Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới. Phòng ngừa và điểu trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới như thế nào.

 Bệnh viêm đường tiết niệu:

Thông thường viêm đường tiết niệu thường xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới (20% phụ nữ mắc bệnh này). Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng mắc căn bệnh này đối với nam giới.

Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách. Tuy nhiên, cũng xin nói thêm rằng, chứng viêm đường tiết niệu sau khi đã được điều trị khỏi, nếu không biết cách phòng ngừa tốt, vẫn có thể quay trở lại, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới viêm thận.

Nhìn chung, những người già khi bị mắc căn bệnh này thường khó phát hiện do không có những biểu hiện rõ ràng.

Khi bị viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện như:

- Đi tiểu nhiều lần.

- Không thể nhịn tiểu được.

- Khó đi tiểu và có cảm giác đau rát "cậu nhỏ".

- Có thể sốt nhẹ.

- Nước tiểu vẩn đục với mùi khó chịu.

- Lẫn máu trong nước tiểu.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới là:

- Phì đại tuyến tiền liệt.

- Sỏi thận.

- Niệu đạo hẹp, không bình thường.

Để điều trị dứt điểm chứng bệnh này, bạn cần được phát hiện ra nguyên nhân tại sao bạn mắc chứng viêm đường tiết niệu.

 Ngoài ra cần dùng một số loại kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như Paracetamol hay ibuprofen.

 Hơn thế nữa bạn cần lưu ý uống thật nhiều nước sẽ là cách hữu hiệu giúp bạn mau chóng khỏi bệnh và là cách phòng ngừa đem lại hiệu quả cao.

 Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới

Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Việc điều trị và lựa chọn thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới.

Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn, mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.

 Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (niệu đạo, bàng quang) thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin, ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. Các nhóm kháng sinh khác như cephalosporin (cefuroxim), beta lactam (ampicillin) cũng có tác dụng tốt. Một kháng sinh thông thường, rẻ tiền, khá thông dụng hiện nay là co-trimoxazon (biseptol) cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh này hiện nay khá cao. Thời gian sử dụng kháng sinh tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng kéo dài 3- 10 ngày hay kéo dài hơn. Hiện nay hay dùng kháng sinh kết hợp với một số hoá chất như nitrofurantoin, mictasol bleu... là những thuốc đào thải gần như nguyên vẹn qua đường tiểu nên có tác dụng sát khuẩn tại chỗ.

Trường hợp viêm thận - bể thận cấp hay đợt cấp của viêm thận - bể thận mạn cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao và nên phối hợp ít nhất hai kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh cũng dài hơn trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, ít nhất cũng dùng trong 14 ngày. Lựa chọn thuốc tốt nhất theo kháng sinh đồ, tuy nhiên do kháng sinh đồ cho kết quả muộn hoặc cấy không mọc vi khuẩn nên cần cho kháng sinh sớm theo kinh nghiệm, dựa vào vi khuẩn hay gặp, tuổi mắc bệnh, các bệnh lý kèm theo... Các thuốc có thể dùng như quinolon kết hợp augmentin; hoặc cephalosporin (ceftriaxon) kết hợp hoặc thuốc nhóm quinolon uống hay truyền tĩnh mạch - hoặc kết hợp thuốc aminosid (amikacin) tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch một lần trong ngày.

 Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh thường gặp ở nam giới, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu.

 Một số vấn đề về thận và tiết niệu thường gặp:

 Các vấn đề về thận - tiết niệu ở nam giới

 Nguyên nhân chính là các loại vi khuẩn gram âm chiếm tới 90%. Biểu hiện chính của nhiễm khuẩn tiết niệu là đái buốt, đái rắt, đái đục, nặng hơn là đái mủ, đái máu. Người bệnh thường có cảm giác đau nóng rát và tăng lên cuối bãi. Khi bệnh nhân thấy sốt, đau vùng hông lưng, hay đái ra mủ, đái ra máu cần phải nghĩ nhiễm khuẩn đã ngược lên đến thận và phải tới ngay bệnh viện.

