàn ông hay dùng những thứ ngụy hiểm như
súng để tự tử nên dễ chết hơn, tuy nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng lên
chuyện này.
Một trong những yếu tố này có thể là thời gian từ lúc có ý nghĩ tự tử đến lúc
hành động thật sự ở đàn ông ngắn hơn đàn bà: ở đàn ông là 12 tháng trong lúc ở
đàn bà là 42 tháng.
Trong thời gian này, đàn ông lại ít tỏ lộ ra những dấu hiệu như đe dọa tự tử.
Khoảng thời gian 12 tháng này quá ngắn để bác sĩ có thể nhận ra bệnh trầm cảm
và chữa trị cho các ông trước khi các ông tự tử.
Chữa Trị
Nếu bạn hay người thân của bạn có ý định tự tử, nên tìm chữa trị ngay bằng cách
gọi bác sĩ, đến phòng cấp cứu hay kêu 911.
Cách chữa bệnh trầm cảm thường gồm có tâm lý trị liệu, thuốc chống trầm cảm hay
cả hai.
Nếu hai thứ này không hiệu quả, bệnh nhân có thể được “chạy điện”. Cách chạy
điện hiện nay khá hiệu quả và ăn toàn, ít có biến chứng. Với chữa trị đúng
cách, bệnh nhân có thể cảm thấy giấc ngủ và sự thèm ăn trở lại trước khi cảm
giác vô dụng, thất vọng dần dần mất đi. Bệnh nhân có thể theo những phương pháp
sau đây để tự giúp mình:
• Tiến từng bước một và đừng hi vọng quá cao
• Chia việc ra từng phần nhỏ theo thứ tự ưu tiên và làm những gì mình có thể
làm được mà thôi.
• Ở gần những người thân mà mình có thể thổ lộ tâm sự được.
• Tập thể dục nhẹ, đi coi xi nê, đá bánh hay dự những cuộc hội họp làm mình
thích .
• Chấp nhận cho gia đình và bạn bè giúp mình.
• Đừng quyết định những chuyện quan trọng như đổi việc, ly dị , kết hôn...trước
khi hết bệnh.
• Suy nghĩ những chuyện vui, nhiều hy vọng, đừng suy nghĩ tiêu cực.
Triệu chứng bệnh Trầm Cảm ở Nam giới
Một trong những bệnh được xếp vào nghiêm trọng trong y học là chứng trầm cảm ở nam giới. Rất nhiều nam giới cố gắng thoát ra khổi nó nhưng chỉ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào để điều trị hiệu quả.
Bạn dễ cáu kỉnh, cảm thấy mình đơn độc và lãnh đạm? Bạn thấy mình không có thời gian nghỉ ngơi, làm việc liên tục, uống rất nhiều rượu, dùng tới thuoocs giảm stress và có xu hướng nghĩ tới những hành vi tiêu cực? Nếu các câu trả lời là có thì chắc chắn bạn đang mắc chứng trầm cảm.
Khó phát hiện
Ở Mỹ, mỗi năm, trầm cảm tác động tới 6 triệu nam giới và 12 triệu nữ giới. Nhưng con số này không nói lên điều gì nhiều bởi vì nam giới thường không sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của mình, nhất là với bác sĩ và điều này làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Một số nam giới có xu hướng đánh giá bản thân quá cao trong suốt giai đoạn ấu thơ. Họ được dạy rằng một người “đàn ông thực sự” là phải biết chế ngự cảm xúc, chẳng hạn như phải giấu biệt nỗi buồn, cảm giác bất an hay thất vọng. Vì thế đa phần cánh đàn ông thường có xu hướng từ chối hay giấu biệt các vấn đề họ gặp phải cho tới khi sự nài nỉ làm họ mủi lòng hay có một sự kiện đặc biệt nào đó xảy ra khiến họ buộc phải tìm tới bác sĩ.
Khi đi khám sức khỏe, họ thường có xu hướng kể về những tổn thương liên quan đến thể xác như cảm thấy đau đầu, có vấn đề về tiêu hóa, cảm giác đau âm ỉ… hơn là nói về cảm xúc của họ. Kết quả là các bác sĩ thường không phát hiện ra bệnh thực sự của họ là trầm cảm. Thậm chí, nếu bác sĩ chẩn đoán là trầm cảm thì người bệnh cũng sẽ chống lại việc điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Họ lo sợ có thể bị mất nghề nghiệp hay gia đình và bạn bè sẽ nhìn họ bằng ánh mắt thương hại.
Triệu chứng
Cả cả nam và nữ, các dấu hiệu và triệu chứng điển hình luôn gồm: cảm giác ngày càng buồn chán, mất ngủ, thấy mình vô giá trị, không làm được việc gì. Tuy nhiên, với riêng cánh mày râu, họ thường không bày tỏ tâm trạng bằng cách khóc lóc như phụ nữ mà biểu hiện của họ như sau:
- Hay giận dữ và thất vọng
- Có hành vi bạo lực
- Sụt cân mà không cần có bất kỳ sự nỗ lực nào
- Luôn phải đối đầu với các nguy cơ do lái xe thiếu tập trung và có bạn tình
- Mất tập trung
- Tự cô lập mình với gia đình và bạn bè
- Lảng tránh những hoạt động sôi nổi
- Mệt mỏi
- Mất hứng thú với công việc, sở thích và tình dục
- Uống rượu và dùng các chất gây nghiện Alcohol or substance abuse
- Lạm dụng thuốc kê đơn
- Nghĩ tới tự tử
Trên thực tế, nam giới thường không ý thức được những triệu chứng thực tể như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau âm ỉ… nhưng đấy có thể là biểu hiện của trầm cảm.
Điều trị và chăm sóc
Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn. Những căng thẳng kéo dài sẽ gây hại cho các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tim. Thậm chí, nó có thể làm tổn thọ
Trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ ly dị và những đứa con cũng sẽ giống bố. Trong công việc, trầm cảm sẽ làm bạn ít sáng tạo, hạn chế khả năng học hỏi, tăng thu nhập cũng như làm tăng nguy cơ mất việc.
Vậy nên nếu ai đó bên bạn nghĩ tới tự tử hãy ngay lập tức tìm bác sĩ để giúp đỡ anh ấy, hãy đưa người đó tới ngay phòng cấp cứu.
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng trầm cảm, hãy làm các xét nghiệm cùng với bác sĩ. Các bệnh như viêm nhiễm, rối loạn tuyến giáp và mức testosterone thấp cũng thể gây ra chứng trầm cảm ở nam giới.
Việc điều tị khi đó sẽ cần tới các loại thuốc chống trầm cảm hay liệu pháp tâm lý, đôi khi là cả 2..
Đối với bản thân, hãy:
- Đặt ra những mục tiêu hiện thực và những nhiệm vụ ưu tiên
- Dành thời gian cho gia đình và bạn bè
- Tham gia vào các hoạt động làm bạn phấn chấn như luyện tập, xem phim, chơi bóng hay câu cá
- Hạn chế đưa ra những quyết định quan trọng như thay đổi nghề nghiệp, kết hôn hay ly dị… cho đến khi chứng trầm cảm được điều trị hoàn toàn.
(ST)