Bệnh viêm gan B truyền từ mẹ sang con
Các bệnh lây truyền từ mẹ
sang con thường gặp nhất là HIV, giang mai, viêm gan B, rubella, thủy đậu. Cho
nên phụ nữ trước khi có thai nên kiểm tra sức khỏe xem mình có các bệnh nói
trên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các bệnh viêm gan B, rubella và
thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa cho nên nếu kiểm tra không bị mắc các bệnh
này thì nên chủng ngừa vắc xin trước khi có thai ít nhất 3 tháng, khi đó
sẽ không lo mắc bệnh cũng như không lo truyền bệnh cho con. Phụ nữ có thai cũng
được khuyên thử xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B để phát hiện và có biện
pháp xử trí khi mang thai, trong khi sinh và sau khi sinh để có những biện pháp
phòng chống lây truyền từ mẹ sang con.
Em không nói rõ em đang bị bệnh gì, em đang có thai hay dự tính có thai và tên
chính xác của men gan là gì (bởi vì có nhiều loại men gan) nhưng Lamivudin
100mg thường được chỉ định điều trị viêm gan B mạn tính. Thuốc này nên sử dụng
thận trọng trong khi có thai, thuộc nhóm C trong mục lục sử dụng thuốc an toàn
trong thai kỳ (các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên
thai và không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ).
Phụ nữ cần có sức khoẻ tốt trước khi có thai, để biết tình trạng bệnh có chiều hướng
tốt và có thể có thai, em có căn cứ vào số lượng siêu vi giảm (so sánh các lần
xét nghiệm), men gan trở lại bình thường (so sánh với trị số bình thường trong
kết quả xét nghiệm), tình trạng bệnh cải thiện (không vàng da, thấy khỏe
khoắn), không cần phải dùng thuốc.
Ở phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B, ngay sau sinh cán bộ y tế sẽ tiêm ngừa vắc
xin viêm gan B cho bé cùng với 1 liều globulin miễn dịch viêm gan B (hepatitis
B immuno globulin) để giảm tối thiểu khả năng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang
con.
Viêm Gan Siêu Vi B và Thai Phụ
Huyết thanh chẩn đoán HBV
HBV được tìm thấy với số lượng cao ở trong máu, và với số lượng thấp hơn ở tinh dịch, dịch tiết âm đạo và các dịch tiết từ vết thương. Tại Mỹ, lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm HBV ở người lớn [1].
Khoảng 25% những người có quan hệ tình dục thường xuyên với bệnh nhân nhiễm HBV sẽ trở thành huyết thanh dương tính. [2]
Khoảng 50% các trường hợp nhiễm HBV cấp ở người lớn có triệu chứng và 1% trong số đó diễn biến đến suy gan cấp và tử vong.
Các bệnh nhân nhiễm cấp biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng viêm gan cấp như chán ăn, buồn nôn, nôn,sốt, đau bụng và vàng da [1].
Vàng mắt, vàng da trong Viêm Gan B cấp
10-20% phụ nữ HBsAg dương tính sẽ truyền virus cho con sơ sinh nếu trẻ không được chủng ngừa (miễn dịch chủ động hoặc thụ động).
Phụ nữ HBsAg dương tính có thể truyền virus cho con sơ sinh
Giải phẫu học phụ nữ mang thai
Giai đoạn chu sinh là lúc dễ lây truyền virus HBV từ mẹ sang thai nhi nhất
Ở những phụ nữHBsAg và HBeAg dương tính, lây truyền hàng dọc mẹ-con (Mother to Child Transmission=MCT) xảy ra ở khoảng 90% trường hợp [2].
Giai đoạn cuối của thai kỳ là lúc thai nhi dễ bị lây nhiễm HBV nhất
Ở bệnh nhân viêm gan B cấp, lây truyền theo hàng dọc xảy ra cho 10% trẻ sơ sinh khi nhiễm trùng xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ
Lây truyền theo hàng dọc xảy ra cho 80 -90% trẻ sơ sinh khi mẹ nhiễm HBV cấp xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ [2].
II- Di Chứng
Nhiễm HBV mãn xảy ra ở 90% trẻ bị lây nhiễm, 60% ở trẻ nhiễm <5 tuổi , và ở 2%-6% người lớn.
Xơ gan do HBV
Trong số những bệnh nhân nhiễm HBV mãn, nguy cơ tử vong do xơ gan và ung thư tế bào gan nguyên phát là 15%-25%. [1]
Diễn biến Viêm Gan B mãn: có thể dẫn đến xơ gan, suy chức năng gan và ung thư gan
- Chưa có bằng chứng cho thấy nhiễm HBV gây quái thai [3].
- Tuy nhiên, nhận thấy có tần xuất cao trẻ sơ sinh nhẹ cân từ những bà mẹ nhiễm HBV cấp trong lúc mang thai [3].
- Trong một nghiên cứu nhỏ, viêm gan cấp ở mẹ(type B hoặc không do type B) không ảnh hưởng trên tần suất dị tật bẩm sinh, thai lưu, hư thai hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
- Tuy vậy, viêm gan cấp có thể làm gia tăng tỉ lệ sanh thiếu tháng [4].
III- Ai cần được Xét Nghiệm? [1]
Huyết thanh chẩn đoán HBV: Miễn nhiễm sau lây nhiễm tự nhiên
Diễn giải kết quảcác Xét Nghiệm về Viêm Gan B
Xét nghiệm | Kết quả | Diễn giải |
HBsAg | âm | |
HBsAg | âm | |
HBsAg | âm | Miễn nhiễm do tiêm phòng HBV |
HBsAg | dương | |
HBsAg | dương | |
HBsAg | âm | 4 khả năng * |
* 1. Phục hồi sau nhiễm HBV cấp. |
HBsAg dương tính kết hợp với IgM anti-HBc âm tính cho thấy có nhiễm mãn tính.
Nếu dương tính, kết quả xét nghiệm này cần được báo cáo cho cơ quan đảm trách về tiêm phòng-phòng chống nhiễm HBV chu sinh để đảm bảo điều trị tốt cho người mẹ và tiêm phòng thích hợp sau phơi nhiễm cho trẻ có nguy cơ [1].
Nhân viên chăm sóc y tế cho trẻ cần được thông báo về tình trạng HBsAg dương tính của người mẹ và thông tin về việc trẻ đã được tiêm phòng vaccin HBV và tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) hay chưa?
IV- Điều Trị
Điều
trị hỗ trợ đối với nhiễm HBV cấp. Bệnh nhân viêm gan B mãn cần được
chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm trong điều trị viêm
gan B bằng alpha-interferon, lamivudine và các thuốc khác [1].
Interferon hình như không có tác dụng phụ trên phôi và thai. Tuy nhiên,
dữ liệu còn giới hạn, do đó cần cân nhắc kỹ lợi hại trước khi dùng cho
thai phụ [7-9].
Các dữ liệu ban đầu không cho thấyLamivudine gây ra quái thai [10]. Lamivudine đã được dùng trong nửa thai kỳ sau với mục đích cố gắng phòng tránh lây truyền HBV chu sinh, nhưng kết quả chưa rõ rệt [11,12]
Các thuốc đã được chấp thuận để điều trị Viêm gan B
V- Phòng Ngừa Sau Phơi Nhiễm đối với Phụ Nữ có thai
Tiêm phòng Viêm Gan B có tác dụng bảo vệ tốt cho người chưa nhiễm HBV
A- Phơi nhiễm với những người đang bị Viêm Gan B cấp
Phơi nhiễm xảy ra sau quan hệ tình dục: 14 ngày sau lần quan hệ gần đây nhất
1- Tiêm một đợt vaccin ngừa HBV vào cơ delta
+ 2 loại vaccin Viêm Gan B đơn giá (monovalent) sẵn có để tiêm chủng trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm là Recombivax HB® (Merck and Co., Inc.) và Engerix-B (SmithKline Beecham Biologicals).
2- Thêm một liều globulin miễn dịch Viêm Gan B (HBIG) 0.06 mL/kg, tiêm bắp vào tay bên đối diện.
+ Để phòng tránh sau tổn thương xuyên da hoặc niêm mạc, cần tiêm thêm một liều HBIG 1 tháng sau đó.
B- Phơi nhiễm với những người nhiễm HBV mãn
Phòng tránh tích cực sau phơi nhiễm bằng vaccin viêm gan B đơn độc được khuyến cáo sử dụng cho:
+ các bạn tình,
+ những người dùng chung kim tiêm,
+ những người tuy chung nhà nhưng không có quan hệ tình dục với các bệnh nhân nhiễm HBV mãn.
Lịch Tiêm Phòng Viêm Gan Siêu Vi B
VI- Các đối tượng khác cần được tiêm phòng
• Những người ở chung nhà và bạn tình của phụ nữ HBsAg-dương tính (phát hiện qua tầm soát tiền sản) cần được tiêm phòng [5].
• Những người có tiền sử bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD).
• Những người đang chạy thận nhân tạo, đang dùng các yếu tố đông máu cô
đặc, hoặc những người có phơi nhiễm nghề nghiệp với máu.
• Tất cả
những người trước đây chưa được chích ngừa HBV đang tham gia vào các
chương trình cai nghiện thuốc hoặc đang bị tập trung cải tạo
• Phụ
nữ có thai đang điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
(STI), chưa được tiêm phòng trước đây và xét nghiệm âm tính với viêm gan
B, cần được tiêm phòng HBV.
Cần tiêm phòng cho tất cả những người ở chung nhà với thai phụ nhiễm HBV
Bạn tình của phụ nữ HBsAg-dương tính phát hiện qua tầm soát tiền sản cần được tiêm phòng
VII- Trước khi sanh nở
A- Phụ nữ có thai mang mầm bệnh HBV cần được khuyến cáo
• Tiêm phòng Viêm gan A theo chỉ định.
• Tránh uống rượu
• Tránh các thuốc hại gan như acetaminophen (Tylenol), có thể làm cho tình trạng tổn thương gan xấu hơn.
• Không được hiến máu, hiến tạng, hoặc hiến các mô khác.
• Không dùng chung các vật dụng cá nhân có thể dính máu (vd dao cạo và bàn chải răng).
• Báo cho bác sĩ nhi khoa, bác sĩ sản phụ khoa, và nữ hộ sinh phòng sanh về tình trạng nhiễm HBV của mình.
• Chắc chắn rằng con mình được tiêm phòng HBV ngay sau khi sanh, sau đó một tháng và sau 6 tháng (phác đồ tiêm 0-1-6), cùng lúc vớitiêm H-BIG sau khi sanh.
• Được thăm khám mỗi năm ít nhất một lần
Tiêm phòng ngay cho trẻ sơ sinh khi sản phụ bị nhiễm HBV
B- Khuyến cáo kiểm tra chức năng gan: đối với các phụ nữ có HBsAg dương tính [1]
Các khuyến cáo sau đây của Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Canada (Society of
Obstetricians and Gynecologists of Canada) có thể hữu ích để tư vấn cho
các phụ nữ cần làm thủ thuật chọc hút màng ối.
VIII- Khuyến Cáo của SOGC (Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Canada) [14]
• “Nguy cơ lây nhiễm Viêm gan B cho thai nhi qua thủ thuật chọc hút
màng ối là thấp. Tuy nhiên các hiểu biết về trạng thái kháng nguyên viêm
gan B e của người mẹ (HbeAg) rất có giá trị để tham vấn các nguy cơ kết
hợp với chọc dò màng ối.
• Đối với các phụ nữ nhiễm Viêm Gan B,
Viêm Gan C, hoặc HIV, việc sử dụng thêm các phương pháp tầm soát nguy cơ
tiền sản không xâm lấn như quan sát độ trong mờ của gáy (nuchal
translucency), bộ ba tầm soát [triple screening: alpha-fetoprotein (AFP); human chorionic gonadotropin (hCG) unconjugated estriol (UE3)],
và siêu âm thai có thể giúp phát hiện những nguy cơ lên quan đến tuổi
của thai phụ (hội chứng Down v.v.), đồng thời giảm bớt yêu cầu phải chọc
màng ối để làm xét nghiệm gen
• Đối với các phụ nữ nhiễm Viêm Gan B, Viêm Gan C, hoặc HIV khẩn thiết yêu cầu được chọc dò màng ối, thủ thuật viên cần cố gắng tránh không đâm kim xuyên qua bánh nhau. “
Tránh đâm kim qua bánh nhau khi chọc hút màng ối ở sản phụ nhiễm HBV
IX- Lúc sanh nở
Mổ lấy thai đã được đề nghị như một phương pháp để giảm lây truyền HBV từ mẹ sang con (MCT) [15]
Kiểu sanh đẻ không có ưu điểm gì đáng kể hơn so với việc cắt đứt lây truyền HBV từ mẹ sang con bằng tiêm phòng [16].
Một ca sanh mổ
Sanh
mổ với mục đích giảm lây nhiễm HBV từ mẹ sang con hiện chưa được CDC
(Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh Mỹ) [1] hoặc ACOG (Học Viện Sản Phụ
Khoa Mỹ) khuyến cáo [2].
X- Cho con bú
Nếu được tiêm phòng HBV tốt, bú sữa mẹ không mang lại nguy cơ nào cho trẻ có mẹ nhiễm HBV [17,18]
Trẻ bú sữa mẹ không bị ảnh hưởng nếu đã được tiêm phòng HBV đầy đủ
(ST)