 Để chẩn đoán bệnh, bệnh nhân phải được làm xét nghiệm nước tiểu nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây viêm nhiễm như phì đại tuyến tiền liệt, khối u, sỏi đường tiết niệu... Người bệnh nên uống nhiều nước 1-2 lít mỗi ngày, giữ vệ sinh, tăng cường dinh dưỡng để nhanh lành bệnh và tránh tái phát.

Bệnh cầu thận

 Viêm cầu thận là tình trạng tổn thương đơn vị chức năng của thận. Biểu hiện chính của viêm cầu thận là phù, tiểu máu, tiểu đạm, đái ít và tăng huyết áp. Sau khi làm các xét nghiệm mà các biểu hiện của bệnh vẫn tiến triển và vẫn tồn tại sau 3 tháng được coi là viêm cầu thận mạn tính. Có nhiều bệnh cầu thận cấp tính hoặc mạn tính do tổn thương nguyên phát hoặc thứ phát. Trong đó các bệnh cầu thận thường hay gặp là:

 - Bệnh cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn: Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 5-10 tuổi, chủ yếu hay mắc là sau khi bị viêm họng, mắc các bệnh ngoài da ghẻ lở (do liên cầu), trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái.

 - Bệnh cầu thận IgA: Chiếm 15 - 40% các bệnh cầu thận, đây là bệnh hay gặp ở châu Á. Với các biểu hiện đặc trưng có những đợt tiểu tiện ra máu tái phát thành nhiều đợt, tăng huyết áp nhẹ, bệnh tiến triển chậm, có 50% bệnh nhân sau thời gian khá dài (có thể 20 năm) diễn biến thành suy thận.

- Hội chứng thận hư: Nước tiểu có nhiều protein phù có thể tăng huyết áp, gây nhiều rối loạn chuyển hoá như: rối loạn chuyển hoá lipid, rối loạn quá trình đông máu. Cần đề phòng biến chứng nhiễm trùng và tắc mạch.

 - Bệnh cầu thận tiến triển nhanh: Còn gọi là viêm cầu thận bán cấp, biểu hiện chính của bệnh là tiểu ra máu, huyết áp tăng cao bệnh nhân sẽ sớm phải thay thận.

 - Bệnh cầu thận mạn tính: Bệnh diễn biến từ từ làm cho thận bị xơ hoá và teo nhỏ dần. Đây là một trong những triệu chứng bệnh lý hay gặp huyết áp tăng liên tục, thoát protein...

 - Bệnh cầu thận thứ phát: Nguyên nhân gây tổn thương bao gồm.

+ Luput ban đỏ, hệ thống ban dạng khớp

+ Đái tháo đường. Thận là cơ quan bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất, dấu hiệu đầu tiên là đạm niệu, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường bắt buộc phải làm xét nghiệm tìm đạm niệu để phát hiện sớm và kịp thời tránh bị nguy cơ suy thận giai đoạn cuối.

 + Xơ cứng bì. 

 + Viêm mút quanh động mạch

+ Sau dùng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch (một trong những biến chứng do dùng thuốc cản quang là suy thận và chiếm 30% trường hợp suy thận). Biểu hiện sau khi dùng thuốc bệnh nhân bị dị ứng mẩn ngứa, đỏ da.... sau từ 1-3 ngày có biểu hiện suy thận, tiểu ít, nước tiểu màu sẫm, nặng là vô liệu, đau mỏi sống lưng, đau đầu mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,...

 - Bệnh cầu thận bẩm sinh do di truyền. Do hội chứng Alport bệnh cầu thận kèm theo điếc tai có tính di truyền.

  U tuyến tiền liệt

 Tuyến tiền liệt là một tuyến thuộc hệ thống  sinh dục nam. Sau 50 tuổi nam giới hay bị u tuyến này. Tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Phì đại tuyến tiền liệt hay gặp hơn ung thư. Khi khối u tăng lên chèn ép vào hệ thống tiết niệu gây bí đái, rối loạn tiểu tiện và tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Biểu hiện chính là đái ngắt quãng, đái vội, đái không hết. Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh này nhưng cần theo dõi sát và thận trọng vì thường là ở người có tuổi, hoạt động của các cơ quan như gan, thận đã giảm dễ tăng nguy cơ ngộ độc. Khi điều trị thuốc không kết quả hoặc khối u quá to hoặc khối u ác tính cần phẫu thuật điều trị triệt để, cải thiện chất lượng cuộc sống.

 Viêm tinh hoàn 

Người bệnh đột ngột thấy đau tinh hoàn, đau lan lên bẹn, có thể kèm theo sốt cao và nôn mửa. Nguyên nhân là do vi khuẩn tới tinh hoàn qua đường máu, qua hệ thống bạch huyết hoặc từ vùng lân cận. Thông thường hay gặp là vi khuẩn gram âm, ngoài ra còn do trực khuẩn lao, xoắn khuẩn giang mai. Trong trường hợp bệnh lây qua quan hệ tình dục, tác nhân tìm thấy thường là lậu cầu Chlamydia. Tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh sẽ có kháng sinh phù hợp để điều trị, cần tránh tình trạng kháng kháng sinh. Phải  điều trị đúng cách và kịp thời nếu không tinh hoàn sẽ bị hóa mủ thành áp xe và có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Một loại viêm tinh hoàn khác gặp ở lứa tuổi trẻ hơn là viêm tinh hoàn do virut quai bị. Virut này tấn công vào mang tai gây viêm  tuyến mang tai, sau ba đến bốn ngày virut theo đường máu tới tinh hoàn. Lúc này bệnh nhân thấy tinh hoàn bắt dầu sưng to và đau, bên ngoài có thể thấy tràn dịch. Người bệnh cũng hay sốt cao 39-40oC. Hậu quả của tổn thương này là phá hủy tổ chức tạo tinh trùng và gây vô sinh. Vì vậy khi viêm tuyến mang tai mà có đau tinh hoàn phải khám ngay tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Cách đề phòng tốt nhất là tiêm vaccin ngay khi còn nhỏ.

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệ

Viêm đường tiết niệu ở trẻ -nguyên nhân và cách phòng chống

(St)

chồng tôi bị bệnh viêm đường tiết niệu thấy đau bụng va khó đi tiểu, khi đi tiểu thì có lẫn cả mủ, chồng tôi bị vậy có ảnh hưởng tới chuyện có con hay không?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Chồng bạn bị như vậy nên đến bệnh viện xét nghiệm dịch niệu đạo và kiểm tra lậu và giang mai đồng thời kiểm tra công thức máu ,lúc có kết quả xét nghiệm thì mới có hương điều trị chính xác,cả bạn cũng nên đi kiểm tra luôn trước khi dự tính sinh em bé nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Nhu vay cung co the bi lau day
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Chứng Viêm Đường Tiết Niệu có khả năng gây vô sinh ở cả 2 phái (tỉ lệ không nhiều) - do gây nhiễm trùng ngược dòng (gây viêm, dính, tắc ống dẫn tinh - viêm dính, tắc ống dẫn trứng ...). Bạn và chồng nên nhanh chóng điều trị dứt điểm bằng cách khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
chồng tôi đi tiểu thấy đau buốt có đi thử nước tiểu mà không có kết quả gì.mà đi tiểu vẫn thấy đau buốt vậy sin hỏi bác sĩ là bệnhn gì ?và có ảnh hưởng tới việc có con hay không?xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
toi bj vjem duong tiet nien len dj kham o dau
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
viem doung tiet nieu co dung douc khang sinh cefalexin khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Đi khám để chắc ăn nhất nhé, thông thường thuốc này dùng cho bà bầu mới cần lưu ý nhiều/Quan trọng là mức độ bệnh của bạn như thế nào, đừng có dùng thuốc linh tinh rội tiền mất tật mang đấy
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Tôi bị nhiễm bệnh đường tiết niệu đã gần 1 năm, đã dùng qua rất nhiều loại thuốc nhưng không lành. Vừa rồi tôi có làm xét nghiệm cấy vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí tại bệnh viện. Phát hiện bị nhiễm 2 loại vi khuẩn ( E.CoLy và Enterococus Yaecalis). Đã được chí dẫn dùng thuốc theo kháng sinh đồ. Lần 1 Dùng Augmentin 1g và gentamicin ( Tiêm) dùng trong 10 ngày. Vần không lành. Lần 2 dùng: Augmetin 1g, serratiopepdase, và Lorafast dùng trong 10 ngày.Vẫn không lành. Triệu chứng bây giờ là Ở đầu dương vật có 1 lỗ nhở sưng lên, buổi sáng hoặc khi cương cưng dương vật có vuốt có dịch nhớt màu trắng, đôi khi ngứa ngáy khó chịu. Người đổ mồ hôi nhiêu. Xin bác sỹ chỉ giúp cách trị loại bệnh này. Xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Bạn nên tái khám sớm ở viện chuyên khoa để tiếp tục liệu trình nhé. Điều quan trọng nhất khi điều trị đó là niềm tin của bệnh nhân. Chúc bạn sớm lành bệnh!
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
tôi viêm đường tiết niệu, cách đây khoảng 4 - 5 tháng khi quan hệ tôi thấy có máu lẫn trong tinh trùng. Điều này có nghiêm trọng không?
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Viêm đường tiết niệu lâu ngày có thể có những ảnh hưởng xấu như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
BẠN ƠI MÌNH XUẤT TINH XONG ĐI TIỂU THÌ THẤY HƠI BUỐT.SAU ĐÓ THÌ LẠI BÌNH THƯỜNG.VẬY CÓ VẤN ĐỀ GÌ KO HẢ BẠN
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Chồng em cũng bị viêm đường tiết niệu hay sao ấy ak.ở đầu cậu nhỏ có mủ ạk.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Bạn đi tiểu ngay sau khi quan hệ thì rất có thể gây tổn thương ở tuyến tiền liệt. Nguyên nhân là do ngay sau khi quan hệ thì lượng máu ở dương vật vẫn chưa kịp phân tán, sư co giãn của các cơ thắt và cơ đẩy trên đường tiết niệu chưa mất đi. Những nguyên nhân trên cộng với đường niệu đạo của nam giới tương đối dài và cong sẽ gây cản trở dòng tiểu dẫn tới tiểu khó. Điều này làm cho áp lực trong đường tiểu tăng cao, vi khuẩn và các chất cặn bã trào ngược gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Sau khi quan hệ bạn nên nghỉ ngơi khoảng 10 phút để cơ thể trở lại trạng thái bình thường sau đó mới đi tiểu. Việc đi tiểu sau khi quan hệ chừng 10 phút giúp đẩy vi khuẩn và các chất cặn bã ra ngoài, hạn chế các viêm nhiễm có thể xảy ra.
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Tôi bị bệnh viem đường tiết niệu đã 9thang rồi ..bay giờ toi muốn chữa thi uống thuốc gì
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Mình bị đi tiểu nhiều, tiểu dắt nhưng không buốt,ko đau ,gần như 15p đi 1 lần.Đi xét nghiệm máu,nước tiểu thì các chức năng thận bình thường..Xin hỏi có phải bị viêm đường tiết niệu ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Minh bi di tieu nhieu.tieu dat.ko dau Buot.cu dai xong lai co cam giac.xin hoi la bemh gj
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận