Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng Đông y hiệu nghiệm
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến của người cao tuổi. Bệnh không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống bệnh nhân lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạngđau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu. Đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo
Bình thường, nước tiểu
là vô khuẩn. Nước tiểu không có vi khuẩn, vi rút, không có nấm, nước
tiểu chỉ có nước, muối và các chất thải khác. Viêm nhiễm xuất hiện khi
một sinh vật bé xíu, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hoá, bám vào lỗ
niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Niệu đạo là một ống mang nước tiểu
từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Phần lớn các nhiễm trùng do một loại vi
khuẩn, là Escherichia coli (E. coli), thường sống trong ruột.
Trong
rất nhiều trường hợp, mới đầu vi khẩn di chuyển vào niệu đạo, khi vi
khuẩn sinh sôi nảy nở - nhân lên bội lần, nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện.
Nếu nhiễm trùng chỉ hạn chế trong niệu đạo thì gọi là viêm niệu đạo.
Khi vi khuẩn di chuyển đến bàng quang và sinh sôi ở đó, làm bàng quang
bị nhiễm khuẩn, gọi là viêm bàng quang. Nếu viêm nhiễm này không được
chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể di chuyển lên cao hơn, vào niệu quản
và sinh sôi tại đó, khi thận bị nhiễm khuẩn thì gọi là viêm thận.
E. coli
Những vi sinh vật dị thường tên là Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả nam và nữ, nhưng những nhiễm khuẩn này thường chỉ hạn chế ở niệu đạo và cơ quan sinh sản. Không như E. coli, Chlamydia và Mycoplasma có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, và việc chữa trị viêm nhiễm phải được chữa ở cả 2 người.
Hệ thống tiết niệu được cấu tạo để giúp loại bỏ các chất độc hại và gây viêm nhiễm. Niệu quản và bàng quang thường ngăn nước tiểu chảy ngược vào thận, dòng nước tiểu từ bàng quang giúp rửa sạch vi khuẩn khỏi cơ thể. Ở nam giới, tuyến tiền liệt thường sản xuất ra một chất làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Ở cả hai giới nam và nữ, hệ thống miễn dịch cũng có chức năng ngăn chặn viêm nhiễm. Tuy nhiên, dù có hệ thống miễn dịch như vậy nhưng viêm nhiễm vẫn có lúc xảy ra.
Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương pháp bảo vệ; những người bị mắc các bệnh như: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch; người già yếu, suy kiệt…..
Viêm đường tiết niệu
rất dễ bị tái phát nếu không điều trị dứt điểm và tận gốc, vì vậy phải
tuân thủ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Phòng và trị viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây viêm nhiễm được gọi là UTI (urinary tract infection). Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Một số triệu chứng chung:
- Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu
- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu
- Đau ở bụng dưới và lưng.
Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
Để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không bạn cần phải làm test kiểm tra. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.
Để phòng chống bệnh này, bạn có thể kết hợp dùng thảo dược và vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn viêm nhiễm. Nhà vệ sinh sạch cũng là một nhân tố quan trọng để tránh mắc bệnh UTI. Cần uống nhiều nước mỗi ngày nhưng không được nhịn tiểu bạn nhé.
Một số loại quả quen thuộc giúp bạn phòng và chữa căn bệnh này:
1. Nước ép trái cây nam việt quất rất giàu các loại vitamin và chất chống oxi hoá sẽ chống lại sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Người bệnh nên uống 3-4 cốc nước ép nguyên chất (không pha loãng) trong vài ngày sẽ thấy có tác dụng cải thiện ngay.
2. Nước cam cũng rất giàu vitamin C. Trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp bạn ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra. Uống ngày hai lần sẽ rất tốt cho bạn.
3. Nước chanh pha với chút đường và muối cũng có tác dụng tương tự vì loại quả này rất giàu vitamin C.
4. Nho tươi giàu oxalic, recemic, axit malic, tartaric và chất ozolize. Ăn nhiều nho thường xuyên giúp bạn chống lại sự hình thành sỏi thận trong bàng quang, ngăn cản axit trong nước tiểu và đi tiểu ít. Khoảng 30g nước lá nho kết hợp với một lượng tương đương nước cà rốt uống hàng ngày sẽ ngăn cản sỏi thận.
5. Một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh bí tiểu, viêm bàng quang, viêm thận… Tuy nhiên chuối không chữa trong trường hợp thận hư vì nó chứa hàm lượng kali cao.
6. Hạt dưa hấu, phương thuốc cổ truyền Ấn Độ, có chứa glucozit được gọi là Cucurbotrine, có tác dụng trị tiểu ít, đi tiểu buốt, đau…. Chế biến bằng cách xay nghiền hạt và lọc lấy nước, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.
Ngay cả trong việc sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoathì việc kết hợp với cách sử dụng các loại quả trên cũng sẽ giúp đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đồng thời các loại quả này cũng giúp loại bỏ độc tố do kháng sinh gây ra.
(ST)