Sau khi chuyển phôi nên ăn gì để tăng cơ hội thụ thai?
7 lỗi lầm kinh điển khiến chị em khó thụ thai
Viêm cổ tuyến tử cung – nguyên nhân khó gây thụ thai
Nhiều phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thấy khó thụ thai.Tuy nhiên, khi viêm lộ tuyến được điều trị khỏi, người phụ nữ có thể có thai như bình thường.
Là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ
Lộ tuyến là một tổn thương lành tính ở cổ tử cung, hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, do các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển lan ra phía ngoài. Do các tế bào tuyến có chức năng tiết dịch nên người bị lộ tuyến thường có nhiều chất dịch ở âm đạo hơn bình thường và do đó dễ bị viêm ở bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung (viêm lộ tuyến cổ tử cung). Vì vậy, nếu lộ tuyến không được điều trị khỏi thì viêm nhiễm rất dễ tái phát.
Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy phần lộ tuyến đỏ, sần sùi. Nếu kiểm tra bằng máy sẽ thấy lớp biểu mô lẽ ra ở lỗ trong cổ tử cung, nhưng đã lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung, ở dưới là lớp đệm có nhiều mạch máu tạo ra hình ảnh một tổn thương có màu đỏ và sần sùi giống như mô hạt.
Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương của tế bào ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng lớp tế bào liên kết ở bề mặt chưa hết hẳn. Còn lộ tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề mặt. Để đánh giá chính xác mức độ tổn thương, cần phải khám và làm xét nghiệm tế bào.
Biểu hiện của viêm lộ tuyến là ra nhiều khí hư, khi quan hệ mạnh "cậu nhỏ" chạm tới có thể làm trầy xước cổ tử cung, gây chảy máu. Do vùng cổ tử cung không có các thần kinh cảm giác, nên chị em sẽ không có cảm giác đau.
Viêm lộ tuyến cản trở quá trình thụ thai, và có thể dẫn đến ung thư
Mọi viêm nhiễm ở âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay các phần khác của bộ phận sinh dục như ống dẫn trứng, buồng trứng (phần phụ) hay viêm tiểu khung đều làm giảm khả năng thụ thai và có thể làm vô sinh do di chứng của viêm nhiễm làm tắc ống dẫn trứng hay viêm dính tử cung, do ra nhiều khí hư, vùng kín luôn ẩm ướt sẽ gây cản trở tinh trùng vào gặp trứng. Vì thế, nên điều trị khỏi lộ tuyến để dọn đường cho việc thụ thai. Khi viêm lộ tuyến được điều trị dứt điểm, chị em có thể có thai bình thường.
Lộ tuyến là một tổn thương lành tính, nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư
Nếu bị viêm nhiễm kéo dài, chị em cần điều trị tích cực, dứt điểm cho bệnh khỏi hoàn toàn, nếu không muốn tước đi thiên chức làm mẹ, hoặc trở thành nạn nhân của căn bệnh gây tử vong thuộc top đầu trong các bệnh của nữ giới!
Lựa chọn phương pháp điều trị
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc
chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ
tuyến bị viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục. Sau
khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ
được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung
hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.
Khi điều trị bằng phương pháp diệt tuyến, sẽ tác động sâu xuống các
lớp niêm mạc nhạy cảm bên dưới, gây biến chứng như xơ hóa, dính tử cung và các
tổn thương sâu, lỗ cổ tử cung có thể bị chít hẹp, cổ tử cung sẽ có sẹo cứng nên
việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng. Đồng thời, đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng
ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài .
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp điều trị khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung mà không cần diệt tuyến, như vậy sẽ hạn chế được nhược điểm của phương pháp này, đó là sản phẩm Nữ Vương dùng đường uống. Nữ Vương được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như Trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, cùng với kỹ thuật bào chế đặc biệt, có tác dụng:
- Làm lành các tổn thương của lộ tuyến, trả lại cho cổ tử cung bề mặt nhẵn đẹp và chức năng tiết dịch bình thường.
- Diệt và kìm hãm các tác nhân gây viêm như vi khuẩn, nấm, trùng roi âm đạo, virus,…
- Cân bằng pH âm đạo, tăng sức đề kháng, và hạn chế tái phát bệnh.
- Giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung và biến chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Bệnh nhân bị viêm lộ tuyến cổ tử cung lưu ý, nếu tác nhân gây viêm là do nấm, trùng roi (Trichomanas vaginalis), các tác nhân lây qua đường tình dục như Chlamydia trachomatis, vi khuẩn lậu, giang mai, virus HPV (Human papilloma virus),… thì ngoài việc điều trị khỏi bệnh cho mình, cần thiết phải điều trị đồng thời người có quan hệ tình dục và tránh tiếp xúc với các tác nhân lây bệnh trên. Để làm được điều này cần có tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa.
Trong thời gian điều trị bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục, vệ sinh phụ khoa đúng cách, đặc biệt vào những ngày có kinh và sau quan hệ tình dục.
Nguyên nhân và cách điều trị viêm cổ tử cung lộ tuyến
Trường hợp của
bạn Y học gọi chung là hội chứng tiết dịch âm đạo. Bạn có thể tham khảo thông
tin về hội chứng này theo tài liệu của bộ y tế như sau: Hội chứng tiết dịch âm
đạo là một hội chứng lâm sàng thường gặp mà người bệnh than phiền là có dịch âm
đạo (khí hư) và kèm theo một số triệu chứng khác như ngứa, đau rát ở vùng sinh
dục, đái khó, đau khi giao hợp...và nếu không điều trị có thể gây biến chứng như
viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, nhất là đối với lậu và Chlamydia.
Căn nguyên thường gặp của viêm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung:
Nấm men Candida gây viêm âm hộ - âm đạo.
Trùng roi âm đạo gây viêm âm đạo.
Vi khuẩn gây viêm âm đạo do vi khuẩn.
Lậu cầu khuẩn gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.
Chlamydia Trachomatis gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.
1. Triệu chứng lâm sàng
1.1Các dấu hiệu và triệu chứng của tiết dịch âm đạo bệnh lý (khí hư): số lượng
ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi hoặc không
hôi. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm:
Ngứa vùng âm hộ, âm đạo (đặc biệt do nấm men Candida).
Cảm giác bỏng rát vùng âm hộ, âm đạo (đặc biệt do nấm men Candida).
Viêm nề âm hộ.
Ðau khi giao hợp.
Có thể kèm theo đái khó.
2. Xét nghiệm hỗ trợ
Soi tươi để tìm trùng roi âm đạo và nấm Candida.
Nhuộm Gram tìm lậu cầu khuẩn.
Xét nghiệm nhanh Sniff (thử nghiệm mùi hôi với KOH 10%) để xác định viêm âm đạo
do vi khuẩn.
3. Chẩn đoán
Viêm ống cổ tử cung do lậu và Chlamydia: trong ống cổ tử cung có dịch nhày mủ
hoặc mủ có máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin, Skene.
Viêm âm đạo: có khí hư âm đạo với tính chất:
Do Candida: khí hư đặc, màu trắng như váng sữa dính vào thành âm đạo, có vết
trợt, số lượng nhiều hoặc vừa; thường kèm theo ngứa và cảm giác bỏng rát âm
hộ-âm đạo.
Do trùng roi âm đạo: khí hư màu xanh, loãng, có bọt, số lượng nhiều, mùi hôi,
có thể gây viêm cổ tử cung nặng (cổ tử cung như quả dâu). Chẩn đoán xác định
bằng soi tươi dịch âm đạo có trùng roi di động.
Do vi khuẩn: màu xám trắng, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo, số lượng ít,
mùi hôi. Test Sniff dương tính.
4. Ðiều trị
Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không thì điều trị
theo hội chứng.
Ðối với mọi trường hợp tiết dịch âm đạo, cán bộ y tế cần xác định và điều trị
cho cả bạn tình, trừ trường hợp viêm âm đạo do nấm hoặc vi khuẩn.
4.1. Phác đồ điều trị viêm ống cổ tử cung
Ðiều trị đồng thời lậu và Chlamydia Trachomatis theo 1 trong 3 phác đồ sau:
Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần,
mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc
Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần,
mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc
Cefotaxime 1g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi
lần 1 viên, trong 7 ngày.
Chú ý:
Có thể thay Doxycyclin bằng Tetraxylin 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên,
trong 7 ngày.
Không dùng Doxycyclin và Tetraxylin cho phụ nữ có thai và cho con bú, thay thế
bằng một trong các phác đồ sau:
Erythromycin base 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc
Amoxilin 500mg uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc
Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
Ðiều trị cho bạn tình dù họ không có triệu chứng lậu và Chlamydia với liều tương
tự
4.2. Phác đồ điều trị viêm âm đạo
Ðiều trị đồng thời viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm
đạo do nấm men Candida.
4.2.1. Ðiều trị viêm âm đạo do trùng roi và vi khuẩn:
Dùng một trong các phác đồ sau đây:
Metronidazol 2g hoặc Tinidazole 2g uống liều duy nhất, hoặc
Metronidazol 500mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày.
Với viêm âm đạo do trùng roi, điều trị cho bạn tình với liều tương tự.
4.2.2. Ðiều trị viêm âm đạo do nấm men Candida
Dùng một trong các phác đồ sau đây:
Nystatin viên đặt âm đạo 100.000 đơn vị, 1 hay 2 viên/ngày trong 14 ngày, hoặc
Miconazole hoặc Clotrimazole viên đặt âm đạo 200mg, 1 viên/ngày trong 3 ngày,
hoặc
Clotrimazole 500mg, viên đặt âm đạo, đặt 1 liều duy nhất, hoặc
Itraconazole (Sporal) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc
Fluconazole (Diflucan) 150mg uống 1 viên duy nhất.
Chú ý:
Không cần điều trị cho bạn tình.
5. Viêm cổ tử cung lộ tuyến: là giai đoạn tiến triển của viêm cổ tử cung
nếu không được điều trị tích cực. Lộ tuyến (hay lộn tuyến) là các tổn thương ở
cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài,
xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch
như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong
âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là lộ tuyến viêm).
Nguyên nhân gây lộ tuyến chưa được biết rõ, nhưng bệnh thường gặp hơn ở những phụ
nữ đã sinh nở, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh. Vì thế, ở người đã
mãn kinh, lộ tuyến thường không tồn tại nữa. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở trẻ
em (bẩm sinh).
Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm
lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi
sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến
ung thư.
Nếu lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm thì phải dùng thuốc điều trị chống viêm. Tuy
vậy, thuốc chống viêm không chữa khỏi lộ tuyến. Muốn chữa hết lộ tuyến thì phải
dùng các biện pháp diệt tuyến (nghĩa là phải đốt chúng bằng điện, lazer, áp
lạnh hay bằng hóa chất). Việc đốt tuyến cũng chỉ được thực hiện sau khi đã chữa
khỏi viêm. Trước khi đốt phải soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát
hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung.