Ung thư phổi và những điều nên biết.
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong những bệnh nhân
ung thư ở nam giới. Ở Việt Nam theo số liệu ghi nhận tại một số vùng ung
thư phổi đứng hàng đầu và chiếm 20% trong tổng số hàng trăm loại ung
thư.
Các triệu chứng nhận biếtTriệu
chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm
lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi.
Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn
giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.
Cần chú ý rằng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào như trên khi khối u của họ được phát hiện.
Phương pháp phát hiệnCó
nhiều kỹ thuật được sử dụng để phát hiện ung thư phổi. Ung thư phổi
thường được phát hiện đầu tiên bằng chụp Xquang lồng ngực. Chụp cắt lớp
vi tính lồng ngực có thể xác định chính xác hơn vị trí của khối u, kích
thước và biết được khối u đã phát triển ra ngoài phổi hay chưa. Có thể
chẩn đoán bằng cách sinh thiết, phương pháp sinh thiết thông thường nhất
là dùng ống nội soi phế quản. Đưa một ống nhỏ, mềm, dẻo qua mũi hay
miệng sau khi đã gây tê, đi qua khí quản vào phổi. Phương pháp này được
sử dụng trên 80% bệnh nhân và 2/3 có kết quả sinh thiết dương tính. Xét
nghiệm đờm tìm tế bào ung thư chỉ có 1/3 số ca có kết quả dương tính.
Nếu khối u ở rìa phổi hay ở xa phế quản thì nội soi phế quản hay xét
nghiệm đờm có thể không phát hiện được. Hoặc dùng một kim nhỏ xuyên qua
thành ngực vào vùng bất thường sau khi đã gây tê tại chỗ. Phương pháp
này chẩn đoán được trên 90% bệnh nhân. Đôi khi cần thiết phải tiến hành
sinh thiết thêm nếu các phương pháp trên không thành công. Những mẫu
sinh thiết lấy được, được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học.
Những nguyên nhân gây ung thư phổiHút
thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư
phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không
hút thuốc, nhưng vài người trong số họ đã hít một số lượng đáng kể khói
thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi
đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ ngày trong 20 năm.
Những công nhân
tiếp xúc với bụi silic có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ
tăng lên nhiều lần nếu bệnh nhân có hút thuốc lá.
Những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
Tiếp
xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung
thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp
xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
Ngoài
ra, nguy cơ ung thư phổi liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí.
Các nghiên cứu gần đây thấy ung thư phổi có liên quan yếu tố gen.
Các phương pháp điều trịPhẫu thuật loại bỏ khối u:
Có
hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân có thể
trạng tốt để phẫu thuật. 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp
này. Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian
sống thêm lâu dài.
Điều trị tia xạ:
Phương pháp này được
áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ
(thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn
thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo
dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị bằng hóa chất:
Có
tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi
khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị
liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
Điều trị hỗ trợ:
Chỉ
áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều
trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều
trị triệu chứng và làm giảm đau.
Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân.
Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện
nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ
vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa
chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã
thu được một số kết quả.
Nhận dạng ung thư phổi.
Ung thư phổi là bệnh của tuổi trung
niên với tỷ lệ người mắc bệnh đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư và ngày
càng nhiều người mắc bệnh. Nguyên nhân của bệnh tuy chưa được thực sự biết rõ
nhưng những nhà nghiên cứu y khoa đã xác định có một số yếu tố thuận lợi làm
bệnh phát sinh như: môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá.
Bệnh ung thư phổi tiến triển nhiều
khi âm thầm, thường khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Triệu chứng
của ung thư phổi không có gì đặc hiệu mà dễ lẫn với một số bệnh khác và chỉ có
giá trị gợi ý. Vì vậy trong chẩn đoán ung thư phổi, vai trò của các xét nghiệm
cận lâm sàng là rất quan trọng. Các dấu hiệu có thể gặp ở ung thư phổi đó là:
- Đau ngực, có thể đau nhẹ ít khi đau dữ dội.
- Ho khạc ra máu lẫn đờm.
- Ho khan kéo dài, sau một thời gian có thể có đờm.
- Sốt.
- Sút cân, mệt mỏi.
- Khó thở nhẹ.
- Đau khớp.
- Ngón tay dùi trống (do thiếu oxy
mạn tính, móng tay có hình khum như mặt kính đồng hồ và tạo cho đầu mút của
ngón giống như hình dùi trống) và có thể gặp các hội chứng Pierre-Marie, hội
chứng Pancoas…. Và những triệu chứng di căn .
Hiện có một số phương pháp cận lâm
sàng để chẩn đoán được xem là rất có giá trị là: chụp cắt lớp vi tinh, soi phế
quản, sinh thiết để tìm tế bào ung thư.
Về điều trị, hiện không có một phương pháp điều trị riêng lẻ nào cho kết quả mĩ
mãn mà thường phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau tùy theo thể bệnh và
giai đoạn của bệnh, nhưng nói chung kết quả điều trị ung thư phổi còn hạn chế.
Một số phương pháp điều trị được áp dụng là:
- Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u ra
khỏi cơ thể trước khi nó di căn.
- Tia xạ.
- Hoá trị liệu.
- Liệu pháp miễn dịch học.
Các phương pháp này thường được phối
hợp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Hội chứng Pancoast – Tobias với
các triệu chứng:
+ Đau nửa đầu.
+ Rối loạn vận mạch của da mặt ở nửa bên đau, da nề, bừng đỏ nửa bên mặt, tiết
nhiều mồ hôi.
+ Sụp mi và co đồng tử.
+ Đau trên xương đòn và bả vai, lan ra trước ngực và mặt trong cánh tay.
+ Đau các khớp cột sống cổ từ C8 – D1.
+ Đôi khi có liệt nhẹ các cơ gấp ngón tay.
- Hội chứng Pierre Marie điển hình
gồm 5 triệu chứng sau:
+ Đầu ngón tay và ngón chân hình dùi trống.
+ Các đàu chi dưới và chi trên to lên dõ nhất vùng cổ tay và cổ chân giống như
chân voi.
+ Tăng sinh màng xương ở xương đùi, chủ yếu ở các xương dài, đôi khi gặp cả ở
xương bàn tay, bàn chân.
+ Đau các khớp lớn ở chi như các khớp cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp gối kèm
theo xưng khớp từng đợt.
+ Rối loạn thần kinh giao cảm như da nóng, tiết nhiều mồ hôi…
Ung thư phổi di căn.
Ung thư phổi có thể di căn và nó thường di căn theo chính đường hô
hấp ở trong cơ thể, có nghĩa là nó lan ra các phần khác ở trong phổi và
tạo thành các khối u.
Các tế bào ung thư có thể đi qua đường máu
và di căn qua đường bạch huyết đến các hạch bạch huyết. Ung thư phổi
như vậy thì khả năng di căn của nó cao và nó có thể di căn đến các phủ
tạng thông thường như là gan, xương, não. Và ở một bệnh nhân ung thư
phổi khi mà đã di căn đến các phủ tạng khác thì người ta xếp đó vào giai
đoạn 4, là giai đoạn muộn.
Vì vậy, khả năng chữa khỏi cho những
người ở giai đoạn này là khó. Nhưng bệnh nhân vẫn cần phải được điều
trị. Bệnh nhân được điều trị ở trong giai đoạn này người ta gọi là điều
trị giảm nhẹ để nhằm mục đích kiểm soát và kéo dài cuộc sống của bệnh
nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như các bệnh nhân này
thường có những đau đớn do những tổn thương di căn gây ra thì người ta
phải kiểm soát đau để làm cho bệnh nhân giảm đau hoặc chúng ta phải điều
trị cho bệnh nhân để đề phòng những biến chứng có thể xảy đến với bệnh
nhân ví dụ như di căn xương sẽ có thể dẫn đến gãy xương.
Vì vậy,
người ta vẫn áp dụng những phương pháp điều trị hiện đại, đặc biệt là
hóa chất để điều trị cho bệnh nhân nhưng không phải là chữa khỏi mà là
kéo dài, để kiểm soát bệnh và để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm
nhẹ các đau đớn ở giai đoạn cuối.
(ST)